Sâu đo xanh có nguy hiểm không

Trong quá trình canh tác hành, kiệu, bà con cũng gặp không ít khó khăn về phòng trừ dịch hại, đối tượng quan trọng trong số nhiều dịch hại là sâu xanh da láng gây hại rất nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây hành, kiệu. Do tập tính sâu sống trong ống hành và vào lúc  tối mới bò ra ngoài gây hại, sâu mau kháng thuốc nên việc phòng trị loài sâu này rất khó khăn,  nông dân phun xịt thuốc nhiều hơn và tăng liều lượng tùy tiện dẫn đến sâu dễ bộc phát thành dịch gây thiệt hại rất nghiêm trọng. Chính vì thế, bài viết này chia sẽ một số nội dung về cách nhận dạng và biện pháp quản lý đối tượng này hiệu quả, tiết kiệm nhất cho người nông dân.
1. Đặc điểm hình thái, sinh học và vòng đời của sâu xanh da láng

          Sâu xanh da láng có tên khoa học Spodoptera exigua (Hübner) (Lepidoptera: Noctuidae), đây là một loài sâu đa thực, ngoài cây hành, kiệu chúng còn gây hại rất nhiều loại cây trồng khác thuộc họ đậu, họ bầu bí, họ thập tự, họ cà,…Sâu xanh da láng có bốn giai đoạn sống: trứng, sâu non, nhộng và thành trùng. Vòng đời từ 22 - 25 ngày (Hình 1).

          Trứng: được đẻ thành từng cụm từ 50 - 150 trứng mỗi khối, mỗi con cái đẻ từ 300 - 600 trứng. Trứng thường nằm ở mặt dưới của lá, và thường ở gần hoa và đầu cành. Các quả trứng riêng lẻ có hình tròn khi nhìn từ trên xuống, nhưng khi nhìn từ phía bên, quả trứng hơi có đỉnh, thuôn nhỏ lại. Trứng có màu từ xanh lục đến trắng và được bao phủ bởi một lớp vảy màu trắng làm cho khối trứng có vẻ ngoài mờ hoặc bông (Hình 1). Trứng nở trong 2-3 ngày khi thời tiết ấm áp.

          Ấu trùng: có 5 tuổi, thời gian khoảng 14-15 ngày, ấu trùng có màu xanh lục nhạt hoặc màu vàng lúc mới nở và tuổi 2, nhưng có các sọc nhạt ở tuổi 3, ấu trùng tuổi 4 có mặt lưng sẫm màu hơn và có sọc bên tối. Tuổi 5có hình dạng thay đổi nhiều, có xu hướng có màu xanh lá cây ở mặt lưng với màu hồng hoặc vàng ở phần bụng và một sọc trắng ở bên, có nhiều đốm đen hoặc vết gạch ngang thường xuất hiện ở mặt lưng và hai bên, cơ thể không có lông và gai.

          Nhộng: sau khi kết thúc giai đoạn ấu trùng sẽ hóa nhộng ở trong đất. Nhộng có màu nâu nhạt và chiều dài khoảng 15 - 20 mm. Thời gian của giai đoạn nhộng là 6-7 ngày khi thời tiết ấm áp.

          Thành trùng: Bướm có kích thước vừa phải, sải cánh từ 25 - 30 mm. Các cánh trước có màu xám và nâu lốm đốm, bình thường có dạng dải không đều và đốm hình hạt đậu màu sáng. Các cánh sau có màu xám hoặc trắng đồng đều hơn và được trang trí bằng một đường đậm ở rìa. Giao phối diễn ra ngay sau khi bướm vũ hóa và đẻ trứng bắt đầu trong vòng 2-3 ngày. Thời gian đẻ trứng kéo dài trong khoảng thời gian từ 3-7 ngày và bướm thường chết trong vòng từ 9 - 10 ngày sau khi vũ hóa.

Sâu đo xanh có nguy hiểm không

 

 2. Triệu chứng gây hại

          Sâu gây hại mạnh vào ban đêm, ban ngày khi nắng nóng thường chui xuống đất. Sâu gây hại bằng cách cạp nhu mô lá từ bên trong, làm lá mất chất diệp lục, giảm khả năng quang hợp tạo chất dinh dưỡng làm bụi hành còi cọc, lá bị cạp thủng lỗ chỗ, gãy gập, đứt ngọn. Sâu thải phân bên trong ống hành. Trường hợp mật số cao sâu ăn rụi hết lá, không còn lá để bó khi thu hoạch, sâu còn gây hại cả củ làm mất giá trị thương phẩm (Hình 2).

Sâu đo xanh có nguy hiểm không

 

3. Biện pháp quản lý

          - Biện pháp canh tác

           + Thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm ổ trứng và ngắt bỏ. Bắt sâu non bằng tay khi sâu còn nhỏ sống tập trung.

           + Luân canh với lúa nước để diệt nhộng sâu trong đất.

           + Cày ải diệt sâu, nhộng. Trồng mật độ thích hợp, tránh quá dày hoặc quá thưa.

           + Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch, dọn sạch tàn dư thực vật.

           + Bón phân cân đối, tránh thừa phân đạm cây quá xanh tốt dễ bị sâu tấn công.

        + Bảo vệ các loài thiên địch của sâu hại như: nhện, ong ký sinh bằng cách hạn chế sử dụng thuốc hoá học hoặc chỉ dùng khi mật độ sâu quá cao.

        + Sử dụng các chế phẩm nấm xanh Metarhizium anisopliae, nấm trắng Beauveria bassiana (BIO HLC hoặc BIO Plus HLC), Bacillus thuringiensis var.kurstaki phun để tạo sự đối kháng tiêu diệt sâu… Các loại chế phẩm này nên phun thuốc vào các buổi chiều mát, không được phối trộn chung với thuốc hóa học.

         - Biện pháp hóa học

         Khi mật độ sâu xuất hiện nhiều, gây hại rộng thì phải sử dụng thuốc hoá học đặc trị có một trong các hoạt chất như Abamectin (Aba thai 6.5EC, Abatin 5.4EC, Catex 3.6EC,…) hoặc hoạt chất Azadirachtin (A-Z annong 0.9EC, Kozomi 0.3EC,…) hoặc Chlorpyrifos Ethyl (Lorsban 30EC, Pyrinex 20EC, Virofos 20EC,..).

           Lưu ý:Thời gian thích hợp nhất để phun thuốc là vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, khi đó sâu chui lên phá hại cây trồng nên dễ tiếp xúc với thuốc hơn.Thời điểm phát hiện thấy sâu non mới nở hoặc còn nhỏ sống tập trung thì nên tiến hành phun thuốc luôn. Do sâu có tính kháng thuốc mạnh nên cần phải áp dụng phun luân phiên thuốc có các hoạt chất khác nhau như trên để đạt hiệu quả cao.
Lưu ý: 

- Sâu gia tăng mật số nhanh hơn và kháng thuốc cũng mạnh hơn; nên chú ý kiểm tra kỹ khi cây đậu còn non để có thể bắt sâu hoặc ổ trứng hay nếu cần thì phun thuốc ngăn chặn kịp thời không cho bộc phát mật số, nhất là trong vụ Xuân - Hè là mùa có mật số sâu cao nhất.

 

- Vào cuối vụ Xuân - Hè thì mật số của các lòai thiên địch thường tăng cao như nấm ký sinh, vi rút NPV, ong kén trắng... Do đó nên hạn chế sử dụng thuốc sâu vào lúc này để bảo vệ chúng.