Phương pháp nêu định nghĩa giải thích là gì

I – TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH 1. Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh a] Đọc lại các văn bản thuyết minh vừa học [Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất] và cho biết các văn bản ấy đã sử dụng các loại tri thức gì. b] Làm thế nào để có các tri thức ấy? Vai trò của quan sát, học tập, tích luỹ ở đây như thế nào? c] Bằng tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh được không? 2. Phương pháp thuyết minh Để nêu bật đặc điểm bản chất, tiêu biểu của sự vật, hiện tượng, người ta thường sử dụng các phương pháp thuyết minh sau: a] Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi: - Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam. [Huế] - Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc [Cao Bằng]. [Khởi nghĩa Nông Văn Vân] Câu hỏi: Trong các câu văn trên, ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy, người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh. b] Phương pháp liệt kê Đọc các câu, đoạn văn sau và cho biết phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất của sự vật: - Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,... [Cây dừa Bình Định] - Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. [Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000] c] Phương pháp nêu ví dụ Chỉ ra ví dụ trong động vật sau và nêu tác dụng của nó đối với việc trình bày cách xử phạt những người hút thuốc lá ở nơi công cộng. Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổ lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm[10] [ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạt 500 đô la]. [Ôn dịch, thuốc lá] d] Phương pháp dùng số liệu [con số] Đoạn văn sau cung cấp những số liệu nào? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố không? Các nhà khoa học cho biết trong không khí, dưỡng khí chỉ chiếm 20% thể tích, thán khí chiếm [3]%. Nếu không có bổ sung thì trong vòng 500 năm con người và động vật sẽ dùng hết số dưỡng khí ấy, đồng thời số thán khí không ngừng gia tăng.

Vậy vì sao đến nay dưỡng khí vẫn còn? Đó là nhờ thực vật. Thực vật khi quang hợp hút thán khí và nhả ra dưỡng khí. Một héc-ta cỏ mỗi ngày có khả năng hấp thụ 900kg thán khí và nhả ra 600kg dưỡng khí. Vì thế, trồng cây xanh và thảm cỏ trong thành phố có ý nghĩa cực kì to lớn.

[Nói về cỏ] e] Phương pháp so sánh Đọc câu văn sau và cho biết tác dụng của phương pháp so sánh: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn gần bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất. g] Phương pháp phân loại, phân tích Đối với những loại sự vật đa dạng, người ta chia ra từng loại để trình bày. Đối với sự vật có nhiều bộ phân cấu tạo, có nhiều mặt, người ta chia ra từng bộ phận, từng mặt để thuyết minh. Hãy cho biết bài Huế đã trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào.

Ghi nhớ

- Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng. - Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại,...

II – LUYỆN TẬP

1. Tác giả bài Ôn dịch, thuốc lá đã nghiên cứu, tìm hiểu rất nhiều để nêu lên yêu cầu chống nạn hút thuốc lá. Em hãy chỉ ra phạm vi tìm hiểu vấn đề thể hiện trong bài viết.

2. Bài viết đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào để nêu bật tác hại của việc hút thuốc lá? 3. Đọc văn bản thuyết minh sau và trả lời câu hỏi: thuyết minh đòi hỏi những kiến thức như thế nào? Văn bản này đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
NGÃ BA ĐỒNG LỘC Ngã ba Đồng Lộc là giao điểm giữa hai đường tỉnh lộ số 8 và tỉnh lộ số 15 thuộc vùng đất đồi Hà Tĩnh. Trên một đoạn đường khoảng 20km mà có những 44 trọng điểm đánh phá của giặc Mĩ và đã phải chịu đựng hơn 2.057 trận bom. Ở đây có một tập thể kiên cường gồm 10 cô gái tuổi đời từ 17 đến 20 làm nhiệm vụ san lấp hố bom, làm đường, đào hầm trú ẩn, bảo đảm an toàn cho xe và người qua lại. Ngày 24 – 7 – 1968, sau 18 lần giặc Mĩ cho máy bay đánh phá ác liệt vào khu vực này, cả 10 chị em vẫn trụ lại kiên cường, bất khuất, giữ vững mạch đường đến hơi thở cuối cùng.

Cũng trên mảnh đất anh hùng này đã sinh ra người anh hùng trẻ tuổi La Thị Tám, một cô gái đầy nhiệt tình cách mạng, gan dạ, mưu trí. Liên tục 116 ngày đêm làm nhiệm vụ, chị đã quan sát, đánh dấu những quả bom chưa nổ ở các trọng điểm địch đánh phá ác liệt. Ba lần bị bom nổ vùi lấp, chị vẫn kiên cường bám sát trận địa, đánh dấu đủ, rõ các hút bom, phục vụ đắc lực cho việc phá bom, đảm bảo giao thông thông suốt.

Ngày nay, Ngã ba Đồng Lộc trở thành một nơi tưởng niệm những tấm gương oanh liệt của các cô gái thanh niên xung phong trong thời kháng chiến chống Mĩ.

[Báo Quân đội nhân dân, 1975]

4. Hãy cho biết cách phân loại sau đây của một bạn lớp trưởng đối với những bạn học yếu trong lớp có hợp lí không: “Lớp ta có nhiều bạn học chưa tốt. Trong đó có những bạn có điều kiện học tốt nhưng ham chơi, nên học yếu. Có những bạn học được nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, thường bỏ học, đến chậm nên học yếu. Lại có những bạn vốn kiến thức cơ sở yếu từ lớp dưới, tiếp thu chậm, nên học yếu. Đối với ba nhóm học sinh đó, chúng ta nên có những biện pháp khác nhau để giúp đỡ họ.”

I.TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

- Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh

    + Đảm bảo cung cấp thông tin về đối tượng muốn thuyết minh một cách trung thực, chính xác, khách quan.

    + Nội dung thuyết minh phải chuẩn xác, hấp dẫn, sinh động.

    + Trình tự thuyết minh phải hợp lý, khoa học và nhất quán theo không gian, thời gian hay sự việc ... .

    + Ngoài tri thức như đã nói trên thì cần phải có phương pháp thuyết minh phù hợp.

- Mối quan hệ giữa phương pháp thuyết minh và mục đích thuyết minh

    + Phương pháp thuyết minh tạm hiểu là một hệ thống cách thức mà người thuyết minh sử dụng mong đạt tới mục đích mà mình đã đạt ra.

    + Không có nhu cầu và mục đích thuyết minh thì không có cơ sở để đi tìm phương pháp thuyết minh.

    + Ngược lại: Nhu cầu thuyết minh sẻ không thể thoả mản, mục đích thuyết minh sẻ không thể đạt được nếu người thuyết minh không có phương pháp thuyết minh phù hợp và hiệu quả.

Kết luận: Phương pháp thuyết minh có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời với mục đích thuyết minh.

II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học

- Đoạn vặn 1: Phương pháp nêu ví dụ; dùng số liệu; liệt kê. Các ví dụ được nêu ra có kèm theo cả lời bình luận và phân loại có tác dụng làm nổi bật ý Trần Quốc Tuấn là người yêu nước khi ông khéo tiến cử cho đất nước nhiều người tài giỏi.

- Đoạn văn 2: Là đoạn được trình bày theo phương pháp thuyết minh nêu định nghĩa kết hợp phương pháp phân tích.

- Đoạn văn 3: Phương pháp dùng số liệu được kết hợp với phương pháp so sánh. Những số liệu khá mới mẻ về cấu tạo tế bào của con người đã được thuyết minh khéo léo kết hợp những so sánh hấp dẫn khiến cho đoạn văn vừa gây được sự chú ý vừa thuyết phục được người nghe.

- Đoạn văn 4: Phương pháp thuyết minh được sử dụng ở đây là phương pháp phân tích. Phân tích bằng cách miêu tả lại các vật dụng và cách thức chơi chò hát trống quân.

2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh

a. Thuyết minh bằng chú thích

VD 1: Ba-sô là bút danh. Bô-sô là tên hiệu. Ba-sô là tên chữ

VD 2: Ba-sô là một nhà thơ nổi tiếng hàng đầu của Nhất Bản. Ta bắt gặp thơ của ông với rất nhiều điều mới lạ, với thể thơ Hai-Cư, Ba-sô thường dùng những nét chấm phá, chỉ gợi chứ không tử, chừa rất nhiều khoảng trống cho trí tưởng tưởng của người đọc.

So sánh phương pháp thuyết minh định nghĩa và phương pháp thuyết minh bằng chú thích

Giống nhau: Cùng có mô hình cấu trúc A là B: A là đối tượng cần thuyết minh, B là tri thức về đối tượng.

Khác nhau:

Phương pháp thuyết minh bằng định nghĩa

Phương pháp thuyết minh bằng chú thích

Đặt sự vật [hiện tượng] cần thuyết minh vào một loại lớn hơn, rộng hơn.

Nếu ra một tên gọi khác hoặc một cách nhận biết khác

Chỉ  ra được đặc điểm bản chất của sự vật, hiện tượng để phân biệt nó với hiện tượng cùng loại.

VD: phân biệt nhà thơ X với nhà thơ Y, nhân vật A với nhân vật B

Có thể chưa phản ánh đầy đủ thuộc tính bản chất của đối tượng.

