Nộp đơn kiện ở đâu

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cá nhân và tổ chức có quyền khởi kiện. Thủ tục khởi kiện vụ án dân sự rất nghiệm ngặt gồm nhiều bước, được quy định chi tiết tại Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Thái An xin giới thiệu những nét cơ bản nhất về thủ tục khởi kiện vụ án dân sự:

Khi quyết định khởi kiện, bạn cần kiểm tra xem còn thời gian khởi kiện hay không. Việc này cực kỳ quan trọng vì nếu đã hết thời hiệu khởi kiện thì không nên tốn công sức và thời gian để khởi kiện do sẽ không được thụ lý. Pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện khác nhau đối với các loại vụ án khác nhau.

===>>> Xem thêm: Thời hiệu khởi kiện

Đơn khởi kiện trong thủ tục khởi kiện vụ án dân sự phải có những nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm và địa điểm làm đơn khởi kiện [ví dụ: Hà Nội, ngày…tháng…năm…]
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện: nếu là tòa án cấp huyện thì ghi rõ tòa án huyện gì, thuộc tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương nào, và địa chỉ của tòa án đó.
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân. Nếu bên khởi kiện là tổ chức thì ghi rõ địa chỉ trụ sở; số điện thoại, và địa chỉ thư điện tử [nếu có]. Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân. Đối với tổ chức thì ghi rõ địa chỉ trụ sở; số điện thoại, và địa chỉ thư điện tử [nếu có], và cũng ghi rõ người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó.
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân, nếu bên bị kiện là tổ chức thì ghi rõ địa chỉ trụ sở; số điện thoại, địa chỉ thư điện tử [nếu có]. Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
  • Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì cũng cung cấp thông tin tương tự như trên.
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Nếu có người làm chứng thì ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người làm chứng;
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

===>>> Xem thêm: Hướng dẫn viết đơn khởi kiện

Lưu ý: Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. 

Người khởi kiện có thể nộp đơn trực tiếp tại tòa án, gửi qua đường bưu chính hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua cổng thông tin điện tử của tòa án [nếu có].

Việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án khi giải quyết vụ án dân sự là bước rất quan trọng để tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự, từ đó xác định nơi nộp đơn khởi kiện. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định tùy “các trường hợp” mà có thể:

  • Nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án nơi người bị kiện cư trú, làm việc;
  • Nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án nơi nguyên đơn nơi cư trú, làm việc;
  • Nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự tại Toà án nơi có bất động sản đối với tranh chấp về bất động sản;
  • Nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu trong một số trường hợp cụ thể.

Các trường hợp cụ thể được quy định tại Chương III Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền nếu vụ án thuộc thẩm quyền của tòa khác và thông báo cho người khởi kiện;
  • Trả lại đơn khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
  • Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện.

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định điều kiện thụ lý vụ án dân sự như sau:

  • Chủ thể khởi kiện có quyền khởi kiện: Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự là người có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc cơ quan, tổ chức thành lập hợp pháp và có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

“Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án [sau đây gọi chung là người khởi kiện] tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

  •  Vụ án khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Để vụ án được thụ lý, đơn khởi kiện phải gửi đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết, xét xử. 
Thủ tục khởi kiện dân sự được pháp luật quy định rất chặt chẽ – Nguồn ảnh minh họa: Internet
  • Vụ án chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, trừ những trường hợp vụ án mà Toà án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Toà án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;
  •  Vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện:

 ===>>> Xem thêm: Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

  • Các điều kiện khác: Ngoài các điều kiện trên, để vụ án dân sự được thụ lý thì đơn khởi kiện phải thỏa mãn các nội dung cơ bản theo quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và kèm theo đơn khởi kiện, người khởi kiện phải cung cấp các tài liệu, chứng cứ cho Tòa án để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Người khởi kiện còn phải nộp tiền tạm ứng án phí nếu thuộc đối tượng có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí.

===>>> Xem thêm:  Án phí, lệ phí dân sự gồm những gì và do ai nộp ?

  • Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lý vụ án.
  • Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Trường hợp cần gia hạn thì bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có đơn đề nghị gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do; nếu việc đề nghị gia hạn là có căn cứ thì Tòa án phải gia hạn nhưng không quá 15 ngày.

Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Tòa án cho xem, ghi chép, sao chụp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

  • Đối với các vụ án tranh chấp về dân sự và tranh chấp về hôn nhân và gia đình: 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
  • Đối với các vụ án tranh chấp về kinh doanh, thương mại và tranh chấp về lao động: 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
  • Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án dân sự và hôn nhân gia đình; Và không quá 01 tháng đối với vụ án tranh chấp về đòi nợ, kinh doanh, thương mại và tranh chấp về lao động.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

===>>> Xem thêm:  Thủ tục xét xử sơ thẩm

Bộ Luật Tố tụng dân sự quy định thủ tục khởi kiện vụ án dân sự – Nguồn ảnh minh họa: Internet

Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.

Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại.

Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Kèm theo đơn kháng cáo, người kháng cáo phải gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung [nếu có] để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

===>>> Xem thêm:  Thủ tục xét xử phúc thẩm

Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Căn cứ kháng nghị:

  • Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án
  • Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
  • Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án

Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

  • Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án;
  • Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;
  • Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
  • Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.
  • Đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án

Trên đây là những nội dung chính về thủ tục khởi kiện vụ án dân sự. Thủ tục này phải theo trình tự được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Việc am hiểu thủ tục, kỹ năng tham gia vụ kiện cùng các chứng cứ có lợi sẽ giúp bạn bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình.

Tuy nhiên, khi mắc vào vòng lao lý, bạn rất nên sử dụng dịch vụ luật sư chuyên nghiệp, và coi đây là khoản đầu tư rất có lợi.

Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự quy định như sau về quyền khởi kiện vụ án:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án [sau đây gọi chung là người khởi kiện] tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Nếu bạn cần dịch vụ luật sư chuyên nghiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có thể tham khảo các bài viết sau đây:

Ngoài ra, bạn thể tham khảo bảng giá dịch vụ và quy trình cung cấp dịch vụ tại các bài viết dưới đây:

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP!

Video liên quan

Chủ Đề