Tại sao cá mập ở maldives không cắn người

Một công ty kiến trúc Hà Lan đang thực hiện sứ mệnh tạo ra một thành phố nổi nằm cách Male, thủ đô của Maldives chỉ 10 phút đi xe. Có tên gọi "Thành phố nổi Maldives", đây là công trình được thiết kế bởi công ty Waterstudio của Hà Lan, bao gồm một khối lượng lớn các bệ nổi mô-đun theo mô hình của một khối san hô.

Tại sao cá mập ở maldives không cắn người

Thành phố nổi Maldives dự kiến hoàn thành vào năm 2027 và sẽ có 20.000 người ở trong 5.000 đơn vị mô-đun nổi.

Koen Olthuis, người sáng lập Waterstudio, nói rằng một trong những mục đích của nó là giải phóng áp lực cho nhà ở trên đất liền. Olthuis cho biết việc xây dựng thành phố nổi cũng sẽ mang lại giải pháp tối ưu cho mối đe dọa về mực nước biển dâng cao trong nhiều thế hệ sau.

“Đây sẽ là một thành phố có thể đi bộ với những con phố nổi, sử dụng thuyền để vận chuyển hàng hóa và con người trong thành phố và đến thủ đô Male”, Olthuis nói.

Ông cũng nói thêm rằng bản thân chi phí sinh hoạt tại thành phố sẽ tương đương với các dự án phát triển dựa trên đất liền của địa phương ở Maldives.

“Vào năm 2027, sẽ có 20.000 người sống trong 5.000 ngôi nhà”, Olthius ước tính.

Theo CNN, thành phố sẽ mở bán các căn hộ đầu tiên trong tháng này, với giá khởi điểm từ 150.000 USD cho một căn hộ studio và lên tới 250.000 USD cho một căn hộ gia đình. Các nhà phát triển dự kiến cư dân sẽ bắt đầu chuyển đến hòn đảo này vào đầu năm 2024, với toàn bộ thành phố sẽ được hoàn thành vào năm 2027.

Tại sao cá mập ở maldives không cắn người

Một mô phỏng ảo của Thành phố nổi Maldives, cho thấy những vùng biển trong xanh với những chiếc thuyền được sử dụng để vận chuyển cư dân từ mô-đun này sang mô-đun khác và vào đất liền.

Theo thông cáo báo chí của nhà phát triển dự án, thành phố sẽ bao gồm các phân đoạn hình lục giác, mô-đun được kết nối với một vòng ngoài của các đảo chắn. Phần dưới cùng của thành phố sẽ được gắn các bộ ổn định giúp chống lại sóng biển, đồng thời giữ an toàn cho các tòa nhà và công trình kiến trúc trước dòng chảy.

Ý tưởng cho thành phố nổi Maldives tương tự như ý tưởng của Oceanix, một thành phố nổi được tạo thành từ các nền tảng kết nối với nhau tại Busan, một thành phố cảng ở Hàn Quốc, dự kiến có sức chứa khoảng 12.000 người.

Patrick Verkooijen, Giám đốc điều hành tổ chức tư vấn khí hậu của Trung tâm Toàn cầu về Thích ứng, nói rằng ông nghĩ ý tưởng về một thành phố nổi là một giải pháp tốt cho việc mực nước biển dâng cao.

“Cái giá phải trả của việc không thích ứng với những rủi ro lũ lụt này là phi thường", Verkooijen nói. "Chúng ta có một lựa chọn để thực hiện: trì hoãn và trả giá, hoặc lập kế hoạch và phát triển thịnh vượng. Văn phòng nổi và các tòa nhà nổi là một phần của kế hoạch này nhằm chống lại khí hậu của tương lai."

Tham khảo BI

Bầy cá mập hổ lũ lượt kéo tới ngoạm từng mảng thịt lớn từ xác cá voi trôi dạt chỉ cách thuyền chở khách vài mét.

