Quy định về điểm ielts trong xét tuyển đại học năm 2022

Những năm gần đây, phương thức xét tuyển thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ được nhiều đại học chú trọng và có xu hướng ngày càng gia tăng. 

Ở Trường ĐH Bách khoa TP.HCM trong xét tuyển tổ hợp có môn tiếng Anh, thí sinh có chứng chỉ IELTS 6.0 được quy đổi 10 điểm môn tiếng Anh, IELTS 5.5 được quy đổi 9 điểm và IELTS 5.0 được quy đổi 8 điểm. Trong khi đó, chứng chỉ TOEFL iBT 79 được quy đổi thành 10 điểm. Mức thấp nhất là TOEFL iBT 46-47 được quy đổi là 8 điểm.

Còn Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh IELTS 6.0 trở lên vào ngành Sư phạm Tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh tới 30% chỉ tiêu của ngành. Ngoài ra, thí sinh có điểm SAT 800 cũng được ưu tiên xét tuyển.

Quy định về điểm ielts trong xét tuyển đại học năm 2022
Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ được nhiều trường đại học ưu tiên

Tại Trường ĐH Y Dược TP.HCM, thí sinh đạt IELTS 6.0 trở lên có thể đăng ký xét tuyển theo phương thức kết hợp vào ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt, Dược học, vào ngành Điều dưỡng nếu IELTS 5.0 trở lên…

Trường ĐH Tôn Đức Thắng ưu tiên xét tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế hoặc chương trình quốc tế vào học chương trình đại học bằng tiếng Anh với thí sinh có chứng chỉ IELTS ≥ 5.0 (hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương)…

Ở Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương IELTS 6.0 trở lên là một trong những tiêu chuẩn theo phương thức xét tuyển học sinh giỏi và xét tuyển quá trình học tập theo tổ hợp môn.

Thí sinh khác có thiệt thòi?

Các trường đại học lý giải ưu tiên xét tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEFL iBT, TOEIC, ACT vì muốn chủ động hội nhập quốc tế. Mặt khác đây là sự đa dạng trong tuyển sinh. Các trường đang tìm những phương thức khác để khi Kỳ thi tốt nghiệp THPT không còn tính phân loại mạnh thì các trường vẫn sẵn sàng trong việc tuyển sinh. Hơn nữa, để tốt nghiệp ở nhiều trường bắt buộc sinh viên phải có khả năng ngoại ngữ tốt.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cho hay các trường đại học ưu ái cho thí sinh theo học chương trình bổ sung tiếng Anh vì việc xét này có nhiều ưu điểm. Đầu tiên, đây là những thí sinh thực sự có hiểu biết về ngành nghề, cơ hội việc làm và các chương trình trong trường đại học. Mặt khác, do được học tiếng Anh từ nhỏ nên khi vào đại học, các thí sinh có cơ hội tiếp cận tài liệu, giao tiếp và có cơ hội hội nhập cao hơn.

Về việc “ưu ái” thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ có khiến thí sinh khác không có điều kiện tiếp xúc học tiếng Anh thiệt thòi, ông Sơn cho rằng, điều này là có nhưng không nhiều vì chủ yếu các thí sinh ở vùng xa. Tuy nhiên theo ông Sơn, những thí sinh như vậy vẫn có nhiều cơ hội để xét tuyển bằng cách khác và các em vẫn phải học tập tốt tiếng Anh vì đây ngôn ngữ thứ hai.  

“Nếu thí sinh không học tập tiếng Anh tốt là không thể ra trường khi sắp tốt nghiệp vì các trường đại học đã đặt ra tiêu chí cho sinh viên phải đạt ngoại ngữ, nhất là môn tiếng Anh, phải đạt mức 3 trong khung năng lực 6 bậc do Bộ GD-ĐT quy định hay có chứng chỉ quốc tế như TOEIC, TOEFL, IELTS…Điều này bắt buộc các sinh viên nếu chưa có tiếng Anh đầu vào thì cũng phải học để có đầu ra”- ông Sơn nói.

Ngoài ra, theo ông Sơn chỉ tiêu xét học bạ hay thi tốt nghiệp ít đi vì hiện nay các trường dành tiêu chí xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực, xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế, xét tuyển những thí sinh có thành tích thể thao cao, ....đã nhiều hơn các năm trước. Nghiên cứu cho thấy sinh viên xét tuyển bằng học bạ THPT thì tỷ lệ học tập "ẹ" hơn nhiều so với xét tuyển bằng các phương thức khác. 

Ông Phùng Quán, Trưởng phòng thông tin truyền thông, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, cho rằng trong thời đại hội nhập, người không có ngoại ngữ đã là bất lợi lớn, sinh viên sẽ không có cơ hội kiếm được việc làm, có thu nhập cao nếu ra trường yếu tiếng Anh. Khi không có tiếng Anh khi vào đại học sẽ cực kỳ khó khăn cho việc học, nghiên cứu.

Quy định về điểm ielts trong xét tuyển đại học năm 2022
Điểm xét tuyển của thí sinh trường dân tộc nội trú trong năm 2021

Ông Quán nhấn mạnh, các trường ĐH được quyền tự chủ về tuyển sinh, có nghĩa là có quyền, có cách chọn lựa học sinh đủ năng lực, phẩm chất vào học. Hiện nay có hơn 10 phương thức xét tuyển, học sinh có nhiều cơ hội để vào các trường ĐH. 

Đối với thí sinh ở khu vực miền núi, vùng sâu thiệt thòi khi tiếp cận ngoại ngữ, ông Quán cho rằng các em đã có những chế độ ưu tiên khác. Bằng chứng là năm nào trường dân tộc nội trú cũng nhiều thí sinh có điểm xét tuyển từ 28 đến 30  thậm chí hàng chục thí sinh có điểm xét tuyển trên 30.

Lê Huyền

Quy định về điểm ielts trong xét tuyển đại học năm 2022

‘Cơn sốt’ luyện thi IELTS đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố, khi rất nhiều gia đình cho con luyện thi loại chứng chỉ này. Nhiều phụ huynh nhận thức ILETS là giấy thông hành để vào những trường ĐH top đầu ở Việt Nam.

Quy định về điểm ielts trong xét tuyển đại học năm 2022

Với xu hướng tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS, ở một số nơi đã có hiện tượng thí sinh 'ngó lơ' nhiều môn học khác để tập trung luyện chứng chỉ này.

13:11' - 17/01/2022

BNEWS Trước những lo ngại có sự bất bình đẳng khi xét tuyển đại học bằng một số chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS, TOEFL, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lên tiếng.

Sau khi một số trường đại học công bố phương án tuyển sinh năm 2022, nhiều học sinh bày tỏ lo lắng về việc giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông và tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng các phương thức khác như thi đánh giá năng lực, các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế…

Bởi học sinh lớp 12 năm nay đã phải trải qua 2 năm học với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao đổi một số nội dung nhằm làm rõ hơn các phương thức tuyển sinh năm 2022. Theo bà Nguyễn Thu Thủy, các thí sinh và phụ huynh không nên quá lo lắng, bởi xu hướng mùa tuyển sinh năm 2022 cũng sẽ không thay đổi quá nhiều, phương án tuyển sinh về cơ bản giữ ổn định tương đối so với năm 2020, 2021. Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2021 cho thấy, hầu như các trường đại học đều sử dụng 2 phương thức tuyển sinh cơ bản, trong đó, tỉ lệ các trường đại học sử dụng kết quả thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông là hơn 92%, trong khi hơn 77% các trường sử dụng kết quả học tập bậc Trung học Phổ thông (học bạ).

Thống kê tổng chỉ tiêu mà các trường xác định cũng như con số nhập học thực tế trong năm 2021 cũng cho thấy, 90% thí sinh nhập học theo 1 trong 2 phương thức là sử dụng kết quả thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông hoặc kết quả học bạ. Thí sinh trúng tuyển bằng các phương thức khác chưa đến 10%.
Bà Nguyễn Thu Thủy chia sẻ: Hai năm vừa qua, xu thế đó gần như không có thay đổi nhiều. Có thể nói, tỉ trọng xét tuyển bằng các phương thức khác là không cao so với tổng thể.

Sang năm 2022, tình hình dịch COVID-19 có thể chưa được khống chế hoàn toàn, chưa đủ điều kiện thuận lợi để các trường tổ chức thi riêng và thi đánh giá năng lực một cách phổ biến. Do đó, tỉ trọng nhập học đối với các phương thức vẫn có thể tương tự và ổn định như năm 2020-2021.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho rằng, những năm tiếp theo, khi các trung tâm khảo thí độc lập đi vào vận hành ổn định, tỉ trọng các trường tốp trên sử dụng kết quả này sẽ gia tăng mạnh mẽ (để dần thay thế kết quả thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông).

