Tại sao bố lấy mẹ

Đời sống Không muốn con gái áp lực chuyện kết hôn hay phải cưới người mình không thích, cặp vợ chồng Thượng Hải nhận được nhiều lời tán dương trên mạng xã hội.

Tại sao bố lấy mẹ

Cặp vợ chồng hy vọng con gái 34 tuổi có thể sống cuộc đời mình thích thay vì bị áp lực kết hôn. Ảnh: Weibo.

Người phụ nữ giấu tên ở Thượng Hải (Trung Quốc) cho biết bản thân rất ngạc nhiên khi cha mẹ nói rằng họ hy vọng cô có thể sống cuộc sống theo ý mình, thay vì bị đẩy vào một cuộc hôn nhân sắp đặt hoặc không có tình yêu, theo South China Morning Post.

Cô cũng cho hay trong khi nhiều người bạn xung quanh bị gia đình giục kết hôn, cô cảm thấy ngạc nhiên bởi bản thân chưa từng rơi vào tình huống như vậy. Vì vậy, cô quyết định hỏi bố mẹ lý do và ghi hình lại.

"Tại sao bố mẹ không giục con lấy chồng?", người phụ nữ hỏi.

"Tại sao bố phải làm thế?", ông bố đáp, khiến cô con gái bật cười, nói rằng bản thân đang già đi. Tuy nhiên, người bố nói rằng miễn là cô sống cuộc sống bản thân mong muốn thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp.

"Giục con thì được cái gì? Liệu một cuộc hôn nhân gượng ép có làm con hạnh phúc không?", vị phụ huynh tiếp tục.

Tại sao bố lấy mẹ

Nhiều gia đình Trung Quốc sốt sắng chuyện lập gia đình của con cái. Ảnh: SCMP.

Người phụ nữ tiếp tục hỏi mẹ điều tương tự.

"Con đang tận hưởng cuộc sống của mình đúng không? Nếu con hạnh phúc và nhận thức được những gì đang làm thì chẳng có vấn đề gì. Mẹ sẽ không bao giờ tạo áp lực", bà mẹ đáp.

Khi clip được chia sẻ, thái độ của cặp vợ chồng nhận được nhiều lời ca ngợi trên mạng xã hội.

"Hai phụ huynh rất cởi mở, không khí gia đình thật hòa thuận. Tôi nghĩ cô con gái cũng sẽ có phong cách nuôi dạy con tốt", một người bình luận.

Một người khác nói: “Tôi ủng hộ hai người họ. Sẽ ra sao nếu cuộc sống hôn nhân còn tồi tệ hơn cuộc sống độc thân?".

Tại Trung Quốc, nhiều gia đình vẫn có tư tưởng thúc giục, thậm chí ép con cái trong nhà kết hôn. Tháng 5 vừa qua, một người cha ở tỉnh Hà Bắc giấu con trai 24 tuổi đến một trung tâm mai mối địa phương để nhờ giúp đỡ. Ông hứa hẹn tặng 20 bất động sản làm quà cưới với hy vọng sẽ tìm được một người vợ cho con.

Trong một cuộc khảo sát được công bố vào năm 2016, các tỉnh Hà Nam, Tứ Xuyên và Sơn Đông là những nơi nổi bật ở Trung Quốc khi nhắc tới vấn đề cha mẹ ép buộc con cái kết hôn.

Mai An

giục con gái lấy chồng kết hôn áp lực kết hôn áp lực lấy chồng

Bạn có thể quan tâm

Phân chia đất đai khi cha mẹ mất không để lại di chúc là quyền lợi của mỗi người anh em, con cái trong gia đình. Đất đai là tài sản rất có giá trị việc chia thừa kế chưa đúng theo pháp luật thường dễ phát sinh tranh chấp về sau, khi ông bà, bố mẹ mất, người đúng tên sổ đỏ mất không để lại di chúc. Bài viết dưới đây sẽ giúp Quý bạn đọc nắm rõ hơn về luật chia đất đai cho con khi bố mẹ mất không có để lại di chúc.

>> Tham khảo thêm bài viết: Tranh chấp tài sản thừa kế có di chúc

>> Tham khảo thêm bài viết: Tranh chấp tài sản thừa kế không di chúc

Tại sao bố lấy mẹ

 Bố mẹ mất không để lại di chúc đất đai tài sản phân chia như thế nào?

Quy định về chia di sản thừa kế không có di chúc

Cha mẹ mất không để lại thừa kế như thế nào

Theo khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015, trong trường hợp người để thừa kế không để lại di chúc để chia thừa kế thì di sản để thừa kế sẽ được chia theo quy định của pháp luật liên quan đến thừa kế.

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Người chia thừa kế theo luật định

Căn cứ theo quy định Điều 651 BLDS 2015 người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế ở hàng sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

>> Tham khảo thêm bài viết: Quyền thừa kế đất đai không có di chúc

Di sản thừa kế bao gồm những gì?

Di sản để lại thừa kế gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác theo quy định tại Điều 612 BLDS 2015. Do đó, có thể hiểu di sản bao gồm tất cả những vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản (động sản và bất động sản) mà người để lại thừa kế sở hữu

Cách chia di sản đất đai do cha mẹ chết không để lại di chúc

Tại sao bố lấy mẹ

Cách chia di sản thừa kế

Theo nguyên tắc, khi chia thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế trong cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản như nhau. Việc phân chia quyền sử dụng đất cũng như vậy: dựa trên số người được nhận di sản thừa kế để phân chia quyền sử dụng đất thành các phần bằng nhau.

Thủ tục thừa kế không có di chúc được thực hiện tại văn phòng công chứng nơi có đất đai để lại theo quy định tại Điều 57 Luật công chứng 2014.

Để tiến hành thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế, giấy tờ cần có trong hồ sơ gồm:

  • Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa những người đồng thừa kế;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất;
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản;
  • CMND hoặc hộ chiếu, hộ khẩu của người những người được thừa kế;
  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ của những người được thừa kế theo pháp luật với người chết (giấy khai sinh, đăng ký kết hôn…).

Bên quản lý di sản không thực hiện việc phân chia di sản thì cần làm gì

Theo khoản 2 điều 660 BLDS 2015, những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Trường hợp bên quản lý di sản hoặc bất kỳ người thừa kế nào không ký vào biên bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì những đồng thừa kế còn lại có thể nộp đơn đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu chia di sản thừa kế.

Mặt khác, theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 617 BLDS 2015 thì bên quản lý di sản có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại và không được trả thù lao.

Luật sư tư vấn giải quyết thừa kế di sản đất đai

  • Tư vấn pháp lý về thừa kế di sản
  • Tư vấn về trình tự, thủ tục thừa kế di sản khi cha mẹ mất không để lại di chúc
  • Soạn thảo đơn từ và giấy tờ liên quan đến phân chia di sản là đất đai khi cha mẹ mất không để lại di chúc
  • Hoàn thành thủ tục phân chia di sản là đất đai khi cha mẹ mất không để lại di chúc
  • Tư vấn phương án Giải quyết tranh chấp di sản là quyền sử dụng đất;
  • Soạn thảo đơn khởi kiện và văn bản tố tụng liên quan;
  • Đại diện theo uỷ quyền hoặc tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Quý khách hàng.

>> Tham khảo thêm: Mẫu giấy cam kết không tranh chấp tài sản thừa kế

Tại sao bố lấy mẹ

Luật sư tư vấn giải quyết thừa kế di sản là đất đai

Khi cha mẹ mất không để lại di chúc thì việc phân chia di sản đặc biệt là đất đai sẽ gặp nhiều khó khăn và có thể xảy ra tranh chấp. Bài viết trên đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến việc phân chia di sản là đất đai khi cha mẹ chết không để lại di chúc để Quý bạn đọc nắm được căn bản các quy định của pháp luật. Nếu Quý khách hàng còn có những thắc mắc liên quan đến việc phân chia di sản hay các vấn đề khác có liên quan cần luật sư tư vấn luật thừa kế đất đai xin vui lòng liên hệ trực tiếp qua HOTLINE: 1900633716 để được giải đáp kịp thời và chính xác nhất. Xin cảm ơn!

Bài viết được thực hiện bởi Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng

Tại sao bố lấy mẹ

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Doanh Nghiệp, Dân Sự, Hình Sự, Thương Mại

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ kinh tế Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12 năm

Tổng số bài viết: 305 bài viết