Chuyên gia dinh dưỡng lương bao nhiêu

Thị trường việc làm liên tục thay đổi, xu hướng việc làm thay đổi theo từng năm nhanh chóng và liên tục. Lựa chọn con đường sự nghiệp luôn là thách thức quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Ngay từ bây giờ, các ứng viên cần tìm hiểu về thị trường tuyển dụng; cũng như xu hướng tuyển dụng trong thời gian ít nhất 10 năm tới. Từ đó nắm bắt được các cơ hội việc làm hấp dẫn từ doanh nghiệp lớn. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 7 ngành nghề có cơ hội việc làm tốt và thu nhập cao trong thập kĩ tới!

++ Tổng hợp việc làm hấp dẫn của 6 ngành nghề tiềm năng!

1. Bác sĩ tâm lý và Điều dưỡng viên

Đời sống ngày càng phát triển, nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng. Không chỉ là nhu cầu chăm sóc sức khỏe về thể chất; mà sức khỏe tinh thần cũng đóng vai trò rất quan trọng. Do vậy, bác sĩ và điều dưỡng viên trở thành những nghề thiết yếu, xã hội luôn cần đến.

Toàn ngành y tế sẽ phát triển nở rộ trong 10 năm tới, tuy nhiên bác sĩ tâm lý và điều dưỡng viên sẽ trở thành hai ngành có tiềm năng nhất.

  • Bác sĩ tâm lý: Ở nước ngoài, đây là một nghề đã và đang phát triển rất tốt. Nhịp sống của thế giới thay đổi không ngừng, mạng xã hội ngày càng lớn mạnh và chi phối cuộc sống con người. Thế giới tinh thần của con người phải chịu đựng áp lực từ nhiều phía. Tuy hiện nay, bác sỹ tâm lý chưa thật sự phát triển và được coi trọng đúng mực. Nhưng đây là xu thế tất yếu trong tương lai, khá nhiều người chịu áp lực lớn trong xã hội như doanh nhân, nghệ sĩ đã tìm đến bác sĩ tâm lý. Nhưng đa phần, bác sĩ tâm lý của họ là người nước ngoài hoặc học tập tại nước ngoài. Chương trình đào tạo về tâm lý tại Việt Nam chưa thể bắt kịp với thế giới, còn khá non trẻ.
  • Điều dưỡng viên: Tại Việt Nam, điều dưỡng viên đã trở thành một nghề có nhu cầu tuyển dụng lớn. Phục vụ cho một lượng không nhỏ dân số già tại Việt Nam; đây là ngành được nhiều gia đình săn đón. Để mang lại chất lượng chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bố mẹ, ông bà khi con cái không có nhiều thời gian.

2. Chuyên gia dinh dưỡng

Trong tương lai, để cải thiện sức khỏe, chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu; là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của xã hội. Chế độ dinh dưỡng tốt có thể ngăn ngừa được một số căn bệnh; giúp con người có sức khỏe. Trẻ em hay người lớn cũng đều cần một chế độ dinh dưỡng tốt để có thể phát triển một cách toàn diện. Tại Việt Nam, ngày càng có nhiều người quan tâm đế chế độ dinh dưỡng và có nhu cầu ăn uống khoa học.

Ngày càng có nhiều người tham gia các khóa học về sức khỏe, các bộ môn như yoga, gym. Mục tiêu của họ là thân hình dẻo dai nhờ chế độ tập luyện và ăn uống từ chuyên gia. So với bác sĩ tâm lý và điều dưỡng viên, chuyên gia dinh dưỡng cũng là một nghề có tiềm năng và đang trên đà phát triển, nhất là đối với giới trẻ. Có thể dễ nhìn thấy, trong tương lai đây là ngành nghề xu thế và mang lại thu nhập cao.

3. Kỹ sư phần mềm – Công nghệ thông tin

Internet và mạng xã hội chưa bao giờ ngừng phát triển. Công nghệ thông tin là ngành luôn giữ “nhiệt” trong thời điểm cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. Không chỉ các công ty chuyên về công nghệ mà ngay cả các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực đa dạng khác nhau cũng rất cần kỹ sư phần mềm. Hầu hết các doanh nghiệp, ngân hàng lớn đều cần các đội kỹ sư công nghệ bảo mật thông tin; kiểm soát máy tính, thông tin mạng của toàn hệ thống.

Chỉ cần công nghệ thông tin vẫn còn là tâm điểm trong đời sống công việc và sinh hoạt hằng ngày; thì đây vẫn là mảnh đất cơ hội việc làm màu mỡ. Đặc biệt, nếu bạn có chuyên môn cao; bạn sẽ được nhiều nhà tuyển dụng săn đón và nhận được mức lương đáng mơ ước.

++ Trọn bộ việc làm Công nghệ thông tin hấp dẫn nhất tháng 6/2019

4. Cơ hội việc làm ngành Tư vấn kinh doanh

Trong thời điểm khởi nghiệp không còn quá khó khăn, nhiều công ty khởi nghiệp trẻ ra đời. Với kinh nghiệm còn non trẻ của chủ dự án khởi nghiệp, họ rất cần một cố vấn kinh doanh chuyên nghiệp để bắt đầu. Chủ các dự án khởi nghiệp thường là các bạn còn trẻ muốn thử sức mình trong lĩnh vực kinh doanh. Hoặc những người có nguồn tài chính nhàn rỗi và muốn sinh lời từ đó.

Như vậy, cố vấn kinh doanh sẽ là người giúp họ hiểu hơn về kinh doanh nói chung; mà còn vạch ra những điều kiện cần thiết, những yếu tố cần chuẩn bị khởi nghiệp. Bên cạnh đó, chuyên viên tư vấn cũng là người đưa ra định hướng cần thiết để phát triển cho doanh nghiệp. Những năm trở lại đây, các doanh nghiệp vẫn đang mọc lên như nấm; vì thế tư vấn kinh doanh được dự báo là một ngành nghề “hot” với mức thu nhập cao.

5. Cơ hội việc làm ngành Marketing

Hiện nay, không chỉ với công ty truyền thông, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, bộ phận Marketing là phần không thể thiếu. Để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong môi trường cạnh tranh với nhiều đối thủ; doanh nghiệp cần đội ngũ marketing chuyên nghiệp để có thể phân tích hành vi người dụng, tạo kế hoạch cụ thể và thực thi. Có thể nói, bộ phận marketing là bộ phận hiểu khách hàng nhất; cũng là những người sáng tạo đánh vào tâm lý khách hàng.

Từ đó, sản phẩm được tiêu thụ dễ dàng hơn, nhận diện của thị trường về doanh nghiệp cũng tăng. Chừng nào các doanh nghiệp còn “mọc” lên và phát triển mạnh mẽ thì ngành Marketing vẫn còn tăng trưởng mạnh. Không chỉ vậy, chính bản thân Marketing cũng được chia ra làm nhiều mảng khác nhau; cơ hội việc làm khá đa dạng và phong phú. Mức lương dành cho chuyên viên Marketing cũng khá cao so với mức lương trung bình trong thị trường tuyển dụng

++ Mẫu CV chuyên nghiệp cho nhân viên Marketing

6. Thiết kế đồ họa

Thương mại điện tử ngày càng bùng nổ mạnh mẽ, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu dự báo Thiết kế đồ họa sẽ là ngành rất tiềm năm trong vài năm tới. Khi mua hàng online trở thành thói quen của người tiêu dùng; giao diện web được xem là bộ mặt công ty thì dấu ấn của nghề thiết kế đồ họa ngày càng rõ nét.

Cử nhân Thiết kế đồ họa ra trường có cơ hội việc làm vô cùng rộng mở với các vị trí như Thiết kế web; Thiết kế game, thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu, phim ảnh, báo chí, truyền hình… Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các nhãn hàng khiến cho việc săn đón nhân tài thiết kế ngày càng trở nên gay gắt. Mức lương của nhân viên thiết kế đồ họa cũng là mức lương đáng mơ ước; đặc biệt đối với những ứng viên giỏi chuyên môn.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng, trong khi tỷ lệ suy dinh dưỡng vẫn còn cao thì tỷ lệ thừa cân, béo phì và các bệnh mãn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng đang ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sức khỏe cộng đồng. Đứng trước thực trạng đó, nhu cầu về chuyên gia dinh dưỡng ngày càng trở nên cấp thiết. Vậy Chuyên gia dinh dưỡng là ai? Hãy tìm hiểu cùng Hướng nghiệp GPO nhé.


Tìm hiểu về Chuyên gia dinh dưỡng

Chuyên gia dinh dưỡng [Dietitian] là người trực tiếp nghiên cứu, tư vấn về lĩnh vực dinh dưỡng, thực phẩm, sức khỏe. Họ là những người có chuyên môn sâu về cơ thể con người, cách thức chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện. Nhiệm vụ chính của họ là xây dựng thực đơn dinh dưỡng, tiến hành các can thiệp dinh dưỡng trong điều trị, giáo dục cá thể và cộng đồng về thói quen dinh dưỡng tốt.


Chuyên gia dinh dưỡng được đánh giá là những “nhà chiến lược” cần thiết trong cuộc sống hiện đại, khi con người ngày càng quan tâm tới các vấn đề bảo vệ, nâng cao sức khỏe, cải thiện cuộc sống. Việc phòng bệnh hay chữa bệnh đều cần đến những lời khuyên của những chuyên gia này.


Mô tả công việc •    Khám, điều trị và tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh •    Nghiên cứu và đánh giá các vấn đề về dinh dưỡng  •    Cung cấp và báo cáo các thông tin dinh dưỡng, lời khuyên về sức khỏe tới cộng đồng •    Triển khai, tổ chức hoạt động dinh dưỡng lâm sàng trong các bệnh viện và lập thực đơn theo bệnh lý •    Phòng ngừa và khắc phục được tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng của các bệnh nhân trước và sau khi sử dụng các loại thuốc. Đặc biệt là những bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng điều trị bằng thuốc kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, hấp thu chất dinh dưỡng kém đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch. Nhiệm vụ của chuyên gia dinh dưỡng lúc này rất quan trọng để bệnh nhân phục hồi sức khỏe và ăn ngon miệng.

•    Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm trong công tác điều trị, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe công đồng


Yêu cầu đối với Chuyên gia dinh dưỡng

Chuyên gia dinh dưỡng là một công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao. Do vậy, để hoàn thành tốt công việc của mình, chuyên gia dinh dưỡng cần trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn, thái độ… cụ thể:
•    Về kiến thức: có kiến thức khoa học cơ bản, am hiểu kiến thức chuyên ngành và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết các vấn đề dinh dưỡng cộng đồng, an toàn thực phẩm và dinh dưỡng lâm sàng – tiết chế. Nắm rõ các chính sách dinh dưỡng và thực phẩm trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân
•    Về kỹ năng: có khả năng áp dụng được nguyên tắc, lý thuyết của khoa học dinh dưỡng vào công tác xây dựng kế hoạch điều trị dinh dưỡng, chế độ ăn thích hợp cho các đối tượng cá nhân và cộng đồng. Đặc biệt, có khả năng cung cấp thông tin, kiến thức dinh dưỡng, tư vấn, thuyết phục các cá nhân lựa chọn thực phẩm phù hợp, có lợi cho sức khỏe. 
•    Về phẩm chất, tính cách: có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp, cẩn thận, tỉ mỉ.


Tiềm năng phát triển
Hiện nay, ở Việt Nam, trên 70% số ca tử vong từ bệnh tật là do các bệnh không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng. Điều đó cho thấy, chế độ dinh dưỡng không hợp lý là một yếu tố, nguy cơ quan trọng hàng đầu dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của phần lớn các bệnh mãn tính không lây như béo phì, đái tháo đường, ung thư...Trước thực trạng đó, nhu cầu củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng đặc biệt là cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dinh dưỡng ở các tuyến được đánh giá là cấp thiết. Với vai trò, là một chuyên gia dinh dưỡng, đây không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức, trọng trách vô cùng to lớn đòi hỏi bạn phải nỗ lực, cố gắng từng ngày để hoàn thành sứ mệnh của mình.


Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành Dinh dưỡng có thể làm việc tại tại các Bệnh viện, Phòng khám y tế công cộng, các trung tâm chăm sóc sức khỏe hoặc tổ chức, tổ chức phi chính phủ về sức khỏe…nhằm thiết kế những chương trình dinh dưỡng cho cá nhân và nhóm dựa trên như cầu sức khỏe của bệnh nhân, khách hàng.
Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều chuyên gia dinh dưỡng làm việc trong các trung tâm thể hình, cùng nghiên cứu, xây dựng những chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp nhất với yêu cầu của khách hàng.


Mức lương trung bình
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng gia tăng, nhu cầu về chế độ dinh dưỡng hợp lý luôn là vấn đề cấp thiết của người dân hiện nay. Do vậy, những cử nhân ngành dinh dưỡng không chỉ có cơ hội việc làm đa dạng mà còn nhận được mức lương vô cùng hấp dẫn.

Cụ thể, theo số liệu thống kê của trang Glassdoor, tại Mỹ, năm 2020 mức lương trung bình của một chuyên gia dinh dưỡng khoảng 51.000 USD/năm tương đương khoảng 1 tỷ 173 triệu VNĐ. Thậm chí, mức lương có thể lên đến 67.000 USD/năm tương đương khoảng 1 tỷ 541 triệu VNĐ. 

Theo JobsGo, hiện nay, tại Việt Nam, thu nhập của chuyên gia dinh dưỡng dao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc cũng như vị trí cấp bậc, mức lương của ngành lên tới 22 triệu đồng/tháng.


Một số cơ sở đào tạo Dinh dưỡng là một khía cạnh quan trọng của y tế và khoa học. Để trở thành một chuyên gia dinh dưỡng, bạn có thể theo học tại một số cơ sở đào tạo uy tín về lĩnh vực này, cụ thể: •    Đại học Y Hà Nội •    Đại học Y tế Công cộng •    Đại học Y Dược TP.HCM •    Đại học Công nghiệp TP.HCM

•    Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

Lộ trình học tập và rèn luyện Trên con đường theo đuổi đam mê, mỗi người sẽ có những lựa chọn khác nhau, tuy nhiên nhìn chung để trở thành một Chuyên gia dinh dưỡng, bạn cần trải qua các giai đoạn sau:

•    Sinh viên: Thông thường, bạn sẽ có 4 – 5 năm học tập, nghiên cứu và tích lũy kiến thức tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp đào tạo ngành Dinh dưỡng với chương trình cụ thể:

    Hai năm đầu: Sinh viên chủ yếu học tập, nghiên cứu các môn học cơ sở ngành tại giảng đường và trong phòng thí nghiệm như: hóa sinh cơ bản, vi sinh vật, thống kê y học…     Hai năm cuối: Trong thời gian này, sinh viên sẽ hoàn thành các môn chuyên ngành như: hóa học dinh dưỡng, bệnh học dinh dưỡng, dinh dưỡng điều trị… Đồng thời, tham gia thăm khám và trực tiếp xử lý các trường hợp bệnh lý tại bệnh viện, phòng khám dưới sự giám sát của bác sĩ, chuyên gia hướng dẫn.

•    Thực tập sinh: Thực tập là bước đệm quan trọng, là khoảng thời gian “vàng” giúp bạn hoàn thiện đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn cũng như năng lực, thái độ làm việc trước khi chính thức mang trọng trách của một Chuyên gia dinh dưỡng. Đặc biệt, thực tập còn đem lại cho bạn cơ hội cọ sát tại các viện nghiên cứu, bệnh viện, cơ sở y tế… giúp bạn có cái nhìn chân thực nhất về môi trường làm việc thực tế cũng như những định hướng phát triển sự nghiệp trong tương lai.


•    Chuyên gia dinh dưỡng: Dinh dưỡng là ngành học mang tính đặc thù cao do vậy tiêu chuẩn nghề nghiệp cũng vô cùng khắt khe. Cụ thể, theo quy định của Bộ Y Tế, để trở thành Chuyên gia dinh dưỡng, bạn phải đạt được tối thiểu là bằng [Diploma] Cử nhân dinh dưỡng và một số chứng chỉ hành nghề khác theo quy định của Bộ Y Tế. Vì vậy, với vị trí này, ngoài việc thực hiện công việc khám chữa bệnh, bạn còn phải tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn để có những bước tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp.

Lời kết
Chuyên gia dinh dưỡng là ngành nghề đầy tiềm năng và triển vọng. Nếu bạn yêu thích nghề này hãy tích cực tìm hiểu và trau dồi bản thân để phù hợp với nhu cầu thị trường. Hướng nghiệp GPO hy vọng những thông tin trên là hữu ích với bạn. Chúc các bạn thành công!


Giang Giang

>> Xem thêm: 

Video liên quan

Chủ Đề