Các kỳ thi riêng do các nhóm trường tổ chức cũng sẽ chiếm tỉ trọng lớn hơn, được chấp nhận rộng rãi hơn, song xu hướng sẽ không cao bằng kết quả thi của các trung tâm khảo thí độc lập vì việc tổ chức thi là tốn kém, vất vả. Nếu có dịch vụ đáng tin cậy, các trường sẽ chuyển sang sử dụng. Bên cạnh đó, trước những lo ngại có sự bất bình đẳng khi xét tuyển đại học bằng một số chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS, TOEFL, bà Nguyễn Thu Thủy cho biết: Đa phần các trường sử dụng nhiều phương thức để xét tuyển. Một số cơ sở giáo dục đại học thuộc top đầu – các trường có những chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến học hoàn toàn bằng Tiếng Anh -  thì việc sử dụng thêm các tiêu chí như chứng chỉ ngoại ngữ IELTS, TOEFL trong xét tuyển cũng là điều bình thường, hợp lý, bởi có tính hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, tiêu chí về IELTS, TOEFL không phải là tiêu chí duy nhất, thông thường, các trường còn căn cứ cả kết quả học tập hoặc điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông. Chưa kể, cũng chỉ một phần chỉ tiêu được xác định tuyển sinh bằng phương thức này.

Theo đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc tuyển sinh luôn tuân thủ nguyên tắc lấy từ cao xuống thấp theo các ngành nghề lĩnh vực và phương thức tuyển sinh mà các trường áp dụng, và quan trọng tùy thuộc nguyện vọng đăng ký của thí sinh vào các phương thức.

Do vậy, nếu thí sinh không trúng tuyển ở phương thức này, vẫn có cơ hội trúng tuyển bằng phương thức khác theo đúng năng lực, trong bối cảnh cạnh tranh với các thí sinh khác có cùng nguyện vọng. Bà Thủy cũng cho rằng, hiện nay, hầu hết các trường sử dụng phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông (chỉ trừ các trường tuyển sinh năng khiếu). Do đó, nếu có năng lực và đủ quyết tâm, ôn tập tốt, tinh thần vững vàng, các em hoàn toàn có thể trúng tuyển, không hề mất cơ hội.

Có một thực tế, trong 2 năm qua, một số thí sinh đã ôn luyện và thi được các chứng chỉ IELTS, TOEFL nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các em không thực hiện được mục tiêu du học nên đã dùng kết quả đó để đăng ký và nhập học vào các trường trong nước. Do vậy, số thí sinh sử dụng chứng chỉ này để đăng ký xét tuyển có thể cao hơn một chút so với trước.

Tuy nhiên, số chỉ tiêu xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS, TOEFL... không quá nhiều và chủ yếu là dành cho các ngành/chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh. Bởi lẽ, khi không có khả năng tiếng Anh tốt thì các thí sinh cũng khó có thể học tốt hay theo kịp chương trình đào tạo.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho rằng, với xu hướng quốc tế hóa giáo dục đại học hiện nay, với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trình độ cao cho công dân toàn cầu, thì việc các trường đại học (nhất là các trường top đầu) sử dụng các tiêu chí chuẩn hóa quốc tế, được công nhận rộng rãi trên thế giới (như SAT, ACT, IELTS…) để tuyển sinh cũng là điều dễ hiểu và đáng được ghi nhận.

Có như vậy, cùng với các nỗ lực khác, giáo dục đại học Việt Nam sẽ dần đối sánh được với các nước khác trên thế giới và khu vực, đồng thời, tiếp tục thu hút hơn nữa thí sinh nước ngoài tới học. Điều này cũng thực hiện đúng theo quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình trong công tác tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học. Trước mùa tuyển sinh năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng khuyến cáo các trường khi đưa ra phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh cần bảo đảm sự ổn định, tránh gây xáo trộn, biến động lớn ảnh hưởng đến việc học tập và ôn luyện của thí sinh. Khi có những thay đổi lớn, các trường cần thông báo trước, dự trù thời gian để thí sinh kịp chuẩn bị cho việc ôn luyện.

Các tiêu chí tuyển sinh cần phù hợp với ngành đào tạo và phân loại được thí sinh. Việc xét tuyển thực hiện trên cùng thang đo, trên một mặt bằng chung nhằm bảo đảm chất lượng đầu vào, tăng cường cả chất lượng đào tạo, để xây dựng và khẳng định uy tín của nhà trường.

Ngoài ra, cần tạo điều kiện thuận lợi, giảm áp lực, bảo đảm công bằng giữa các đối tượng thí sinh và công bằng giữa các cơ sở đào tạo, các vùng miền, khu vực./.

>>>Phối hợp sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực trong tuyển sinh Đại học 2022