Phân tích quá trình điều tra thống kê

Please follow and like us:

Phân tích quá trình điều tra thống kê

Điều tra thống kê

Điều tra thống kê là một giai đoạn quan trọng của quá trình nghiên cứu thống kê. Việc tổng hợp, phân tích và dự đoán thống kê có ý nghĩa hay không phụ thuộc vào sự chính xác, kịp thời và đầy đủ của dữ liệu thu thập được từ giai đoạn điều tra thống kê.

*. Những vấn đề chung của điều tra thống kê

  1. Khái niệm, ý nghĩa của điều tra thống kê

* Khái niệm: Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học theo một kế hoạch thống nhất việc thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.

– Việc tổ chức một cách khoa học trong điều tra thống kê sẽ đáp ứng được những yêu cầu khác nhau cả về lý thuyết cũng như thực tế đặt ra.

* Ý nghĩa: Tài liệu thu thập được từ điều tra thống kê có ý nghĩa sau:

– Là căn cứ để kiểm tra, đánh giá thực trạng hiện tượng nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trong mọi lĩnh vực của từng đơn vị, từng địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

– Cung cấp những luận cứ xác đáng cho việc phân tích, phát hiện, tìm ra những yếu tố tác động và những yếu tố quyết định đến sự thay đổi của hiện tượng nghiên cứu. Trên cơ sở đó, có biện pháp hợp lý thúc đẩy sự phát triển của hiện tượng theo hướng có lợi nhất.

– Cung cấp có hệ thống và là căn cứ vững chắc cho việc phát hiện và xác định xu hướng cũng như quy luật biến động của hiện tượng. Từ đó, dự đoán mức độ và xu hướng biến động của hiện tượng trong tương lai. Các tài liệu này giúp cho việc xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và quản lý quá trình thực hiện kế hoạch, chiến lược phát triển đó.

  1. Các yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê

Tài liệu thu thập được từ giai đoạn điều tra thống kê chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu thống kê khi đảm bảo tính chính xác, kịp thời và đầy đủ.

* Tính chính xác trong điều tra thống kê nghĩa là tài liệu thu thập được phản ánh đúng tình hình thực tế khách quan của hiện tượng nghiên cứu. Tài liệu được điều tra chính xác mới có thể dùng làm căn cứ tin cậy tổng hợp, phân tích thống kê và rút ra kết luận đúng đắn về bản chất, thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và quy luật biến động của hiện tượng. Có thể nói, tính chính xác là một yếu tố cơ bản quyết định chất lượng của công tác thống kê.

* Tính kịp thời của điều tra thống kê được hiểu theo hai khía cạnh. Thứ nhất, các tài liệu thu thập được phải phản ánh được mọi sự biến động của hiện tượng nghiên cứu đúng lúc cần thiết, từ đó thấy được những bước ngoặt quan trọng nhất trong quá trình phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Thứ hai, các tài liệu thu thập được phải cung cấp đúng thời hạn để phục vụ các yêu cầu nghiên cứu và quản lý.

* Tính đầy đủ trong điều tra thống kê bao gồm sự đầy đủ về nội dung nghiên cứu cũng như đầy đủ về các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu. Đảm bảo yêu cầu này, tài liệu điều tra thống kê giúp cho việc phân tích, đánh giá hiện tượng nghiên cứu một cách đúng đắn, tránh đưa ra những kết luận phiến diện, chủ quan.

  1. Các loại điều tra thống kê

Điều tra thống kê có nhiều loại khác nhau, tùy theo mục đích nghiên cứu, đặc điểm của đối tượng điều tra và điều kiện thực tế mà người ta sử dụng loại nào cho phù hợp. Có thể biểu diễn một số cách phân loại điều tra thống kê theo sơ đồ sau:

Căn cứ vào phạm vi của đối tượng điều tra
Căn cứ vào tính liên tục của việc thu thập số liệu
Điều tra không

thường xuyên

* Căn cứ vào tính liên tục của việc thu thập thông tin, điều tra thống kê được chia thành hai loại: điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên.

+ Điều tra thường xuyên là việc tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu của hiện tượng nghiên cứu một cách liên tục, có hệ thống và thường theo sát quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng.

Ví dụ: theo dõi hàng tồn kho

– Điều tra thường xuyên là cơ sở chủ yếu để lập báo cáo thống kê định kỳ, là công cụ quan trọng để theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch.

+ Điều tra không thường xuyên là việc tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu của hiện tượng không liên tục và không theo sát quá trình phát sinh phát triển của hiện tượng.

– Hình thức chủ yếu của các cuộc điều tra không thường xuyên là điều tra chuyên môn, khi nào cần mới tiến hành điều tra. Tuy nhiên, để tiện cho việc theo dõi, so sánh, phân tích sự biến động của hiện tượng theo thời gian nên một số cuộc điều tra không thường xuyên cũng được tiến hành lặp đi lặp lại theo chu kỳ nhất định và cố gằng kế thừa những gì đã được thực hiện tại cuộc điều tra trước và có ý nghĩa tại thời điểm nghiên cứu.

Ví dụ: cuộc tổng điều tra dân số ở nước ta và một số quốc gia trên thế giới đang thực hiện với chu kỳ 10 năm 1 lần.

* Căn cứ vào phạm vi của đối tượng được điều tra, điều tra thống kê được phân thành điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ.

+ Điều tra toàn bộ: là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên tất cả các đơn vị thuộc đối tượng điều tra.

Ví dụ: tổng điều tra dân số ở nước ta vào ngày 1/4/2009

– Điều tra toàn bộ vừa là cơ sở để tính các chỉ tiêu tổng hợp cho tổng thể, vừa cung cấp số liệu chi tiết của từng đơn vị. Vì vậy, điều tra toàn bộ là nguồn cung cấp thông tin thống kê đầy đủ, toàn diện và trực tiếp nên nó có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu nghiên cứu khác nhau, đặc biệt là trong điều tra nắm bắt tình hình cơ bản của hiện tượng.

– Hạn chế: điều tra toàn bộ đòi hỏi nguồn tài chính lớn, số người tham gia điều tra nhiều, thời gian điều tra dài. Vì vậy, điều tra toàn bộ ít được tiến hành thường xuyên và thường giới hạn ở một số nội dung chủ yếu.

+ Điều tra không toàn bộ: là tiến hành thu thập, tài liệu ban đầu trên một số đơn vị được chọn từ tất cả các đơn vị của tổng thể chung. Căn cứ vào phương pháp lựa chọn các đơn vị để điều tra, điều tra không toàn bộ được chia thành ba loại: điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm và điều tra chuyên đề

– Điều tra chọn mẫu: là một loại điều tra không toàn bộ, trong đó người ta chọn ra một số đơn vị để điều tra trong thực tế. Các đơn vị này được chọn theo những nguyên tắc nhất định để đảm bảo tính đại diện của chúng cho tổng thể chung.

àKết quả của điều tra chọn mẫu được dùng để đánh giá, suy rộng cho toàn bộ tổng thể.

Ví dụ: để đánh giá chất lượng sản phẩm được sản xuất tại một nhà máy, người ta chọn ra một số sản phẩm nhất định (theo nguyên tắc nào đó) trong lô sản phẩm đã được sản xuất để đánh giá chất lượng của chúng. Kết quả này là cơ sở đánh giá chất lượng của toàn bộ lô sản phẩm đã được sản xuất.

– Điều tra trọng điểm: là một loại điều tra không toàn bộ, trong đó người ta chỉ tiến hành điều tra ở bộ phận chủ yếu nhất của tổng thể chung.

àKết quả của điều tra trọng điểm không dùng để đánh giá, suy rộng cho toàn bộ tổng thể nhưng giúp nắm được tình hình cơ bản của hiện tượng nghiên cứu.

Ví dụ: Để nghiên cứu tình hình trồng chè ở các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, người ta chọn tỉnh Thái Nguyên để điều tra.

– Điều tra chuyên đề: là một loại điều tra không toàn bộ, trong đó người ta chỉ chọn ra một số ít các đơn vị tổng thể, thậm chí chỉ một đơn vị tổng thể nhưng đi sâu nghiên cứu chi tiết nhiều khía cạnh khác nhau của đơn vị đó.

à Kết quả của điều tra chuyên đề không dùng để suy rộng cho toàn bộ tổng thể, không dùng làm căn cứ để đánh giá tình hình cơ bản của hiện tượng nghiên cứu nhưng có tác dụng trong nghiên cứu những vấn đề mới phát sinh, nghiên cứu kinh nghiệm của các đơn vị tiên tiến hoặc phân tích nguyên nhân yếu kém của các đơn vị lạc hậu.

  1. Các hình thức tổ chức điều tra thống kê

Hai hình thức chủ yếu để thu thập thông tin thống kê là: báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn.

* Hình thức báo cáo thống kê định kỳ: báo cáo thống kê định kỳ là hình thức thu thập số liệu dựa vào các biểu mẫu báo cáo thống kê được lập sẵn. Theo đó, các đơn vị báo cáo ghi số liệu vào biểu mẫu và gửi lên cấp trên. Các báo cáo này thường được thực hiện thường xuyên, định kỳ theo nội dung, phương pháp và chế độ báo cáo được quy định thống nhất.

Ví dụ: Báo cáo định kỳ về lao động, thu nhập của các đơn vị hành chính sự nghiệp áp dụng theo chế độ báo cáo của Tổng cục Thống kê.

* Hình thức điều tra chuyên môn: là hình thức tổ chức thu thập thông tin thống kê một cách không thường xuyên, được tiến hành theo một kế hoạch và phương pháp quy định riêng cho mỗi lần điều tra.

Ví dụ: các cuộc tổng điều tra dân số ngày 1/4/1989; 1/4/1999; 1/4/2009. Mặc dù các cuộc điều tra này được tiến hành theo chu kỳ, có tính kế thừa nhưng mỗi cuộc điều tra đều có mục đích, nội dung, kế hoạch và phương pháp điều tra riêng, nên chúng phải được thiết kế độc lập.

– Điều tra chuyên môn được dùng để kiểm tra chất lượng của báo cáo thống kê định kỳ, chỉnh sửa hoặc bổ sung những thông tin chi tiết mà báo cáo thống kê định kỳ chưa phản ánh được.

Please follow and like us:

Khái niệm: Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung chỉnh lý và hệ thống hóa một cách khoa học  toàn bộ tài liệu thu thập được trong điều tra thống kê.

Ví dụ: Sau khi điều tra về thị trường kem chống nắng ở Việt Nam hiện nay, chúng ta thu được một tập số liệu nhưng chưa biết được hiện có bao nhiêu chủng loại, giá bán mỗi loại, thị phần,… Tổng hợp thống kê sẽ giúp giải quyết những câu hỏi đó.

Ý nghĩa:

– Là giai đoạn trung gian của quá trình nghiên cứu thống kê

– Giúp nhận xét, phân tích đặc trưng cơ bản hiện tượng nghiên cứu

– Là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê

2.2. Các phương pháp tổng hợp thống kê

Có 3 phương pháp tổng hợp: phân tổ thống kê, bảng thống kê và đồ thị thống kê

(1) Phân tổ thống kê

Khái niệm: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và các tiểu tổ có tính chất khác nhau.

Ví dụ: Trong điều tra thị trường kem chống nắng ở nước ta hiện nay, căn cứ theo tiêu thức loại chống nắng để phân chia tổng thể điều tra thành các loại kem chống nắng với nhãn hiệu khác nhau; hoặc căn cứ vào tiêu thức giá bán để phân chia thành các loại sữa với mức giá bán khác nhau

Ý nghĩa: Có ý nghĩa trong cả quá trình nghiên cứu thống kê

  • Giai đoạn điều tra thống kê: Cơ sở cho việc lựa chọn các đơn vị điều tra thực tế
  • Giai đoạn tổng hợp thống kê: Phương pháp cơ bản của tổng hợp thống kê
  • Giai đoạn phân tích thống kê: Cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê

Nhiệm vụ:

  • Phân chia các loại hình kinh tế xã hội
  • Biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu
  • Nghiên cứu mối liên hệ giữa các tiêu thức

Các loại phân tổ thống kê

Phân tích quá trình điều tra thống kê

Các loại phân tổ thống kê

Các bước phân tổ thống kê

Phân tích quá trình điều tra thống kê

Các bước phân tổ thống kê

(2) Bảng thống kê

Khái niệm: Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng nhằm nêu lên các đặc trưng về lượng của hiện tượng nghiên cứu

Tác dụng:

– Dễ dàng đối chiếu, so sánh số liệu, có sức thuyết phục

– Giảm thiểu số liệu các giá trị của dữ liệu trong văn bản

– Thu hút sự chú ý của độc giả

Cấu trúc bảng thống kê

Phân tích quá trình điều tra thống kê

Cấu trúc bảng thống kê

Tiêu đề của bảng thống kê phản ánh nội dung, ý nghĩa của bảng

Tiêu đề cột xác định các dữ liệu được trình bày trong mỗi cột của bảng

Tiêu đề dòng xác định các dữ liệu được trình bày trong mỗi hàng của bảng

Dữ liệu, các số liệu trong bảng là kết quả của quá trình tổng hợp thống kê

Ghi chú, cung cấp thông tin bổ sung cần thiết, các công thức (nếu cần)

Nguồn thông tin, cung cấp nguồn dữ liệu (cơ quan, đơn vị tạo ra các dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu)

Các loại bảng thống kê

Phân tích quá trình điều tra thống kê

Các loại bảng thống kê

Nguyên tắc biểu thị bảng thống kê

– Quy mô bảng vừa phải

– Tiêu đề bảng, tiêu mục ghi chính xác, ngắn gọn

– Các cột nên cách nhau đều, độ rộng vừa với nội dung

– Các chỉ tiêu được sắp xếp theo thức tự hợp lý

– Không được để ô trống nào trong bảng, nếu khống có dữ liệu thì ghi bằng các ký hiệu

Nguyên tắc ghi ký hiệu

– Hiện tượng không có số liệu, ghi (-)

– Số liệu còn thiếu, có thể bổ sung, ghi (…)

– Nếu hiện tượng không liên quan, ghi (x)

(3) Đồ thị thống kê

Khái niệm: Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê

Tác dụng:

– Hình tượng hóa các số liệu nhằm so sánh, nghiên cứu kết cấu, xu hướng, mối liên hệ,…

– Giúp đơn giản hóa các mối quan hệ phức tạp

– Có được những phác thảo cơ bản về hiện tượng

– Người đọc ghi nhận thông tin một cách nhanh chóng

– Sinh động, có sức hấp dẫn

Các loại đồ thị thống kê

Phân tích quá trình điều tra thống kê

Các loại đồ thị thống kê

Nguyên tắc trình bày đồ thị

– Quy mô của đồ thị hợp lý (chiều dài, chiều cao)

– Lựa chọn dạng đồ thị phù hợp

– Khoảng cách giữa các cột hợp lý

– Thang đo, tỷ lệ xích phù hợp (tỷ lệ 1:1,33 hoặc 1:1,5)

– Không nên có quá nhiều hiện tượng trong một đồ thị

Sau khi đã có kết quả tổng hợp dưới dạng các bảng biểu, đồ thị…, chúng ta bước sang giai đoạn phân tích và dự đoán thống kê.

3. Phân tích và dự đoán thống kê

Khái niệm: 

Phân tích và dự đoán thống kê là nêu lên một cách tổng hợp bản chất cụ thể và tính quy luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện nhất định qua biểu hiện bằng số lượng và tính toán các mức độ trong tương lai, nhằm đưa ra những căn cứ cho quyết định quản lý.

Ý nghĩa:

– Là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê và nó biểu hiện tập trung nhất kêt quả toàn bộ quá trình đó

– Phân tích và dự đoán thống kê không chỉ có nghĩa nhận thức mà còn góp phần cải tạo hiện tượng

Yêu cầu:

– Phải tiến hành trên cơ sở phân tích lý luận kinh tế xã hội. Khi đó, mới lựa chọn ra những chỉ tiêu phân tích phù hợp.

– Phải căn cứ vào toàn bộ sự kiện và đặt chúng trong mối liên hệ với nhau

– Đối với những hiện tượng có tính chất khác nhau phải áp dụng các phương pháp khác nhau

Một số vấn đề chủ yếu của phân tích và dự đoán thống kê

– Xác định nhiệm vụ cụ thể của phân tích thống kê, tức là phân tích đó nhằm giải quyết vấn đề gì.

– Lựa chọn và đánh giá tài liệu dùng để phân tích.

– Tính toán các chỉ tiêu cần thiết để phân tích.

– So sánh đối chiếu các chỉ tiêu, từ đó phát hiện ra vấn đề tồn tại trong bản thân hiện tượng nghiên cứu.

– Dự đoán về mức độ của hiện tượng trong tương lai.

– Kết luận những vấn đề đã được phân tích và đưa ra giải pháp.

Tham khảo

Tổng quan về quá trình nghiên cứu thống kê (Phần 1)

Có liên quan