VD: Ba-sô là tên hiệu, Ba-sô là tên chữ, Ba-sô là bút danh

Hay: Tên hiệu của Nguyễn Du là Thanh Hiên, của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Bạch Vân Cư Sĩ, của Nguyễn Công Trứ là Ngộ Trai.

Đảm bảo tính chuẩn xác và độ tin cậy cao

Phương pháp này có tính linh hoạt, mềm dẻo, đa dạng hóa văn bản và phong phú hóa cách diễn đạt.

b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân - kết quả

- Trong hai mục đích đã nêu [[1] niềm say mê cây chuối của Ba-sô và [2] lai lịch của bút danh Ba sô] thì mục đích [2] là chủ yếu.

- Các ý trong đoạn văn có quan hệ nhân quả với nhau vì từ niềm say mê cây chuối [chỉ nguyên nhân] mới dẫn đến việc ra đời [chỉ kết quả] bút danh Ba-sô.

- Mối quan hệ ấy được trình bày một cách hợp lí: vì giải thích trước sau đó đưa ra kết luận.

- Sinh động: dùng cách nói hình ảnh bóng bẩy, niềm say mê cây chuối được khai thác từ nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau.

III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

- Việc sử dụng phương pháp thuyết minh [bao nhiêu phương pháp và phương pháp cụ thể nào] phải do mục đích thuyết minh quyết định.

- Ngoài mục đích làm rõ sự vật hiện tượng cần được thuyết minh việc sử dụng phương pháp thuyết minh còn phải làm cho văn bản thuyết minh có khả năng gây hứng thú và trở nên hấp dẫn đối với người nghe, người đọc.

Ghi nhớ: SGK Ngữ văn 10 tập 2 trang 51.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1:

Các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong đoạn văn đã cho là:

- Phương pháp chú thích: Hoa lan đã được người phương Đông tôn là "Loài hoa vương giả" [Vương giả chi hoa]. Còn với người phương Tây thì lan là "nữ hoàng của các loài hoa".

- Phương pháp phân tích giải thích: Họ lan thường được chia thành hai nhóm: nhóm phong lan bao gồm tất cả những loài sống bám trên đá, trên cây, có rễ nằm trong không khí. Còn nhóm địa lan lại gồm những loài có rễ nằm trong đất hay lớp thảm mục.

- Phương pháp nêu số liệu: [...] Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ đã cho thấy sự đa dạng tuyệt vời của hoa và của lá về hình dáng, về màu sắc.

--> Ngoài sự vận dụng các phương pháp thuyết minh trên tác giả còn sử dụng các yếu tố miêu tả hấp dẫn: Với cánh môi cong lượn như gót hài, cánh hoa trong mãnh và mang hoà sắc tuyệt diệu của trắng, vàng, phớt tím, nâu, khi có làn gió nhẹ, hoa Hài Vệ nữ rung rinh tưởng như cánh bướm mảnh mai đang bay lượn.

Đây là đoạn trích văn bản thuyết minh được viết nhằm cung cấp những tri thức về hoa lan, một loài hoa được ưa chuộng. Người viết tỏ ra có những hiểu biết thật sự khoa học, chính xác, khách quan về hoa lan ở Việt Nam.

Trong đoạn thuyết minh này, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh: chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ, ... nhờ đó mà lời thuyết minh trở nên linh hoạt, sinh động và hấp dẫn.

Câu 2: Trong một buổi giao lưu với bạn bè quốc tế, anh [chị] muốn giới thiệu với các bạn một trong những nghề truyền thống của quê mình [trồng lúa, nuôi tằm, làm đồ gốm,...]. Hãy viết lời giới thiệu của anh [chị] thành một bài văn thuyết minh dài khoảng 500 chữ.

Gợi ý:

Đây là bài luyện tập mang tính tổng hợp nhưng chủ yếu là lựa chọn và sử dụng phương pháp thuyết minh hợp lí, có hiệu quả. Để bài viết hay cần:

- Tìm tòi, học hỏi để có những hiểu biết chuẩn xác, đầy đủ về nghề truyền thống của quê hương. Đây là yêu cầu trước hết và quan trọng nhất vì không có hiểu biết gì thì không thể thuyết minh.

- Xác định mục đích thuyết minh.

- Vạch đề cương về nội dung thuyết minh.

- Lựa chọn các phương pháp thuyết minh phù hợp với từng nội dung như phương pháp định nghĩa, phương pháp nêu ví dụ để thuyết minh về những nghệ nhân nổi tiếng với nghề truyền thống của quê hương; phương pháp phân tích để thuyết minh về ý nghĩa, giá trị của nghề truyền thống trên lĩnh vực vật chất hoặc văn hoá; phương pháp nguyên nhân - kết quả để thuyết minh vì sao có nghề truyền thống ấy, ...

Sachbaitap.com

>> Học trực tuyến Lớp 11 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề