Quy trình vận hành xe ô tô

Vận hành cầu nâng 2 trụ sao cho đúng, an toàn không phải ai cũng nắm được đặc biệt là những người thợ mới vào nghề hay những gara sửa chữa, bảo dưỡng xe mới lắp đặt. Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu các bước vận hành cầu nâng 2 trụ đảm bảo, an toàn, đúng quy trình cho cả người sử dụng và xe khi lên cầu, đừng bỏ lỡ những thông tin này nhé.

Tóm tắt bài viết

Nguyên tắc khi vận hành cầu nâng 2 trụ đảm bảo an toàn

Để quy trình vận hành cầu nâng 2 trụ được an toàn, người sử dụng, vận hành cần thực hiện theo đúng nguyên tắc sau:

  • Chỉ nâng xe trong mức trọng lượng cho phép không nâng quá trọng tải.
  • Sử dụng cầu nâng 2 trụ theo đúng các chức năng.
  • Không tự ý điều chỉnh, sửa chữa hay thay đổi lại kết cấu của cầu nâng.
  • Không nâng cầu trong trường hợp cầu nâng xảy ra vấn đề như có tiếng động lạ khi nâng hạ cầu, bị mất thăng bằng hay rò rỉ dầu.
  • Quá trình vận hành cầu nâng 2 trụ cần được thực hiện bởi có người có chuyên môn, được đào tạo bài bản, có trách nhiệm.

Quy trình vận hành xe ô tô
Cầu nâng 2 trụ cho gara

Quy trình vận hành cầu nâng 2 trụ chuẩn nhất

Quy trình vận hành cầu nâng 2 trụ bao gồm nâng cầu và hạ cầu. Điều này hoàn toàn nhờ vào sự điều khiển của người vận hành. Sau đây là các bước vận hành chuẩn xác nhất:

– Quy trình nâng ô tô

  • Bước 1: Người vận hành sẽ thực hiện thao tác kiểm tra vật cản (nếu có cần loại bỏ) trước khi điều khiển xe ô tô lên cầu nâng 2 trụ.
  • Bước 2: Tiến hành hạ tay cầu nâng xuống vị trí thấp nhất (nếu chưa hạ) sau đó chỉnh tay nâng dọc sang 2 bên thân cầu sao cho tay cầu tạo thành 2 đường thẳng song song với nhau.
  • Bước 3: Đưa xe vào giữa 2 trụ cầu nâng sao cho trung điểm giữa 2 bánh xe trước sau cũng chính là điểm thẳng hàng với trụ cầu.
  • Bước 4: Chỉnh 4 tay nâng về vị trí trong gầm xe một các cân đối và tiến hành chốt tay nâng.
  • Bước 5: Nhấn nút điều khiển để đưa tay nâng lên, giúp cho xe được nâng lên.
  • Bước 6: Khi xe được nâng lên ở vị trí nhất định, giật khóa an toàn để giữ xe và tay nâng ở vị trí cố định giúp cho cầu nâng không bị tụt xuống. Lúc này người dùng hoàn toàn có thể thao tác một cách thoải mái dưới gầm cầu nâng mà không sợ tụt cầu.

– Quy trình hạ ô tô

  • Bước 1: Kiểm tra các khu vực dưới gầm xe để đảm bảo không có vật cản.
  • Bước 2: Đưa xe lên cao hơn một chút để mở khóa an toàn.
  • Bước 3: Người sử dụng nhấn nút điều khiển để cầu nâng tự động hạ xuống từ từ đến khi chạm đất.
  • Bước 4: Chỉnh tay nâng về vị trí thẳng với trụ cầu nâng 2 trụ như ban đầu.
  • Bước 5: Lái xe ra khỏi lòng cầu nâng 2 trụ.

Thực hiện đúng theo quy trình vận hành cầu nâng 2 trụ sẽ đảm bảo an toàn cho xe và người vận hành, sửa chữa. Giảm tối đa các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra khi sử dụng cầu nâng 2 trụ.



Địa chỉ bán cầu nâng 2 trụ uy tín nhất hiện nay

Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình vận hành cầu nâng 2 trụ đó chính là chất lượng cầu nâng. Trường hợp cầu cũ, kém chất lượng dễ gây rủi ro hơn trong quá trình sử dụng. Do đó, cách tốt nhất, chủ đầu tư hãy mua một sản phẩm mới từ thương hiệu có tiếng cho xưởng xe, gara của mình.Lựa chọn đơn vị phân phối cầu nâng 2 trụ uy tín không chỉ đảm bảo thiết bị chất lượng, thời gian bảo hành lâu dài mà quý khách hàng còn được hỗ trợ, tư vấn tận tình từ việc lắp đặt cầu cho đến việc hướng dẫn vận hành cầu nâng 2 trụ thành thạo.

Trong số các đơn vị cung cấp cầu nâng 2 trụ và các thiết bị rửa xe, chăm sóc, bảo dưỡng xe ô tô hiện nay Công ty TNHH Uni Việt được đông đảo khách hàng đánh giá cao. Uni Việt luôn tự hào cung cấp sản phẩm tốt nhất đến quý khách hàng trên toàn quốc.

Nếu có bất cứ vấn đề gì cần giải đáp về quy trình vận hành cầu nâng 2 trụ hay bất cứ thắc mắc nào khác, quý khách hàng hãy liên hệ đến Uni Việt để được tư vấn, hỗ trợ một cách đầy đủ và nhiệt tính nhất.

Để đảm bảo an toàn, lái xe tải cần tuân thủ tốc độ và khoảng cách an toàn theo quy định khi lưu thông trên từng dạng địa hình

- Một số nguyên tắc an toàn khác

  • Khi rời khỏi xe, lái xe tải phải tắt máy, kéo thắng tay, cài số, rút chìa khóa điện, khóa cửa cẩn thận. Tuyệt đối không được rời khỏi xe khi động cơ vẫn đang hoạt động.
  • Khi đổ nhiên liệu cho xe, lái xe tải cũng phải tắt máy, bánh xe phải được bơm đúng áp suất quy định
  • Tuyệt đối không được cho người lên, xuống hay đeo bám xe khi xe đang chạy
  • Xe chở chất nổ chỉ được dừng lại khi đến địa điểm giao hàng hoặc ở nơi có rất ít/ không có người qua lại.
  • Nắm và sử dụng thành thạo dụng cụ chữa cháy trên xe khi xảy ra sự cố.
  • Hạn chế tối đa việc gây tai nạn giao thông. Trường hợp xảy ra tai nạn, lái xe tải phải tìm mọi cách cấp cứu cho nạn nhân hoặc đưa nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất; nghiêm cấm hành động bỏ mặc nạn nhân; để nguyên xe ở vị trí gây tai nạn rồi trình báo cơ quan chức năng để được xử lý.

- Những việc không được làm

  • Chở người trong các thùng xe, đặc biệt là xe chở thuốc nổ hay đồ vật dễ kích nổ.
  • Không sử dụng hoặc sử dụng không đúng chức năng của các phương tiện bảo hộ được cấp phát theo quy định.
  • Kiểm tra hay sửa chữa hư hỏng của xe (dù nhỏ) khi đang bốc hàng. Chỉ được kiểm tra hay sửa chữa cơ cấu nâng/ cụm chi tiết của xe khi thùng xe được nâng lên và đã được chống cần bảo hiểm (đối với xe tự đổ)
  • Đậu xe ở giữa dốc để nghỉ hay nhận hàng. Trường hợp bắt buộc đậu thì phải thực hiện chèn bánh xe chắc chắn.

Lái xe tải không được đậu xe ở giữa dốc để nghỉ hay nhận hàng, trường hợp bắt buộc đậu thì phải thực hiện chèn bánh xe chắc chắn