Vì sao trọng nam khinh nữ

Cụm từ trọng nam khinh nữ chắc hẳn đã quá quen thuộc. Ngày xưa, khi xã hội còn chưa phát triển, máy móc chưa hiện đại như bây giờ. Và tất nhiên, nếu không có máy móc thì sức mạnh của con người là chủ yếu trong việc lao động. Từ đó mà dẫn đến việc đàn ông phải đi làm. Vì vốn dĩ trời sinh, sức lực của một người đàn ông sẽ khỏe hơn một người phụ nữ. Vậy nên xã hội khi đó của con người cần những người đàn ông trong việc lao động, và họ kiếm ra tiền. Phụ nữ khi đó phải ở nhà, lo toang việc nhà, nuôi dạy con trẻ.

Chỉ vì đàn ông kiếm được tiền, cho nên họ được trọng dụng hơn, có quyền quyết định hơn gia đình và cuộc sống. Thế là cái cụm từ “trọng nam khinh nữ” ra đời. Không chỉ có ở phương Đông mà phương Tây cũng có quan niệm tnkn này. Quay trở lại với thời hiện đại 4.0 thế kỷ 21 bây giờ. Như bạn biết đấy, thế giới giờ đã phát triển hơn rất nhiều rồi. Máy móc, đồ điện tử hiện đại vô cùng thông minh.

Con người không cần phải dùng sức lực nặng nề mệt nhọc để thực hiện nữa, vì đã có máy móc thay thế rồi. Cái cần trọng dụng hiện nay chính là trí tuệ, đầu óc. Mà cái này đương nhiên nam hay nữ gì cũng có rồi phải không? Phụ nữ ngày nay cũng có thể đi làm, cũng có thể tự mình kiếm ra tiền mà không cần phải phụ thuộc bất kì vào ai, nói chi là đàn ông. Thiên tài hay những tỉ phú nữ cũng rất nhiều, không chỉ riêng đàn ông. Điều đó chứng tỏ, nam hay nữ gì thì cũng thông minh như nhau cả.

Đó cũng chính là lý do việc tnkn ở thời này là quá cổ hủ

Sự mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng gia tăng do những quan niệm Nho giáo ‘thích con trai hơn con gái’ sẽ khiến Việt Nam thiếu hụt phụ nữ trầm trọng, gây nên những hậu quả khôn lường cho xã hội cũng như dẫn tới những bất ổn về kinh tế

Việt Nam đang mất dần số lượng trẻ em gái. Họ là những nạn nhân chưa được sinh ra ở một xã hội “muốn có con trai hơn con gái.”

Nếu mọi việc không thay đổi thì vào năm 2050, Việt Nam sẽ đối mặt với một viễn cảnh tồi tệ – số lượng đàn ông sẽ vượt xa số lượng phụ nữ 10% hoặc hơn thế, theo cảnh báo của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc [UNFPA]. Trên thực tế, nếu sự mất cân bằng giới tính khi sinh tiếp tục tăng cao thì Việt Nam sẽ “thừa” khoảng 2.3 đến 4.3 triệu đàn ông.

Báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới 2020 của UNFPA mới được công bố tại Hà Nội tuần trước ước tính rằng Việt Nam sẽ thiếu hụt 40.800 trẻ sơ sinh gái mỗi năm. Ước tính này được đưa ra dựa trên thống kê của Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, trong đó cho thấy cho thấy tỷ số giới tính khi sinh năm 2019 là 111,5 bé trai được sinh ra trên 100 bé gái, trong khi tỷ số “tự nhiên” là 105 bé trai trên 100 bé gái.

Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam cao thứ 3 thế giới, chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc.

Việt Nam lần đầu ghi nhận sự mất cân bằng về tỷ số giới tính khi sinh vào năm 2004 và từ năm 2005, tỷ số này gia tăng nhanh chóng, theo UNFPA.

“Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh, mặc dù không đồng đều ở các địa phương, nhưng đưa ra một con số rất đáng lo ngại,” theo bà Nguyễn Vân Anh, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nhữ và vị thành niên [CSAGA].

‘Trọng nam khinh nữ’

“Người ta cũng nói đến rất nhiều nguyên nhân nhưng nó là vấn đề trọng nam khinh nữ,” bà Vân Anh nói với VOA sau khi người tham dự lễ công bố báo cáo của UNFPA ở Hà Nội hôm 17/7. “Vấn đề là [xã hội] coi người đàn ông mới là người quan trọng.”

Việc lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới tính được xác định là nguyên nhân chính gây nên sự mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam, theo UNFPA. Tổ chức này cho biết vấn đề này vẫn tiếp tục tồn tại dai dẳng trong xã hội dù Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong bình đẳng giới trong thập kỷ qua.

“Do chịu ảnh hưởng nặng nề của quan niệm Nho giáo, nên những quan niệm bất bình đẳng giới vẫn còn nhiều [ở Việt Nam],” ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ bình đẳng giới của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nói tại lễ công bố báo cáo tại Ngôi nhà xanh LHQ ở Hà Nội. “Mất cân bằng giới tính khi sinh xuất phát từ các chuẩn mực xã hội phổ biến việc trọng nam khinh nữ, sinh con trai hơn con gái.”

Theo bà Vân Anh, người đứng đầu tổ chức phi chính phủ CSAGA, ngoài các yếu tố khác có hai yếu tố liên quan đến văn hoá Việt Nam.

“Một là tục thờ cúng là do nam giới chịu trách nhiệm và thứ hai là kỳ vọng của bố mẹ thường mong sau này có con cái chăm sóc cho bản thân mình. Phải là con trai vì con trai mới sống tại nhà mình còn con gái thì đi lấy chồng. Với hai lý do đấy tôi cho rằng là hai yếu tố đặc trưng của Việt Nam trong chuyện vẫn tiếp tục duy trì việc trọng nam khinh nữ khiến mất cân bằng giới tính khi sinh.”

Báo cáo của UNFPA cho biết rằng sự lựa chọn giới tính khi sinh bắt nguồn từ mong muốn của những ông bố bà mẹ làm sao có thể sửa đổi cơ cấu tự nhiên trong gia đình với những đứa con đã được sinh. Cụ thể là những gia đình có toàn con gái sẽ muốn thay đổi giới tính của đứa con tiếp theo để có được con trai. Theo báo cáo của UNFPA, nhiều cặp vợ chồng hiện nay tận dụng sự tiên tiến của công nghệ mới trong việc chủ động chọn giới tính cho con của họ.

“Ở Việt Nam, các gia đình sử dụng nhiều chiến lược khác nhau để ảnh hưởng đến giới tính những đứa con của họ,” báo cáo của UNFPA viết. “Các cha mẹ phân biệt đối xử với tỷ lệ nhiều con gái hơn nhưng đồng thời tìm cách chọn giới tính cho đứa con đầu lòng của họ.”

Nguy cơ bất ổn xã hội

Sự mất cân bằng giới tính sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ trong xã hội.

“Đó là một sự mất cân bằng mà nó sẽ mang tới một hiệu ứng domino với những hệ quả to lớn cho mọi người – phụ nữ, đàn ông, các gia đình và toàn bộ cộng đồng,” UNFPA cảnh báo.

Một trong những hệ quả đó là ngày càng có nhiều đàn ông sẽ không lấy được vợ do ngày càng thiếu phụ nữ, theo UNFPA.

“Ở hầu hết Việt Nam, thủ tục nối dõi tông đường yêu cầu người đàn ông, mà họ lại khó lấy được vợ do dư thừa số lượng trong 20 năm tới,” báo cáo của UNFPA viết và cho rằng việc này sẽ gây khó khăn cho sự chuyển giao các thế hệ.

Bên cạnh đó, việc ngày càng có ít phụ nữ sẽ dẫn tới việc có thể gia tăng các cuộc hôn nhân cưỡng bức và buôn bán phụ nữ và trẻ em gái cũng như các loại hình bạo lực đối với họ.

“Sự khan hiếm phụ nữ sẽ không nâng cao vị thế của họ trong xã hội vì sự gia tăng áp lực kết hôn, nguy cơ cao hơn về bạo lực trên cơ sở giới, nhu cầu gia tăng cho hoạt động mại dâm và sự phát triển của mạng lưới buôn bán người,” UNFPA cảnh báo. “Một số ví dụ bạo lực trên cơ sở giới và buôn bán người đã được ghi nhận ở Việt Nam và chỉ ra những nguy cơ mà phụ nữ phải đối mặt.”

Cũng theo UNFPA, ít phụ nữ có nghĩa là “sự thất vọng bị dồn nén của đàn ông” và điều này làm thổi bùng lên những bất ổn trong xã hội. Và sự thiếu hụt phụ nữ cũng sẽ dẫn đến việc nhập cư chỉ với mục đích kết hôn cũng sẽ mang đến nhiều hơn nữa những bất ổn cho xã hội và cả kinh tế.

“Chúng ta phải chấm dứt tình trạng trọng nam khinh nữ này để thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam,” bà Naomi Kitahara, trưởng đại diện UNFPA Việt Nam, nói. “Việt Nam đang đạt được tiến bộ, nhưng những tiến bộ ấy cần được đẩy mạnh nhanh hơn nữa trong Thập kỷ thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vũng [SDGs].”

Dù Việt Nam trong hơn một thập niên qua đã có nhiều nỗ lực nhằm ngăn chặn sự gia tăng bất bình đẳng giới khi sinh, nhưng đây là một vấn đề không thể giải quyết một sớm một chiều, theo bà Vân Anh.

“Việt Nam có Tổng cục dân số kế hoạch hoá gia đình – vấn đề này đã được đưa ra rất nhiều năm rồi,” bà Vân Anh nói. “Thực ra cả trong truyền thông và luật pháp có thay đổi nhưng câu chuyện này không thể làm nhanh chóng được bởi vì tư tưởng ăn quá sâu trong người ta. Chắc là sẽ phải đi kèm theo một loạt chính sách công khác mới có thể thay đổi được.”

Bà Vân Anh đưa ra một ví dụ về việc thay đổi chính sách là tạo ra một “hệ thống chăm sóc cho người già [tốt hơn] để cho người ta không nghĩ đến việc dứt khoát phải có con trai để sau này nó trông mình.”

“Việt Nam luôn coi bình đẳng giới vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển bền vũng,” ông Tiến, vụ trưởng vụ bình đẳng giới nói và cho biết việc đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên “là một trong những mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 mà chúng tôi đang xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2020 này.”

Nếu xét một cách khách quan, trong tư duy người Việt chúng ta xem vai trò của con gái - con trai là bằng nhau. Nếu xét kỹ hơn thì con gái đôi khi còn trội hơn một chút.

Đầu tiên là trong tư duy ngôn ngữ. Những cái gì tốt đẹp nhất, to nhất hầu như đều nhà những "danh từ giống cái": đũa cái, nhà cái, thợ cái... Những câu ca dao, tục ngữ cũng vậy, thường đặt giống cái với vị trí nhỉnh hơn. Đơn cử trong việc sinh đẻ, có câu: "Ruộng sâu, trâu nái không bằng con gái đầu lòng".

Trong các gia đình hiện đại, tôi cũng thường thấy các ông bố khắng khít với con gái hơn là con trai. Con đầu lòng họ cũng mong là con gái như câu vừa dẫn chứng ở trên. Mà không nói đâu xa, ngay ở gia đình chúng ta, người giữ tiền bạc, chi tiêu... cũng thường là người vợ, người mẹ chứ hiếm khi là đàn ông.

Thỉnh thoảng, tôi lại thấy vấn đề trọng nam khinh nữ được nhiều người nhắc đến. Những điểm chung của điều này thường xảy ra ở một gia đình [thường là nông thôn] nào đó có người bố tư duy cổ hủ, lạc hậu. Họ luôn dằn vặt người vợ "không biết đẻ con trai", gọi những đứa con gái của mình là "vịt giời", ép người vợ đẻ 3, 4 đứa con đến khi nào kiếm được con trai mới chịu ngừng...

>> 'Trọng nam khinh nữ' khiến nhiều cha mẹ bán nhà trả nợ cho con trai

Những biểu hiện của trọng nam khinh nữ là: thương yêu, chiều chuộng con trai một cách thái quá, dù cậu ta lâm vào tệ nạn cờ bạc cũng tha thứ, sẵn sàng bán nhà, bán đất để trả nợ... đôi khi còn ép buộc những đứa con gái gánh nợ thay anh/ em trai... Hoặc đàn bà con gái ăn uống phải ở nhà dưới, đàn ông không có con trai khi ra nhà thờ họ, đình làng ăn cỗ cũng phải ngồi chiếu dưới.

Tuy nhiên, những biểu hiện trên, giờ tôi cũng chỉ thấy trong những bộ phim. Tôi đồ rằng các nhà sản xuất đã vay mượn một số điểm có thực ở ngoài đời, cá biệt ở một gia đình nào đấy để làm hình tượng tượng trưng khi lên phim mà thôi.

Bảo Long

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

    Đang tải...

  • {{title}}

Video liên quan

Chủ Đề