Sơ đồ logic hệ thống mạng là gì

Sơ đồ mạng logic cung cấp cái nhìn toàn cảnh về mạng, điều này vô giá trong các môi trường lớn hoặc phức tạp. Tuy nhiên, những bản đồ này có thể khó và tốn thời gian để tạo thủ công.

SolarWinds® Network Topology Mapper [NTM] được thiết kế để giúp lập bản đồ cấu trúc liên kết mạng logic dễ dàng hơn. Phần mềm này tự động phát hiện các thiết bị trên toàn bộ mạng của bạn và có thể tạo sơ đồ chi tiết dựa trên kết nối của chúng thường chỉ trong vài phút. Sau khi lập bản đồ mạng của mình, bạn có thể sửa đổi chi tiết nút để luôn cập nhật sơ đồ mạng khi các thay đổi xảy ra.

Tiết kiệm tối đa thời gian và công sức của bạn bằng cách tạo nhiều sơ đồ mạng từ một lần quét

Một sơ đồ mạng logic duy nhất thường không đủ để nắm bắt sự phức tạp của toàn bộ mạng của bạn, nhưng đôi khi bạn không có thời gian để thực hiện quét liên tục.

Với NTM, bạn có thể sử dụng một lần quét để tạo nhiều bản đồ với đồ họa và số liệu thống kê chi tiết để giúp bạn đi sâu vào cấp độ giao diện. NTM cũng có thể thực hiện khám phá cấu trúc liên kết mạng đa cấp, tích hợp mức cổng [Lớp 2] và kết nối logic [Lớp 3], vì vậy bạn có thể hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa các thiết bị trên mạng của mình.

Khắc phục sự cố nhanh chóng và hiệu quả bằng trình khám phá tự động

Phần mềm cấu trúc liên kết mạng logic như NTM có thể rất cần thiết để khắc phục sự cố. Tính năng khám phá tự động được thiết kế để giúp bạn dễ dàng nhìn thấy mạng của mình và xác định các khu vực có vấn đề trong nháy mắt. Các sơ đồ mạng logic kết quả có thể giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về cách khắc phục sự cố bằng cách làm nổi bật các mối quan hệ phức tạp mà bạn có thể không nhận thấy trước đây. Phần mềm cấu trúc liên kết mạng lôgic NTM cũng bao gồm các cảnh báo để giúp thông báo cho bạn khi một sự kiện, điều kiện hoặc ngưỡng nhất định đã bị vi phạm.

Sử dụng sơ đồ mạng logic và vật lý để tăng cường quản lý mạng

Việc tuân theo các phương pháp hay nhất về quản lý mạng có thể là một thách thức trong môi trường công nghệ thông tin đa dạng, đặc biệt nếu bạn không thể theo dõi nhiều máy chủ, máy trạm, máy tính để bàn và thiết bị cá nhân của mình.

NTM giúp tạo sơ đồ mạng dễ dàng hơn để theo dõi hàng tồn kho và giúp duy trì các sơ đồ mạng vật lý và logic này, có nghĩa là bạn có thể tham khảo các chế độ xem cập nhật bất kỳ lúc nào. Sơ đồ của NTM được xây dựng để tự động cập nhật và phát hiện bất kỳ thay đổi nào được thực hiện đối với các phần tử như bộ định tuyến, thiết bị chuyển mạch, máy tính để bàn, điện thoại VoIP và điểm truy cập không dây, vì vậy, bạn luôn có thông tin chính xác về những gì trên mạng.

Giúp chứng minh sự tuân thủ quy định của PCI với bản đồ cấu trúc liên kết mạng

Bạn có thể tận dụng tối đa phần mềm sơ đồ mạng bằng cách sử dụng bản đồ mạng vật lý và logic để giúp chứng minh sự tuân thủ. NTM được xây dựng để tuân thủ FIPS 140-2 và có thể giúp bạn chứng minh sự tuân thủ SOX, HIPAA và các quy định như PCI mà yêu cầu duy trì cấu trúc liên kết mạng cập nhật.

Với bản đồ NTM, bạn sẽ không còn phải tranh giành để giải thích cho các thiết bị của mình khi đến thời điểm kiểm tra. Ngoài ra, NTM có thể tạo báo cáo tùy chỉnh dựa trên bản đồ của bạn, vì vậy bạn có thể cung cấp bản ghi thông tin mạng thậm chí còn chi tiết hơn.