Tại sao cá mập ở maldives không cắn người

Ibrahim Haleem bắt gặp bầy cá mập hổ xúm vào cắn xé xác cá voi ở vùng biển sâu ngoài khơi Maldives, MSN hôm 21/12 đưa tin. "Tôi mới chỉ trông thấy xác cá voi ba lần trong đời. Tôi hiếm khi trông thấy cá voi ở Maldives và cá mập hổ càng hiếm hơn", Haleem chia sẻ.

Trong video do Haleem quay lại, hàng chục con cá mập hổ lượn lờ sát mặt nước. Xác cá voi khổng lồ trương phồng trở thành bữa tiệc hấp dẫn bầy cá mập. Đôi lúc, chúng tấn công lẫn nhau trong nỗ lực tranh phần thịt ngon.

Cá mập hổ có kích thước trung bình 3,25 mét, nặng từ 385 đến 909 kg. Chúng sống ở nhiều vùng biển nhiệt đới và ôn đới trên khắp thế giới, đặc biệt xung quanh các hòn đảo Thái Bình Dương. Đây là loài cá mập nguy hiểm, xếp thứ hai chỉ sau cá mập trâu mắt trắng về số vụ tấn công người. Chúng chuyên ăn hải cẩu, mực, rùa biển và cá mập nhỏ hơn.

  • Cá mập hổ suýt mắc cạn vì tham ăn xác cá voi 30 tấn

An Khang

Angelica Gapit, một nữ du khách người Philippines, đã có chuyến đi đến Maldives để nghỉ dưỡng. Tại đây, cô nhận được lời khuyên từ các hướng dẫn viên và người dân địa phương về sự xuất hiện của những con cá mập y tá, đồng thời khuyên cô tránh xa chúng khi xuống biển.

Tuy nhiên, bất chấp những lời khuyên này, Gapit vẫn tiếp cận đàn cá mập y tá, bơi lặn, tạo dáng chụp ảnh và thậm chí chạm vào chúng.

"Những người dân địa phương cảnh báo tôi nên tránh xa và không chạm vào những con cá mập. Nhưng tôi thấy rằng chúng rất thân thiện và không có gì đáng sợ", Angelica Gapit chia sẻ.

Nữ du khách liều lĩnh bơi giữa đàn cá mập hàng chục con (Video: ViralPress).

May mắn không có hậu quả đáng tiếc nào xảy ra và Angelica Gapit đã rất háo hức khi chia sẻ những hình ảnh, video cô bơi lặn cùng đàn cá mập lên mạng xã hội.

Cá mập y tá (hay còn gọi là cá mập miệng bản lề) có thể đạt chiều dài từ 3 đến 4,5m; trọng lượng có thể đạt 300kg và sống từ 25 đến 35 năm tuổi.

Cá mập y tá sở hữu hàng ngàn chiếc răng khía nhỏ trong miệng và có lực cắn rất mạnh, dùng để nghiền nát những con mồi cứng như tôm, mực và các loài động vật có vỏ… Thay vì đuổi theo để bắt con mồi như nhiều loài cá mập khác, cá mập y tá chỉ bơi sát đáy biển để dùng miệng hút thức ăn như một chiếc máy hút bụi. Sau khi ngậm thức ăn vào miệng, chúng sử dụng hàm răng cứng để nghiền nát thức ăn trước khi nuốt.

Cá mập y tá thích sống ở những vùng nước nông, ấm và có thể bắt gặp ở khắp phần phía đông của Thái Bình Dương và phần phía tây của Đại Tây Dương.

Loài cá mập này được đánh giá là hiền lành, nhưng vẫn có thể gây nguy hiểm và tấn công con người trong trường hợp bị khiêu khích, kích động hoặc con người xâm phạm vào lãnh thổ của chúng.

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã đưa cá mập y tá vào danh sách những loài động vật sắp nguy cấp trên toàn cầu và cần được bảo tồn.

Theo iTN