So sánh hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng dịch vụ

So sánh điểm giống và khác nhau giữa hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài sản | 0908 64

Giống nhau giữa hợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng mua bán tài sản

Sự giống nhau: Hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại và hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự đều là sự thoả thuận giữa bên bán và bên mua, theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng, quyền sở hữu và thanh toán cho bên bán.

So sánh hợp đồng mua bán hàng hóa [theo quy định của Luật Thương mại 2005] và Hợp đồng mua bán tài sản [theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2005]

Cụ thể về mối liên hệ giữa hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại và hợp đồng mua bán tài sản:

Luật Thương mại được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kì họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005. Luật này thay thế Luật Thương mại ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006 đã đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật thương mại nói chung và pháp luật về mua bán hàng hoá nói riêng.

Hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài sản đều là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán, bên bán có trách nhiệm giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán với bên bán. Hai dạng hợp đồng này đều được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, đáp ứng điều kiện mà một hợp đồng dân sự phải có

Quan hệ mua bán hàng hoá được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lí là hợp đồng mua bán hàng hoá. Hợp đồng mua bán hàng hoá có bản chất chung của hợp đồng, là sự thoả thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. Dù Luật Thương mại 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hoá song có thể các định bản chất pháp lí của hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại trên cơ sở điều 428 của Bộ luật Dân sự về hợp đồng mua bán tài sản. Do đó, hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản, dù vẫn mang những nét đặc thù riêng về chủ thể, đối tượng, hình thức…, thoả thuận về việc mua bán hàng hoá ở hiện tại hoặc mua bán hàng hoá sẽ có ở một thời điểm nào đó trong tương lai đều có thể là một hợp đồng mua bán. Quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá sẽ hình thành bất cứ khi nào nếu một chủ thể mua hàng hoá bằng tiền hoặc phương thức thanh toán khác và nhận quyền sở hữu hàng hoá.

1. Quy định về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại

Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì có thể thấy rằng, khái niệm “hợp đồng thương mại” vẫn tồn tại trong đời sống kinh tế, pháp lý và được mang ý nghĩa là hợp đồng hình thành trong lĩnh vực thương mại. Do đó, khái niệm này lần đầu tiên được công nhân trong Luật Thương mại năm 2005, mới đầu, khái niệm này được nhắc đến bằng khái niệm mới trong thực tiễn kinh doanh – khái niệm “hợp đồng thương mại”. Sự ra đời của khái niệm về hợp đồng thương mại đã gây ra những vướng mắc trong việc phân biệt giữ loại hợp đồng này với hợp đồng mua bán trong dân sự là rất lớn. Tuy nhiên, các nhà làm luật vẫn giữ nguyên các quan điểm về sự ra đời của khái niệm hợp đồng thương mại này.

Từ đó có thể khẳng định rằng hợp đồng mua bám hàng hóa là một trong những loại hợp đồng thương mại. Theo như quy định pháp lý thì hợp đồng thương mại được xác định là một dạng hợp đồng cụ thể của hợp đồng dân sự và hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại cũng được xem là tương ứng với một loại hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự. Tuy nhiên, hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại nói riêng có những đặc thù riêng biệt khác với hợp đồng dân sự và hợp đồng mua bán tài sản.

Tuy đã có sự phân biệt giữa hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại với các loại hợp đồng khác nhưng về khái niệm của loại hợp đồng trong thương mại này vẫn chưa được các văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng dựa trên khái niệm chung về hợp đồng dân sự, hợp đồng mua bán tài sản. Trong đó, theo như quy định tại Luật Thương mại năm 2005 cũng không đưa ra khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại một cách chuẩn chỉnh về từ ngữ những vấn có thể hiểu về khái niệm này trong nội dung chung của hợp đồng mua bán hàng hóa như sau: “Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bản có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”.

Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

Xem thêm: Khái niệm, vai trò và phân loại lực lượng bán hàng của doanh nghiệp?

Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, nó là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán.

1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch

Sở giao dịch hàng hóa là chủ thể trung tâm của hoạt động mua bán hàng hóa tương lai, có bản chất chung là một tổ chức nghề nghiệp, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập. Trong hoạt động thương mại, hàng hóa là đối tượng của giao dịch mua bán có thể là hàng hóa do người bán chế tạo hoặc sẽ mua sau khi thiết lập giao dịch mua bán hàng hóa [hàng hóa tương lai]. Loại giao dịch mua bán hàng hóa mà người bán sẽ sản xuất hoặc mua bán hàng hóa sau khi quan hệ mua bán đã được thiết lập được gọi là quan hệ mua bán hàng hóa tương lai. Theo đó hàng hóa được mua bán theo các hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai hay còn gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch.

Xuất phát từ đối tượng của hợp đồng là hàng hóa tương lai nên hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch có bản chất của hợp đồng mua bán nói chung nhưng được quy định chặt chẽ hơn với các điều khoản bắt buộc về điều kiện giao sau và biện pháp đảm bảo. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch theo Luật thương mại chỉ là một bộ phận của hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai theo ý nghĩa đầy đủ của khái niệm pháp lý này. Chẳng hạn, hợp đầu giao sau về nông sản [như cà phê, cao su thành phẩm…] được xem là hợp đồng mua bán trong thương mại, nhưng những hợp đồng mua bán về lãi suất, chứng khoán… thì không áp dụng các quy định về mua bán hàng hóa trong Luật thương mại.

Phù hợp với tính chất đối tượng của hợp đồng mua bán quá sở giao dịch là hàng hóa tương lai, Luật thương mại quy định hai loại hợp đồng mua bán hàng hóa quá sở giao dịch là: hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng. Giá cả hàng hóa cũng cũng là giá giao sau, có thể thấp hơn hoặc cao hơn giá tại thời điểm giao kết hợp đồng. Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước [gọi là giá giao kết] và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này [gọi là tiền mua quyền]. Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó. Trong loại hợp đồng này các bên có thể không nhằm mục đích trao đổi hàng hóa mà thực chất chỉ nhằm luân chuyển vốn, hạn chế rủi ro dựa trên giá cả hàng hóa trong tương lai. Ví dụ: Ngày 16/9/2009, công ty T ký hợp đồng quyền chọn mua cà phê với công ty C, giá thực hiện 40.000đ/kg. Nếu vào ngày đáo hạn 31/10/2009, giá cà phê là 45.000đ, thì người mua quyền thực hiện quyền và mua 1kg cà phê với giá 40.000đ. Nếu không có quyền chọn mua sẽ phải mua trên thị trường với giá 45.000đ. Khoản lợi thu được là 5.000đ/kg.

Video liên quan

Chủ Đề