So sánh sơ đồ vật lý và sơ đồ logic

Physical Topology

  • hiển thị thiết kế vật lý của mạng, như cách thức các máy tính liên kết với nhau bằng các thiết bị vật lý trong môi trường thực. VD : máy tính, dây cáp, vị trí,...
  • Cấu trúc liên kết vật lý được phân ra các loại cấu trúc nhỏ hơn như bus,star,ring,...

Logical Topology

  • Hiển thị cách luồng tín hiệu di chuyển từ node này sang note khác. Cho biết cách quản lý dữ liệu trong mạng bất kể cấu trúc liên kết của nó
  • Sơ đồ mạng logic hiển thị các kết nối subnet, các loại địa chỉ, các thiết bị và các giao thức định tuyến

Sơ đồ so sánh

Tô pô logic của mạng là cách thức mà các host truyền tin qua môi trường truyền dẫn có hai tô pô logic phổ biến là Broadcast và Token passing.

- Broadcast: có ý nghĩa đơn giản là mỗi host gửi dữ liệu của nó đến tất cả các host khác trên môi trường truyền. Không có sự đăng ký trạm kế tiếp sử dụng môi trường truyền, thay vì vậy đến trước phục vụ trước. Tô pô logic này có sử dụng phương thức truy cập đường truyền CSMA/CD rất phổ biến trong các mạng Ethernet.

- Token passing: điều khiển truy xuất mạng bằng một token điện tuần tự đến mỗi host. Khi một host nhận token có nghĩa là host đó có thể truyền dữ liệu lên mạng, nếu host không có dữ liệu để truyền nó sẽ chuyển token đến host kế tiếp và quá trình này được lặp lại trong mạng.

Topology vật lý định nghĩa cách thức các máy tính liên kết với nhau bằng các thiết bị vật lý môi trường truyền dẫn hiện thực. Có nhiều loại cấu hình vật lý được sử dụng như:

Bus

Đồ hình mạng :

Hình 3.3 Topology dạng Bus

Các máy tính giao tiếp bằng cách gửi thông điệp ở dạng tín hiệu điện tử lên cáp theo cả hai chiều. Các thiết bị mạng sẽ thấy được tất cả các thông tin mà các thiết bị khác gửi lên mạng. Tuy nhiên thông tin chỉ được máy tính có địa chỉ khớp với địa chỉ mã hoá trong tín hiệu gốc chấp nhận. Mỗi lần chỉ có một máy có thể gửi thông điệp. Hiệu suất thi hành của mạng sẽ giảm đi khi số lượng máy tính trên Bus tăng lên. Đây là tôpô mạng thụ động, các máy tính trên bus chỉ lắng nghe tín hiệu truyền trên mạng, không chịu trách nhiệm chuyển dữ liệu từ máy tính này sang máy kế tiếp.

Tín hiệu được gửi lên toàn mạng sẽ đi từ đầu cáp này tới đầu cáp kia và có thể dẫn đến việc bị dội [bouncing] tới lui trong dây cáp, ngăn không cho máy tính khác gửi dữ liệu. Nhằm ngăn không cho tín hiệu dội người ta đặt điện trở cuối [terminator] ở mỗi đầu cáp để hấp thụ các tín hiệu tự do, làm thông cáp và cho phép các máy tính khác gửi tín hiệu. Một khi cáp bị đứt, sẽ có đầu cáp không được nối với điện trở cuối, tín hiệu sẽ dội và toàn bộ mạng ngừng hoạt động [các máy tính hoạt động như những máy độc lập].

Cáp trong mạng Bus có thể được nối dài bằng bộ nối trục tròn [barrel connector] hay sử dụng bộ chuyển tiếp. Trong trường hợp thứ nhất bộ nối sẽ làm cho tín hiệu bị suy yếu đi, còn trong trường hợp thứ hai bộ chuyển tiếp sẽ khuyếch đại tín hiệu trước khi gửi đi do đó sẽ kéo đi được xa hơn mà vẫn đảm bảo tính chuẩn xác.

Một số mạng theo topology bus:

- 10BASE5: Dùng cáp đồng trục đường kính lớn [10mm] với trở kháng 50 Ohm, tốc độ 10 Mb/s, phạm vi tín hiệu 500m/segment, có tối đa 100 trạm, khoảng cách giữa 2 tranceiver tối thiểu 2,5m [Phương án này còn gọi là Thick Ethernet hay Thicknet]

- 10BASE2: tương tự như Thicknet nhưng dùng cáp đồng trục nhỏ [RG 58A], có thể chạy với khoảng cách 185m, số trạm tối đa trong 1 segment là 30, khoảng cách giữa hai máy tối thiểu là 0,5m.

Ưu điểmNhược điểmSử dụng cáp nối hiệu quảLưu lượng lớn dễ gây tắc mạngCáp không đắt và dễ là việcKhó xác định lỗiHệ thống đơn giản, tin cậyToàn bộ mạng ngừng họat động nếu đứt mạng.Dễ dàng mở rộng mạng

Ring

Đồ hình mạng :

Hình 3.4. Topology dạng Ring

Trong mạng Ring tín hiệu truyền đi theo một chiều và qua từng máy tính. Mỗi máy tính đóng vai trò như một bộ chuyển tiếp, khuyếch đại tín hiệu và gửi nó đến máy tính tiếp theo. Do tín hiệu đi qua từng máy nên sự hỏng hóc của một máy có thể ảnh hưởng đến toàn mạng.

Một phương pháp truyền dữ liệu quanh mạng là chuyển thẻ bài [token passing]. Thẻ bài được chạy vòng trên mạng cho đến khi tới được máy tính muốn gửi dữ liệu. Máy tính đầu gửi sẽ sửa thẻ bài, đưa địa chỉ điện tử lên dữ liệu và gửi đi quanh mạng. Dữ liệu chuyển qua từng máy tính cho đến khi tìm được máy có địa chỉ khớp với địa chỉ trên đó. Máy tính đầu nhận gửi trả một thông điệp tới máy đầu gửi cho biết dữ liệu đã được nhận. Sau khi xác minh máy đầu gửi tạo thẻ bài mới và thả lên mạng.

Ưu điểmNhược điểmQuyền truy nhập như nhau cho mọi máy trên mạngMột máy tính hỏng ảnh hưởng đến toàn mạngHiệu năng mạng ổn định ngay cả khi có nhiều người dùngPhải ngừng hoạt động khi cấu hình lại mạngKhó xác định vị trí lỗi

Chú ý: Có dạng Ring đôi, tuy nhiên tại mỗi thời điểm chỉ có một ring được hoạt động

Star

Đồ hình mạng:

Hình 3.5. Topology dạng Star

Trong mạng Star tín hiệu được truyền từ máy tính gửi dữ liệu qua thiết bị trung tâm thường là Hub[active hay passive] để đến tất cả máy tính trên mạng. Mạng Star cung cấp tài nguyên và chế độ quản lý tập trung. Khi một máy tính hay đoạn dây nối đến nó bị hỏng các máy tính khác trên mạng vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên khi Hub trung tâm bị hỏng toàn bộ mạng sẽ không làm việc.

­u ®iÓmNh­îc ®iÓmThay đổi hệ thống và thêm máy tính mới dễ dàngToàn bộ mạng bị hỏng khi thiết bị trung tâm hỏngCó thể giám sát và quản lý tập trungKhông ảnh hưởng khi một máy tính trong mạng hỏngKhoảng cách đường truyền bị hạn chế giữa các trạm và HUB [100m]Hoạt động mạng không bị ảnh hưởng khi cấu hình lại mạng.

Mesh

Đồ hình mạng:

Hình 3.6. Topology dạng Lưới

Còn được gọi tô pô đầy đủ bởi lẽ trong tô pô này mỗi nút đều được nối đến tất cả các nút khác trong mạng. Việc kết nối này tạo ra sự dư thừa rất lớn và dẫn đến lãng phí tài nguyên, và khi có một sự thay đổi nào đó về số lượng nút tham gia thì số lượng thành phần môi trường liên kết và số lượng các liên kết thay đổi đáng kể. Tuy nhiên nó cũng có ưu điểm là nếu một nút bị hỏng thì thông tin vẫn có thể theo các hướng khác nhau để đến được đích.

Hỗn hợp

Đồ hình mạng:

Hình 3.7. Topology dạng Lưới

Tô pô này là sự kết hợp của các tô pô như bus, star, ring. Các phân đoạn mạng khác nhau được bố trí theo từng tô pô thích hợp. Đây là tô pô thích hợp cho rất nhiều các mạng LAN khác nhau và được phát triển rất nhiều. Đặc biệt là sự kết hợp giữa hai tô pô bus và star.

Chủ Đề