Số loại axit amin có trong cơ thể sinh vật là

04/04/2022 42

Lời giải:Có 20 loại gốc hữu cơ R khác nhau → có 20 loại axit amin khác nhauĐáp án cần chọn là: A

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Prôtêin bị mất chức năng sinh học khi

Xem đáp án » 04/04/2022 49

Điểm giống nhau giữa protein là lipit là?

Xem đáp án » 04/04/2022 38

Chức năng không có ở prôtêin là

Xem đáp án » 04/04/2022 36

Khi các liên kết hiđro trong phân tử protein bị phá vỡ, bậc cấu trúc không gian của protein ít bị ảnh hưởng nhất là

Xem đáp án » 04/04/2022 29

Protein không có chức năng nào sau đây?

Xem đáp án » 04/04/2022 29

Đơn phân cấu tạo của Prôtêin là:

Xem đáp án » 04/04/2022 28

Trong phân tử prôtêin, các axit amin đã liên kết với nhau bằng liên kết

Xem đáp án » 04/04/2022 28

Prôtêin có thể bị biến tính bởi

Xem đáp án » 04/04/2022 28

Loại liên kết hoá học chủ yếu giữa các đơn phân trong phân tử Prôtêin là:

Xem đáp án » 04/04/2022 25

Trong các bậc cấu trúc của protein sau đây, bậc nào có cấu trúc khác với các bậc còn lại về số lượng chuỗi polipeptit

Xem đáp án » 04/04/2022 24

Trình tự sắp xếp đặc thù của các axít amin trong chuỗi pôlipeptít tạo nên prôtêin có cấu trúc

Xem đáp án » 04/04/2022 23

Loại prôtêin nào sau đây không có chứa liên kết hiđrô?

Xem đáp án » 04/04/2022 23

Cho các hiện tượng sau: 

(1) Lòng trắng trứng đông lại sau khi luộc 

(2) Thịt cua vón cục và nổi lên từng mảng khi đun nước lọc cua 

(3) Sợi tóc duỗi thẳng khi được ép mỏng 

(4) Sữa tươi để lâu ngày bị vón cục 

Có bao nhiêu hiện tượng thể hiện sự biến tính của protein?

Xem đáp án » 04/04/2022 23

Các nguyên tố hoá học là thành phần bắt buộc của phân tử prôtêin là:

Xem đáp án » 04/04/2022 22

Cho các nhận định sau: 

(1) Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit 

(2) Cấu trúc bậc 2 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng co xoắn hoặc gấp nếp 

(3) Cấu trúc không gian bậc 3 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoăc gấp nếp tiếp tục co xoắn 

(4) Cấu trúc không gian bậc 4 của phân tử protein gồm hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit kết hợp với nhau 

Có mấy nhận định đúng với các bậc cấu trúc của phân tử protein?

Xem đáp án » 04/04/2022 22

Số loại axit amin có ở cơ thể sinh vật là:

A. 20

B. 15

C. 13

D. 10 

Các câu hỏi tương tự

Cho các ý sau:

(1) Phân tử protein có cấu trúc bậc 4 khi có từ 2 chuỗi pôlipeptit trở lên

(2) Protein trong cơ thể luôn được phân hủy và luôn được tổng hợp mới

(3) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm ở người do sai lệch trong quá trình tự sắp xếp của một axit amin trong chuỗi β của phân tử hêmoglobin

(4) Protein được cấu tạo từ axit amin không thay thế và axit amin thay thế

(5) Thức ăn động vật có giá trị dinh dưỡng cao vì chứa nhiều loại axit amin không thy thế

(6) Protein tham gia vào quá trình truyền đạt thông tin di truyền của tế bào

Trong các ý trên, có mấy ý đúng?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Vi khuẩn lactic (Lactobacillus arabinosus) chủng 1 tự tổng hợp được axit folic (một loại vitamin) và không tự tổng hợp được phêninalanin (một loại axit amin), còn vi khuẩn lactic chủng 2 thì ngược lại. Có thể nuôi 2 chủng vi sinh vật này trên môi trường thiếu axit folic và phêninalanin nhưng đủ các chất dinh dưỡng khác được không, vì sao ?

Một loại vi sinh vật có thể phát triển trong môi trường có ánh sáng, giàu CO2, giàu một số chất vô cơ khác. Loại sinh vật đó có hình thức dinh dưỡng là

A. quang tự dưỡng

B. quang dị dưỡng

C. hóa dị dưỡng

D. hóa tự dưỡng

Acid amin có vai trò quan trọng đối với cơ thể, là thành phần cấu tạo nên protein, có tác dụng hỗ trợ quá trình chuyển hóa, cải thiện tâm trạng, rèn luyện thể lực và duy trì phát triển cơ bắp.

Axit amin là thành phần quan trọng, cấu thành nên các protein khác nhau, đảm nhiệm nhiều vai trò và chức năng trong các hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra, axit amin còn có tác dụng tổng hợp nên những loại nội tiết tố và chất dẫn truyền thần kinh cần thiết để hỗ trợ cho các quá trình sinh hóa trong cơ thể.

Axit amin kết hợp với nhau theo những trình tự nhất định trong những liên kết khác nhau sẽ tạo thành các phân tử khác nhau cả về thành phần lẫn tính chất. Như vậy, giá trị dinh dưỡng của protein được xác định dựa trên mối liên quan về số lượng và chất lượng của các acid amin khác nhau cấu thành nên protein đó.

Số loại axit amin có trong cơ thể sinh vật là

Acid amin có vai trò quan trọng đối với cơ thể, là thành phần cấu tạo nên protein, duy trì phát triển cơ bắp

Các nguyên tố chính cấu tạo nên axit amin là carbon (C), hydro (H), oxy (O), nitơ (N), và một vài nguyên tố khác tham gia vào thành phần nhóm thế của từng axit amin.

Về mặt vật lý, axit amin có những tính chất sau đây:

  • Các axit amin về mặt lý tính là những phần tử chất rắn kết tinh, có vị ngọt, một số ít có vị đắng;
  • Hầu hết các axit amin đều nóng chảy ở những mức nhiệt độ tương đối cao và gần nhau, kèm hiện tượng phân hủy;
  • Dễ tan trong nước vì các amino axit đều tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.

Về phương diện hóa học, axit amin thể hiện hóa tính như sau:

  • Các axit amin vừa thể hiện tính axit, vừa có tính bazơ nên có khả năng tác dụng với các axit vô cơ lẫn với kiềm để tạo muối tương ứng;
  • Phản ứng trùng ngưng, tạo polime;
  • Phản ứng este hóa.

Cơ thể con người cần đến 20 loại axit amin khác nhau để phục vụ cho sự phát triển và các hoạt động sống cần thiết. Chúng được phân thành 2 loại: Axit amin thiết yếu (cơ thể không tự tổng hợp được), Axit amin không thiết yếu (cơ thể có khả năng tự tổng hợp được).

3.1. Axit amin thiết yếu

Các loại axit amin thiết yếu cơ thể không thể tự sản xuất ra được mà phải bổ sung hàng ngày thông qua chế độ ăn uống. Các nguồn bổ sung axit amin thiết yếu tốt nhất là protein từ thịt động vật, trứng và thịt gia cầm.

Nhờ quá trình tiêu hoá thức ăn, protein được phân giải thành nhiều loại acid amin riêng rẻ. Các acid amin này được hấp thụ từ ruột vào máu và tới các cơ quan, tại đây chúng được sử dụng để tổng hợp nên các protein đặc hiệu cho nhu cầu của cơ thể, như xây dựng cơ bắp và điều chỉnh chức năng của hệ miễn dịch.

9 loại axit amin thiết yếu, bao gồm:

  1. Phenylalanine: Tiền chất của các chất dẫn truyền thần kinh như tyrosine, dopamine, epinephrine và norepinephrine. Phenylalanine đóng một vai trò không thể thiếu trong cấu trúc và chức năng của protein, enzyme và cả trong quá trình sản xuất ra các axit amin khác.
  2. Valine: 1 trong 3 axit amin chuỗi nhánh, tức là trong cấu trúc của nó có một chuỗi phân nhánh về một phía. Valine giúp kích thích tăng trưởng, tái tạo cơ bắp và tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng cho cơ thể.
  3. Threonine: Thành phần chính tạo nên các protein cấu trúc quan trọng của da và mô liên kết như collagen và elastin. Threonine cũng có tác dụng trong chuyển hóa chất béo và tham gia vào chức năng miễn dịch.
  4. Tryptophan: Axit amin thiết yếu có tác dụng duy trì cân bằng nitơ cho cơ thể và là tiền chất của serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh cảm giác thèm ăn, cơn buồn ngủ và trạng thái tâm lý.
  5. Methionine: Đóng vai trò quan trọng trong chu trình trao đổi chất và giải độc cho cơ thể. Methionine cũng cần thiết cho sự phát triển của mô, sự hấp thụ kẽm, selen và các khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe.
  6. Leucine: Tương tự như valine, leucine cũng là một axit amin chuỗi nhánh, rất quan trọng trong quá trình tổng hợp protein và sửa chữa chức năng cơ bắp. Leucine cũng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, kích thích chữa lành vết thương và sản xuất hormone tăng trưởng.
  7. Isoleucine: Axit amin cuối cùng trong bộ 3 axit amin chuỗi nhánh, isoleucine liên quan đến chuyển hóa cơ bắp và tập trung nhiều ở mô cơ. Isoleucine cũng có tác dụng quan trọng đối với chức năng miễn dịch, sản xuất huyết sắc tố và điều tiết năng lượng.
  8. Lysine: Axit amin thiết yếu đóng vai trò chính trong việc tổng hợp protein, sản xuất hormone, enzyme và hấp thu canxi. Lysine cũng tham gia vào quá trình tạo ra năng lượng, thực hiện chức năng miễn dịch, sản xuất collagen và elastin.
  9. Histidine: Được sử dụng để sản xuất ra histamine, một chất dẫn truyền thần kinh rất quan trọng trong việc tạo ra phản ứng miễn dịch, chức năng hệ tiêu hóa, hệ sinh dục và chu kỳ giấc ngủ. Histidine cũng là thành phần rất quan trọng để duy trì lớp vỏ myelin, một hàng rào bảo vệ bao quanh các tế bào thần kinh.

