Sự giống nhau giữa cá nhân và pháp nhân

Định nghĩa

Năng lực chủ thể

  • là khả năng pháp lí của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật
  • với tư cách là chủ thể của quan hệ đó
  • bao gồm hai yếu tố năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

Năng lực chủ thể của cá nhân

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính nhân thân của chủ thể và không thể dịch chuyển cho chủ thể khác.

Nó xuất hiện từ khi người đó sinh ra cho đến khi người đó chết đi.

Năng lực chủ thể của pháp nhân

Năng lực chủ thể của pháp nhân là khả năng cho phép của pháp nhân và khả năng tự có của chính pháp nhân để pháp nhân trở thành chủ thể độc lập khi tham gia các quan hệ pháp luật.

1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là gì?

Khoản 1. Điều 16. Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

‘Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.’

Như vậy, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là phạm vi các quyền, nghĩa vụ dân sự mà cá nhân đó có được do pháp luật quy định.

Năng lực hành vi chủ thể là cá nhân và pháp nhân có điếm khác và giống nhau gì?

Ngày hỏi:29/02/2020

Năng lực hành vi chủ thể là cá nhân và pháp nhân có điểm khác và giống nhau gì? Ban biên tập có thể trả lời giúp em vấn đề trên được không? Cảm ơn ạ.

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Nội dung quyết định tạm giữ tài liệu, thu hồi con dấu của pháp nhân
  • /
  • Trình tự ra quyết định tạm giữ tài liệu, thu hồi con dấu của pháp nhân
  • /
  • Các trường hợp thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại
  • /hoi-dap/4EB5F-hd-noi-dung-quyet-dinh-tam-giu-tai-lieu-thu-hoi-con-dau-cua-phap-nhan.html

Theo quy định tại Bộ Luật dân sự 2015 thì:

Cả năng lực chủ thể của pháp nhân và năng lực chủ thể của cá nhân đều có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách là một chủ thể và tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật đã tham gia.

Cả hai đều có năng lực chủ thể được tạo thành bởi hai yếu tố là năng lực pháp luật dân sự tức là khả năng do pháp luật quy định và năng lực hành vi dân sự tức là khả năng tự có của chính chủ thể đó. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là hai yếu tố cần và đủ tạo nên năng lực chủ thể của cá nhân và pháp nhân, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, hợp nhất.

Cả năng lực hành vi dân sự của pháp nhân và năng lực hành vi dân sự của cá nhân đều là ”phương tiện” để hiện thực hóa năng lực pháp luật. Điều này được lý giải bởi các quyền của cá nhân, pháp nhân được pháp luật ghi nhận chỉ trở thành hiện thực thành các quyền dân sự cụ thể nếu đã được chính chủ thể đó bằng khả năng hành vi của mình thực hiện.

Điểm khác nhau:

Cá nhân

Pháp nhân

Phụ thuộc

Phụ thuộc vào mức độ nhận thức, trưởng thành của cá nhân

Phụ thuộc vào năng lực pháp luật của từng pháp nhân

Năng lực hành vi có khi:

Chỉ có khi đạt độ tuổi nhất định

Có từ khi thành lập [có đồng thời với năng lực pháp luật]

Mất năng lực hành vi

Có thể không còn khi cá nhân còn sống

Chỉ không còn khi pháp nhân chấm dứt tồn tại

Trên đây là nội dung về so sánh năng lực hành vi chủ thể là cá nhân và pháp nhân. Để tìm hiểu thêm thông tin bạn có thể tham khảo tại Bộ Luật dân sự 2015.

Trân trọng!

QUAY VỀ XEM NỘI DUNG LIÊN QUAN TIẾP THEO

Nguồn:

THƯ KÝ LUẬT

Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, Quý độc giả cần xem Căn cứ pháp lý của tình huống này để có thông tin chính xác hơn.

Chia sẻ

Cá nhân và pháp nhân trong bộ luật dân sự

Cập nhật: 19-11-2016 | 08:07:31

Địa vị pháp lý của cá nhân

Địa vị pháp lý của cá nhân thể hiện vị trí, vai trò của cá nhân đó trong quan hệ pháp luật và đi liền với nó là quyền lợi, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm pháp lý phát sinh. Là năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân.

- Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Năng lực dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự”. Mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật và năng lực ấy có từ khi người đó sinh ra và không bị hạn chế, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân gồm: Quyền nhân thân không gắn liền với tài sản và quyền nhân thân gắn liền với tài sản; quyền sở hữu; quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản; quyền tham gia quan hệ dân sự và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác.

- Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự”. Năng lực hành vi của cá nhân có nhiều mức độ: Năng lực hành vi đầy đủ; năng lực hành vi một phần; không có năng lực hành vi; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi. Người đủ 18 tuổi được coi là có năng lực hành vi đầy đủ. Đối với người thành niên có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì tòa án quyết định chỉ định người giám hộ [Điều 23].

- Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Người chưa đủ 6 tuổi, giao dịch dân sự do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện; người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện hợp pháp đồng ý, trừ các giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi; người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ các giao dịch liên quan đến tài sản phải đăng ký theo quy định của pháp luật.

- Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trường hợp mất năng lực hành vi dân sự của cá nhân [người mắc bệnh tâm thần, người mắc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình]. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Địa vị pháp lý của pháp nhân

Pháp nhân là những tổ chức có tư cách pháp lý độc lập để tham gia các hoạt động dân sự, kinh tế, xã hội... một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện: Được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức rõ ràng; có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Có hai loại pháp nhân: Pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì không phân chia cho các thành viên.

- Địa vị pháp lý của pháp nhân thể hiện ở năng lực pháp luật mà pháp luật quy định cho pháp nhân. Trong đó địa vị pháp lý của pháp nhân còn được Bộ luật Dân sự 2015 quy định ở các quyền gắn liền với nhân thân của pháp nhân, như: Tên gọi, trụ sở, quốc tịch của pháp nhân; quyền thành lập, đăng ký, ban hành điều lệ của pháp nhân; quyền hợp nhất, sát nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức và giải thể pháp nhân [từ Điều 78 đến Điều 93].

- Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự, phát sinh từ thời điểm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc được cấp giấy đăng ký hoạt động và chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.

- Để tham gia các giao dịch dân sự, pháp nhân phải thông qua hành vi cụ thể của người đại diện. Khi pháp nhân không thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ dân sự của mình thì pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của pháp nhân.

Chương trình này được Hội Luật gia tỉnh Bình Dương và Báo Bình Dương cùng phối hợp thực hiện theo Kế hoạch 711/KH-UBND ngày 13-3-2014 của UBND tỉnh Bình Dương. Chúng tôi rất mong nhận được thư, bài góp ý hoặc yêu cầu tư vấn xin gửi về địa chỉ: Số 26 đường Đoàn Thị Liên, phường Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Chia sẻ bài viết
Tags
cá nhânpháp nhânbộ luậtdân sự
BÌNH LUẬN
LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
TIN LIÊN QUAN
  • Bắt đối tượng tạt axit người tình rồi bỏ trốn[27/01]
  • Công an TP.Thuận An: Triệt xóa đường dây lô đề quy mô lớn[27/01]
  • Hoàn tất kiểm tra hoạt động các bến xe khách trên địa bàn tỉnh[26/01]
  • Công an TP.Thủ Dầu Một: Nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng[26/01]
  • TP.Dĩ An:Chỉnh trang được 21 khu dân cư tự phát[26/01]
  • TP.Thuận An: Tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều kiện[26/01]
  • Người dân nghe nhạc khi dừng đèn đỏ[26/01]
  • Nỗ lực bảo đảm an toàn giao thông dịp tết[26/01]
TIN KHÁC
Quy định về mức thu lệ phí trước bạ
Văn bản mới
Các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự 2015

Pháp nhân là gì?

Pháp nhân là một tổ chức được thành lập hợp pháp hoặc được pháp luật thừa nhận khi đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định, pháp nhân là một loại chủ thể thường xuyên và cơ bản của tư pháp quốc tế, các pháp nhân tham gia quan hệ tư pháp quốc tế có thể là pháp nhân Việt Nam và cả pháp nhân nước ngoài.

Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân mang quốc tịch nước ngoài. Việc xác định quốc tịch của pháp nhân có một ý nghĩa quan trọng bởi hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân là một trong những hệ thuộc luật cơ bản của tư pháp quốc tế, thường được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ liên quan đến việc thành lập, giải thể, nguyên tắc tổ chức hoạt động của pháp nhân… Nếu không xác định được quốc tịch của pháp nhân sẽ khó có cơ sở để xác định pháp luật áp dụng đối với các quan hệ nêu trên. Vì vậy vấn đề xác định quốc tịch của pháp nhân là rất quan trọng.

Tuy nhiên, trong BLDS năm 2005 không có một quy phạm xung đột nào quy định về việc xác định pháp luật áp dụng đối với quốc tịch của pháp nhân, điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác thực tiễn. Nay khoản 1 Điều 676 BLDS năm 2015 quy định “Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập”.

Với quy định này, pháp luật Việt Nam dựa vào dấu hiệu nơi thành lập pháp nhân để xác định quốc tịch của pháp nhân. Pháp nhân thành lập ở đâu thì pháp luật được đó sẽ là căn cứ để xác định quốc tịch của pháp nhân. Ví dụ Viettel là một doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông, thành lập ở Việt Nam nên Viettel mang quốc tịch nước nào sẽ phải do pháp luật Việt Nam quy định.

Pháp luật Việt Nam cụ thể là BLDS năm 2015 tại Điều 80 quy định: “Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là Pháp nhân Việt Nam”. Như vậy, Viettel thành lập ở Việt Nam sẽ là pháp nhân Việt Nam, hay Viettel có quốc tịch Việt Nam. Khi Viettel mở rộng phạm vi hoạt động của mình không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà còn ở nước ngoài, ví dụ, Viettel thành lân 2 doanh nghiệp X 100% vốn của mình tại Lào, khi xem xét vấn đề quốc tịch của doanh nghiệp sẽ do quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ căn cứ vào Điều 676 BLDS năm 2015 của nước CHXHCN Việt Nam

Doanh nghiệp X có quốc tịch nước nào phải do pháp luật của nước nơi doanh nghiệp X được thành lập quy định, hay doanh nghiệp quốc tịch nào phải căn cứ vào pháp luật của Lào.

– Pháp nhân là một chủ thể thường xuyên của tư pháp quốc tế, nên năng lực chủ thế của pháp nhân là một vấn đề cần làm rõ. Theo lý luận chung, năng lực chủ thể gom hai loại đó là năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Tương tự như trong phân năng lực chủ thể của cá nhân đã trình bày ở phần trên, năng lực pháp luật là khả năng có được các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định, còn năng lực hành vi là khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó.

Song, đôi với pháp nhân, do là một tổ chức nên pháp nhân không giống cá nhân, không có quá trình sinh trưởng sinh học nên năng lực hành vi đương nhiên có và nó xuất hiện đông thời với năng lực pháp luật của pháp nhân, pháp nhân thực hiện năng lực hành vi của mình thông qua người đại diện của mình. Vì vậy, pháp luật không quy định về năng lực hành vi của pháp nhân mà chỉ quy định năng lực pháp luật của pháp nhân mà thôi. – Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân, tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Như vậy pháp nhân mang quốc tịch nước nào các vấn đề liệt kê trên sẽ phải xác định theo pháp luật nước đó. Ví dụ, theo pháp luật Việt Nam đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể có nhiều người nhưng theo pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch thì đại diện theo pháp luật của pháp nhân chỉ có một người. Trường hợp này phải áp dụng pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch tức là chỉ có 1 người là đại diện theo pháp luật của pháp nhân mà thôi.

– Khoản 3, cũng giống như cá nhân Trường hợp pháp nhân nước ngoài các lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam. Quy định này đảm bảo mọi hoạt động giao dịch của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam phải phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Ví dụ: Văn phòng đại diện của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam có khả năng kinh doanh hay không do pháp luật Việt Nam quy định, và pháp luật Việt Nam không quy định văn phòng đại diện có chức năng kinh doanh nên nêu một văn phòng đại diện của một pháp nhân nước ngoài mà xác lập một hợp đồng mua bán với một pháp nhân Việt Nam tại Việt Nam sẽ là không hợp pháp.

Video liên quan

Chủ Đề