Tắc te của đèn ống huỳnh quang có máy cực

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tắc te của đèn ống huỳnh quang có máy cực

Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.

Tắc te (nguyên gốc từ tiếng Pháp starter, phát âm Việt tắc-te) hay con chuột là một thuật ngữ thông dụng trong tiếng Việt để chỉ một chi tiết của đèn ống huỳnh quang, chuyên dùng để khởi động đèn. Cấu tạo của nó gồm hai thanh kim loại đặt gần nhau trong bóng thủy tinh chân không. Với điện thế khoảng 170 V sẽ có sự phóng điện giữa hai thanh này làm nó bị nóng, nở ra và chạm vào nhau. Khi chạm vào nhau tức là nó đã nối mạch điện cho hai sợi dây tóc ở hai đầu bóng đèn huỳnh quang làm cho 2 sợi dây tóc này nóng lên và phát ra các điện tử tự do. Sau khi bị chạm vào nhau giữa hai thanh kim loại này không có sự phóng điện nữa nên bị nguội đi và tách rời nhau ra làm cho hai đầu bóng đèn huỳnh quang có điện thế cao khoảng 110 V (với đèn 1,2m) làm cho đèn này sáng lên và vì tắc te mắc song song với hai đầu đèn huỳnh quang này nên cũng có điện thế 110 V. Điện thế này không đủ để gây ra sự phóng điện trong tắc te nữa và đèn sáng bình thường. Có hai loại chính là:

+Tắc te có khi được dùng rất thông dụng tong chế độ mồi chậm;

+Tắc te điện tử được dùng để mồi nhanh.

Nếu đèn huỳnh quang cũ, yếu, điện tử tự do phát ra không đủ khiến cho điện trở của đèn huỳnh quang lớn, điện thế hai đầu đèn lớn, đủ gây phóng điện trong tắc te nên đèn huỳnh quang bị nháy liên tục. Nếu đèn huỳnh quang còn mới mà không sáng được vì điện yếu, không đủ để cho tắc te phóng điện thì bạn có thể "mồi" bằng cách dùng một sợi dây đồng nhỏ nối tắt hai đầu tắc te, cắm vào ổ tắc te, đợi khi hai đầu đèn huỳnh quang đỏ lên thì tháo tắc te ra, đèn sẽ sáng (Nếu muốn cắm lại tắc te vào ổ thì phải tháo sợi dây đồng đó ra). Có trường hợp hai thanh kim loại của tắc te bị chạm vào nhau rồi không tách ra được nữa thì đèn huỳnh quang chỉ đỏ hai đầu mà không sáng được. Bạn có thể khắc phục bằng cách ném tắc te xuống nền gạch hoặc đập nhẹ vào tường để cho hai lá kim loại này rời nhau ra.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

I. Đèn ống huỳnh quang

1. Cấu tạo

Tắc te của đèn ống huỳnh quang có máy cực

  • Đèn ống huỳnh quang có 2 bộ phận chính: Ống thủy tinh và 2 điện cực

  • Ống thủy tinh có các loại chiều dài: 0,6m; 1,2m; 1,5m... Mặt trong có phủ lớp bột huỳnh quang.

  • Điện cực làm bằng dây vonfram có dạng lò xo xoắn, được tráng 1 lớp bari-oxit để phát ra điện tử.

  • Có 2 điện cực ở 2 đầu ống, mỗi điện cực có 2 đầu tiếp điện đưa ra ngoài gọi là chân đèn để nối với nguồn điện.

2. Nguyên lí làm việc

  • Khi đóng công tắc thì toàn bộ điện áp đặt vào hai tiếp điểm của tắc te làm xảy ra phóng hồ quang trong tắc te. Thanh lưỡng kim của tắc te biến dạng do nhiệt dẫn đến tiếp điểm động tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh mạch kín dòng điện chạy trong mạch đốt nóng các điện cực. Hồ quang mất, thanh lưỡng kim nguội đi dẫn đến "mở mạch" dẫn đến việc tạo lên quá điện áp cảm ứng (do chấn lưu) làm xuất hiện hiện tượng phóng điện qua chất khí trong đèn.

  • Hiện tượng phóng điện phát ra rất nhiều tia tử ngoại, các tia này kích thích bột huỳnh quang làm phát ra các bức xạ ánh sáng. Khi ấy thuỷ ngân sẽ bốc hơi và hơi thuỷ ngân sẽ duy chì hiện tượng phóng điện. Khi đèn sáng chấn lưu hạn chế dòng điện và ổn định phóng điện.

3. Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang

a) Hiện tượng nhấp nháy:

  • Đèn phát ra ánh sáng không liên tục, có hiệu ứng nhấp nháy gây mỏi mắt.

b) Hiệu suất phát quang lớn, gấp khoảng 5 lần so với đèn sợi đốt.

c) Tuổi thọ khoảng 8000 giờ, lớn hơn đèn sợi đốt nhiều lần.

d) Cần mồi phóng điện bằng chấn lưu điện cảm và tắc te hoặc chấn lưu điện tử.

Tắc te của đèn ống huỳnh quang có máy cực

Cấu tạo chấn lưu điện cảm

Tắc te của đèn ống huỳnh quang có máy cực

Cấu tạo chấn lưu điện tử

Tắc te của đèn ống huỳnh quang có máy cực

Cấu tạo Tắc te

  • Kí hiệu Tắc te:               

Tắc te của đèn ống huỳnh quang có máy cực

4. Các số liệu kĩ thuật

  • Điện áp định mức: 220V

  • Công suất định mức: 25W, 40W…

5. Sử dụng

  • Đèn huỳnh quang thường được sử dụng để làm gì? Làm thế nào để giữ cho đèn phát sáng tốt?

    • Đèn huỳnh quang thường được sử dụng để chiếu sáng trong nhà. Để giữ cho đèn phát sáng tốt ta phải lau chùi bộ đèn thường xuyên

II. Đèn compac huỳnh quang

1. Cấu tạo:

  • Gồm 2 phần: Bóng đèn và đuôi đèn.

    • Bóng đèn : Hình xoắn, hình chữ U (1 chữ U,2 chữ U..) ở trong bóng giống bóng đèn ống huỳnh quang.

      • (Lớp bột huỳnh quang, chứa khí trơ...)

    • Đuôi đèn : có cực tiếp xúc giống đuôi đèn sợi đốt, phía trong chứa chấn lưu điện tử.

  • Chấn lưu được đặt trong đuôi đèn.

Tắc te của đèn ống huỳnh quang có máy cực

2. Nguyên lí làm việc:

  • Giống đèn ống huỳnh quang

3. Đặc điểm

  • Kích thước gọn, nhẹ, dễ sử dụng.

  • Hiệu suất phát quang gấp khoảng 4 lần đèn sợi đốt.