Quy định về đánh giá xếp loại doanh nghiệp năm 2024

Giới thiệu Thông tư 77/2021/TT-BTC của Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 200/2015/TT-BTC về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạ

Ngày 17/9/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 77/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 200/2015/TT-BTC về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước. (Sau đây gọi tắt là Thông tư 77 và Thông tư 200). Thông tư 77 có hiệu lực kể từ ngày 3/11/2021 và áp dụng từ năm tài chính 2021. Thông tư 77 chủ yếu sửa đổi một số nội dung liên quan đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại đối với DNNN tại Chương IV Thông tư 200. Bài viết xin giới thiệu một số nội dung chính của Thông tư 77 như sau:

Thứ nhất, Thông tư 77 sửa đổi tiêu chí Tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành tại điểm d khoản 1 điều 14 Thông tư 200.

Theo đó, Doanh nghiệp xếp loại A khi đáp ứng các điều kiện như: Trong năm đánh giá không bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế; không bị nhắc nhở bằng văn bản 1 lần về việc nộp báo cáo không đúng quy định hoặc không đúng thời hạn. Doanh nghiệp xếp loại B nếu mắc 1 trong 2 lỗi sau: Trong năm đánh giá xếp loại mà bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế do có 01 hành vi vi phạm thuộc nhóm hành vi khai sai mà dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền được miễn giảm; hoặc doanh nghiệp bị nhắc nhở 2 lần về việc nộp báo cáo cáo không đúng quy định hoặc không đúng thời hạn. Doanh nghiệp xếp loại C nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp sau: Bị xử phạt hành chính do có 2 hanh vi vi phạm khác nhau trở lên trong lĩnh vực thuế hoặc doanh nghiệp có hành vi trốn thuế; hoặc doanh nghiệp bị nhắc nhở 3 lần trở lên về việc nộp báo cáo không đúng quy định hoặc không đung thời hạn; hoặc là Người quản lý của doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ được đánh giá xếp loại thuộc một trong những lĩnh vực đã nêu tại điểm a khoản 4 điều 12 Thông tư này (các lĩnh vực về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thuế, nộp ngân sách, chế độ báo cáo tài chính, báo cáo giám sát tài chính và báo cáo khác, việc thực hiện kết quả thanh tra, kiểm tra) theo công bố, kết luật của cơ quan chức năng.

Riêng các hành vi vi phạm thủ tục thuế không xem xét để thực hiện đánh giá xếp loại doanh nghiệp.

Thứ hai, Thông tư 77 sửa đổi lại nội dung Phân loại doanh nghiệp để thực hiện đánh giá xếp loại doanh nghiệp tại khoản 4 điều 14 Thông tư 200.

Thông tư 200 quy định việc xếp loại doanh nghiệp để thực hiện đánh giá xếp loại doanh nghiệp căn cứ vào tỷ trọng doanh thu thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích của nhà nước so với tổng doanh thu của doanh nghiệp thì Thông tư 77 quy định nội dung này như sau:

Cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ vào danh mục sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên theo quy định của Chính phủ về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên để phân loại doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp an ninh quốc phòng, Cơ quan đại diện chủ sở hữu (Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) quyết định phân loại doanh nghiệp cụ thể đối với từng doanh nghiệp.

Việc phân loại doanh nghiệp để thực hiện đánh giá xếp loại doanh nghiệp được Cơ quan đại diện chủ sở hữu nêu cụ thể trong quyết định giao kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm cho từng doanh nghiệp.

Trường hợp là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thì xếp loại doanh nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 30 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP. Trường hợp là doanh nghiệp thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên thì xếp loại doanh nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 30 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP.”

Thứ ba, trong chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tại điểm b khoản 2 điều 12 Thông tư 200 đã được bãi bõ nội dung: “Trường hợp tại thời điểm lập Báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp chưa thực hiện phân phối trích lập các quỹ thì khi thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp phải cộng thêm số trích lập của Quỹ đầu tư phát triển theo quy định tại tiết b khoản 3 Điều 31 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP vào chỉ tiêu vốn chủ sở hữu để làm căn cứ xác định tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu” khi đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ tư, Thông tư 77 bãi bỏ Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của Người quản lý doanh nghiệp tại Điều 13 và xếp loại Người quản lý doanh nghiệp tại khoản 3 Điều 14 tại Thông tư 200.

Với các nội dung được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 77 nhằm phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của Chính phủ tại Nghị định 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thưởng xuyên và Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định xử phạt về thuế và hóa đơn, các cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp nhà nước cũng như doanh nghiệp có vốn nhà nước sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn điều lệ bao nhiêu?

Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây: a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng. 2.

Doanh nghiệp được định nghĩa như thế nào?

  1. Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh (theo Khoản 10, Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2020). 2) Được thừa nhận là thực thể pháp lý.

Doanh nghiệp nhà nước có đặc điểm gì?

Doanh nghiêp nhà nước là doanh nghiệp một chủ trong trường hợp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp nhà nước nhiều chủ sở hữu trong trường hợp Nhà nước có cổ phần, vốn góp chi phối có tỉ lệ trên 50% và dưới 100% vốn điều lệ.

Doanh nghiệp loại B là gì?

Doanh nghiệp xếp loại B khi tổng doanh thu thực hiện thấp hơn nhưng tối thiểu bằng 90% so với kế hoạch được giao. Doanh nghiệp xếp loại C khi tổng doanh thu thực hiện đạt dưới 90% kế hoạch được giao. Tiêu chí 2: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.