So sánh giống nhau và khác nhau các chiến lược chiến tranh 1961 1973

Câu hỏi: So sánh chiến lược chiến tranh đặc biệt và Việt Nam hóa chiến tranh

Trả lời:

**Giống nhau:

- Đều là chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mĩ, đều sử dụng lực lượng chính là quân đội Sài Gòn, cùng với vũ khí và trang thiệt bị của Mĩ.

- Đều nhằm mục đích tiêu diệt lực lượng cách mạng, biến miền nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.

- Đều bị phá sản.

**Khác nhau:

Ta có bảng so sánh sau:

So sánh

Chiến tranh đặc biệt

Việt Nam hóa chiến tranh

Thời gian 1961-1965 1969-1973
Quy mô Chủ yếu ở miền nam Toàn cõi Đông Dương
Biện pháp tiến hành Bằng quân đội tay sai, do "cố vấn" Mỹ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, tiến hành càn quét, bình định lập "ấp chiến lược", tung gián điệp ra miền bắc, phong tỏa biên giới và vùngbiển. Bằng hệ thống cố vấn Mĩ chỉ huy, chiến lược này được thực hiện bằng việc tổ chức các cuộc hành quân lớn, mở rộng xâm lược Cam Pu Chia (1970), Lào (1971), thực hiện "Đông Dương hóa chiến tranh"
Kết quả Bị phá sản vào giữa năm 1965 Bị phá sản và cuối năm 1973

CùngTop lời giải tìm hiểu kĩ hơn về chiến lược chiến tranh đặc biệt và Việt Nam hóa chiến tranh nhé.

1. Quân dân Việt Nam chiến đấu chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh

Cuộc chiến đấu chống chiến lược việt nam hóa chiến tranh là chống lại cuộc chiến toàn Đông Dương. Thực hiện theo di chúc của Hồ Chí Minh toàn dân ta đã thực hiện đẩy mạnh chống Mỹ cứu nước.

a. Về ngoại giao, chính trị

- Ngày 6/6/1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. Đó là việc chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam đã được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao khi mới ra đời.

- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta ở cả hai miền đều đang trên đà thắng lợi. Ngày 2/9/1969 Chủ Tịch Hồ Chí Minh lại qua đời, đó là một sự tổn thất nặng nề và đau thương của người dân Việt Nam. Hồ Chí Minh đã để lại di chúc lịch sử nhằm nhắc nhở nhân dân ta nên đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đất nước nhất định phải chiến đấu thắng lợi.

- Năm 1970- 1971 cả 3 nước Đông Dương Campuchia và Lào đều giành được những thắng lợi nhất định. Khẳng định được chủ quyền của đất nước và tinh thần đoàn kết của các nước.

- Ngày 24-25/4/1970 3 nước Đông Dương đã tiến hành họp để đối phó với Mỹ. Thể hiện được tinh thần đoàn kết của ba nước cùng chiến đấu chống lại kẻ thù chung. Tại đây các phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên, quần chúng nhân dân đã nổi lên khắp nơi. Đặc biệt các phong trào được đẩy mạnh ở Huế, Sài Gòn…

b. Về chiến lược quân sự

- Từ 30/4 đến ngày 30/6/1970 quân đội nhân dân Việt Nam kết hợp với quân dân Campuchia đã đánh tan 10 van quân Mỹ và quân đội Sài Gòn, tiêu diệt 17.000 tên địch, giải phóng được 5 tỉnh Đông Bắc và 4,5 triệu dân.

- Ngày 12/2 đến ngày 23/3/1971 quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân Lam Sơn của Mỹ với 4,5 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn, tiêu diệt được 22.000 tên địch. Khiến cho Mỹ và quân đội Sài Gòn rút khỏi Lào, giữ vững hành lang Đông Dương.

- Đầu năm 1972 quân dân ta thực hiện chiến công tiến thẳng vào đánh quân Mỹ và Ngụy ở mặt trận miền Nam. Sau 3 tháng chiến đấu quân dân ta đã chọc thủng 3 phòng tuyến quan trọng của Mỹ là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Chiến lược này của Mỹ đứng trước nguy cơ phá sản.

c. Tóm tắt nội dung chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh

Ngày 18 tháng 2 năm 1970, Nixon công bố nội dung chính sách Việt Nam hóa chiến tranh là một chương trình 3 giai đoạn

- Giai đoạn 1:Giai đoạn này được dự kiến thực hiện từ năm 1969 đến giữa năm 1972. Trong giai đoạn này, Mỹ sẽ từng bước chuyển giao nhiệm vụ chiến đấu trên bộ cho quân đội Sài Gòn, rút dần quân chiến đấu trên bộ của Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam. Đây được xem là giai đoạn quan trọng nhất với 3 bước chính như sau:

+ Bước 1(1969 – 1970): Mỹ sẽ bình định một số vùng đông dân quan trọng, đồng thời sẽ xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở cách mạng ở vùng quân Giải phóng kiểm soát. Ngoài ra, cũng rút một số đơn vị chiến đấu của Mỹ ra khỏi chiến trường Việt Nam, khống chế và đẩy lùi quân Giải phóng, làm cho quân Giải phóng không hoạt động được ở quy mô từ đại đội trở lên.

+ Bước 2(1970 – 1971): Giai đoạn này sẽ làm cho quân Giải phóng bị phân tán nhỏ, không hoạt động được từ cấp đại đội trở lên ở những vùng căn cứ, đồng thời rút phần lớn quân Mỹ về nước.

+ Bước 3(1971 – 1972): Lúc này sẽ bình định xong miền Nam. Lúc này thì lực lượng vũ trang quân giải phóng không còn hoạt động được ở các vùng căn cứ trên biên giới Lào, Campuchia. Đồng thời quân lực Việt Nam Cộng hòa đủ sức đương đầu với khối chủ lực Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Ngoài ra cũng sẽ rút hết lực lượng chiến đấu trên bộ của Mỹ về nước.

- Giai đoạn 2:Chuyển giao nhiệm vụ trên không cho quân lực Việt Nam Cộng hòa, trang bị cho quân lực Việt Nam Cộng hòa đủ sức đương đầu với lực lượng quân Giải phóng, giữ vững được Nam Việt Nam và Đông Dương trong vòng ảnh hưởng của Mỹ hay nói cách khác là trong quỹ đạo của Mỹ và không rơi vào tay cộng sản.

- Giai đoạn 3:Hoàn tất những mục tiêu của Việt Nam hóa chiến tranh. Củng cố kết quả đã đạt được, quân Giải phóng sẽ suy yếu đến mức không thể tiếp tục chiến đấu và chiến tranh sẽ kết thúc, 2 miền Việt Nam sẽ trở thành 2 quốc gia riêng biệt.

d. Kết quả chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh

- Sau cuộc chiến quân và dân ta đã giành được thắng lợi to lớn, giúp cho nhân dân các miền hoàn toàn được giải phóng. Tháng 1/1973 Hiệp định Paris đã được ký kết, trong đó điều kiện quan trọng nhất là Mỹ rút hết khỏi miền Nam, miền Nam thuộc chủ quyền của Việt Nam.

e. Ý nghĩa chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh

- Giáng một đòn nặng nề vào quân ngụy cũng như quốc sách bình định của chúng, tạo ra bước ngoặt lớn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ.

- Mang lại ý nghĩa đặc biệt là buộc Mỹ phải tuyên bố sự thất bại với chiến lược Việt Nam hóa. Mang lại sự hòa bình cho đất nước ta.

2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

a. Hoàn chỉnh vềtổchức lãnh đạo

- Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

-Tháng 01/1961, Trung ương cục miền Nam thành lập.

-Ngày 02/1961, các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam.

- Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam do Đảng lãnh đạo, nhân dân ta kết hợp đấu tranh chính trị với đầu tranh vũ trang, nổi dậy tiến công địch trên ba vùng chiến lược (rừngnúi, nông thôn đồng bằng và đô thị),bằng ba mũi giáp công(chính trị, quân sự, binh vận).

b. Đánh bại kế hoạch Xtalây - Taylo (1961 - 1963):bình định miền Nam trong 18 tháng.

*Từ năm 1961 đến 1962:quân giải phóng đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch.

* Đấu tranh chống và phá “Ấp chiến lược”:diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và địch. Ta phá “ấp chiến lược” đi đôi với dựng làng chiến đấu. Cuối năm 1962, ta kiểm soát trên nửa tổng số ấp với 70% nông dân ở miền Nam.

* Trên mặt trận quân sự:2/1/1963, quân dân ta thắng lớn ở trận Ấp Bắc (Mỹ Tho), đánh bại cuộc hành quân càn quét của 2000lính Sài gòn có cố vấn Mỹ chỉ huy, với phương tiện chiến tranh hiện đại => Dấy lên phong trào:“Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

*Đấu tranh chính trị

-Diễn ra mạnh mẽ khắp các đô thị lớn, nổi bật là đấu tranh của “đội quân tóc dài”, của các “tín đồ” Phật giáo…Góp phần đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm.

-Ngày1/11/1963, Mỹ giật dâyDương văn Minh đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm. Chính quyền Sài Gòn lâm vào tình trạng khủng hoảng.

Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Sài Gòn

c. Đánh bại kế hoạch Giônxơn - Mác-na-ma-ra (Johnson - Mac Namara) 1964 - 1965:

-Tăng cường viện trợ quân sự, ổn định chính quyền Sài gòn, bình địnhcó trọng điểm miền Nam

-Bình định miền Nam có trọng điểm trong hai năm (1964 - 1965).

* Đánh phá “Ấp chiến lược”:từng mảng lớn “Ấp chiến lược” của địch bị phá vỡ, làm phá sản cơ bản “xương sống”của chiến tranh đặc biệt. Vùng giải phóngngày càng mở rộng, chính quyềncách mạng các cấp thành lập, ruộng đất tịch thu chia cho dân cày nghèo.

* Về quân sự:

-Đông Xuân 1964 - 1965, ta thắng lớn ở trậnBình Giã (02/12/1964),loại 1700 tên địch khỏi vòng chiến, đánh bại chiến lược “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.

-Sau đó, ta tiếp tục giành thắng lợi ở An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài...

-Làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.