Như vậy, các axit amin thiết yếu là cốt lõi quan trọng tham gia vào nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể. Sự thiếu hụt axit amin thiết yếu có thể tác động tiêu cực đến toàn bộ cơ thể, bao gồm hệ thần kinh, hệ sinh sản, hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa.

3.2. Axit amin không thiết yếu

Các axit amin không thiết yếu chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần đạm của thức ăn, bao gồm 11 loại:

  • Arginine
  • Alanine
  • Cysteine
  • Glutamate
  • Aspartate
  • Glycine
  • Proline
  • Serine
  • Tyrosine
  • Glutamine
  • Asparagine.

Một số loại axit amin chỉ được xem là cần thiết trong những trường hợp cụ thể, như hỗ trợ điều trị bệnh hoặc giảm căng thẳng. Cơ thể có thể tự tổng hợp được các axit amin này, nhưng quá trình tổng hợp bên trong chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của cơ thể.

Ví dụ, mặc dù Arginine được xem là không thiết yếu, nhưng cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ lượng Arginine và cần phải bổ sung thêm để đáp ứng nhu cầu khi cơ thể đang phải chống chọi với một số bệnh lý (chẳng hạn như ung thư).

Đó là lý do tại sao một số bệnh nhân cần được bổ sung thêm các loại axit amin không thiết yếu thông qua chế độ ăn uống mới có thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

4.1. Giúp cải thiện tâm trạng và giấc ngủ

Tryptophan là axit amin cần thiết cho việc sản xuất serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể, có tác dụng điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ và hành vi.

Nồng độ serotonin giảm thấp có liên quan đến tình trạng chán nản và rối loạn giấc ngủ. Việc bổ sung tryptophan có thể làm giảm các triệu chứng của trầm cảm, cải thiện tâm trạng và hỗ trợ ngủ ngon hơn.

Số loại axit amin có trong cơ thể sinh vật là

Acid amin giúp cải thiện tâm trạng và giấc ngủ

4.2. Tăng hiệu suất tập thể dục

Bộ 3 axit amin thiết yếu chuỗi nhánh được sử dụng rất phổ biến trong việc làm giảm mệt mỏi, cải thiện hiệu suất tập luyện thể dục, giảm đau nhức và kích thích phục hồi cơ bắp sau khi tập thể thao với cường độ cao.

Ngoài ra, dùng 4 gram leucine mỗi ngày trong 12 tuần còn giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp ở những người đàn ông không tập luyện, có nghĩa là axit amin thiết yếu cũng đem lại những lợi ích nhất định trong việc tăng cường sức khỏe cơ cho những người không phải là vận động viên.

4.3. Ngăn ngừa hiện tượng mất cơ

Mất cơ là tác dụng phụ phổ biến ở những bệnh nhân phải điều trị bệnh và nằm nghỉ ngơi trong thời gian dài tại giường, đặc biệt ở người cao tuổi.

Các axit amin thiết yếu có tác dụng ngăn chặn sự phân hủy của cơ bắp và bảo tồn khối lượng cơ. Bổ sung axit amin cũng được chứng minh là có hiệu quả trong việc duy trì khối lượng nạc ở người cao tuổi và vận động viên.

4.4. Thúc đẩy giảm cân

Bộ 3 axit amin thiết yếu chuỗi nhánh có tác dụng kích thích giảm béo, làm giảm trọng lượng cơ thể và giảm tỷ lệ mỡ (trong nghiên cứu so sánh với sữa hoặc đồ uống thể thao).

Như vậy, việc bổ sung các axit amin thiết yếu hàng ngày là vô cùng cần thiết, giúp cải thiện tâm trạng, tăng hiệu suất luyện tập thể dục, ngăn ngừa tình trạng mất cơ và hỗ trợ giảm cân. Sự thiếu hụt axit amin có nguy cơ gây ra một loạt các tác dụng phụ và triệu chứng không tốt cho sức khỏe. Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giàu protein là chìa khóa để ngăn ngừa sự thiếu hụt dinh dưỡng và đảm bảo nhận được đầy đủ các axit amin thiết yếu cho nhu cầu của cơ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Healthline.com, Newstoday

XEM THÊM: