Nguyên nhân thanh thiếu niên hút thuốc lá

Tình trạng trẻ hóa đối tượng nghiện thuốc lá đang là thực tế đáng báo động, đòi hỏi sự quyết liệt vào cuộc của các cấp, ngành chức năng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho thanh, thiếu niên về những tác hại do thuốc lá gây ra.

Hãy nói không với thuốc lá (nguồn Interrnet)

Thanh, thiếu niên là lứa tuổi đang phát triển, đang định hướng và trưởng thành về tâm lý và nhân cách. Giai đoạn này các em chịu tác động và ảnh hưởng không nhỏ của gia đình, môi trường sống và giáo dục của nhà trường, xã hội nên hay học đòi hút thuốc lá theo các bạn mà không biết hút thuốc lá là rất dễ dàng nhưng để bỏ thuốc thì là cả một cuộc chiến gian nan. Hơn nữa nhiều em chưa nhận thức được và hiểu được về những hậu quả của khói thuốc gây ra.

Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Trong khói thuốc lá có đến 7.000 chất hóa học độc hại, trong đó có gần 70 chất gây ung thư… Khi hút thuốc, khói thuốc hít vào sẽ đưa các chất độc hại này theo đường miệng vào bên trong cơ thể con người. Các chất độc tích tụ, phá hủy dần các tế bào trong cơ thể, gây nên những bệnh nguy hiểm như các bệnh về phổi (viêm phổi, viêm phế quản phổi, bệnh phổi tắc nghẽn, tràn dịch màng phổi, lao phổi, ung thư phổi), các bệnh về tim mạch, ung thư các bộ phận khác của cơ thể, vô sinh…. Ở tuổi thanh thiếu niên, cơ thể đang phát triển, không đủ kháng thể để chống lại những tác nhân độc hại từ khói thuốc lá nên các bộ phận cơ thể dễ bị chất độc tàn phá nhanh chóng. 

Phần lớn, người hút thuốc bắt đầu hút khi tuổi đời còn trẻ mà đa số là do hiểu biết cụ thể về tác hại của thuốc lá còn rất hạn chế, kiến thức của người dân trong đó có các em thanh, thiếu niên chưa được trang bị một cách đầy đủ. Thuốc lá đang xâm chiếm và từng bước làm nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe cho chính người sử dụng nó và cả những người xung quanh hàng ngày hít phải khói thuốc lá. Thuốc lá còn tác động làm thay đổi tâm tính, từ hiền lành trở nên cộc cằn, thô lỗ, dễ nổi cáu, bẳn tính và để có tiền hút thuốc lá, không ít thanh, thiếu niên nói dối và thậm chí là ăn cắp, hình thành nên những thói quen xấu. Thuốc lá gây ô nhiễm môi trường sống, làm giảm chất lượng học tập và hiệu quả làm việc, bào mòn sự thông minh, sáng tạo của thế hệ trẻ và tất nhiên sẽ mất dần chất xám của dân tộc Việt Nam. 

Thiết nghĩ, để giảm tình trạng hút thuốc lá ở thanh thiếu niên nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và cả xã hội. Cần phải có chế tài nghiêm khắc đối với việc bán thuốc lá cho người đủ 18 tuổi và cần có những việc làm mạnh tay hơn nữa của các sở, ban, ngành chức năng trong việc phòng, chống hút thuốc lá.

Về phía gia đình thì thường xuyên quan tâm, giáo dục, nâng cao nhận thức cho con em mình; quan tâm, quản lý sinh hoạt hằng ngày của con cái về thời gian và các mối quan hệ bạn bè. Ngăn chặn không để các em tập hút, hút thuốc lá tại gia đình cũng như ở trường.

Trường học không chỉ chuyển tải kiến thức mà còn giáo dục, hình thành nhân cách thanh thiếu niên, góp phần xây dựng môi trường phát triển lành mạnh, ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập. Cần đẩy mạnh và làm phong phú các hoạt động xã hội, trong đó có các hoạt động về lối sống, giáo dục kỹ năng từ chối lời mời hút thuốc lá từ bạn bè hoặc mọi người, tạo thói quen nói không với thuốc lá. Hút thuốc lá tại trường học tác động xấu tới môi trường giáo dục và gây ô nhiễm khói thuốc thụ động. Bên cạnh đó, ảnh hưởng đến việc giáo dục, rèn luyện nhân cách và tác động xấu đến sức khỏe học sinh. Vì vậy việc phòng chống tác hại thuốc lá trong trường học giúp các em học sinh không hút thuốc, góp phần quan trọng bảo vệ sức khỏe của các thế hệ tương lai của đất nước. Vì sức khỏe của chính bạn và cộng đồng – Hãy nói không với thuốc lá.

                                                              Phạm Tiến Dũng – Trung tâm KSBT

Nguyên nhân thanh thiếu niên hút thuốc lá

Đáng chú ý, thanh thiếu niên không hút thuốc lá truyền thống vẫn thử và bắt đầu sử dụng thuốc lá điện tử trên toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam. Cùng với đó là gánh nặng “nghiện kép” khi người đang hút thuốc lá điếu thông thường sử dụng thuốc lá điện tử nhiều hơn những người không hút thuốc lá.
Một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến tình trạng hút thuốc lá ở học sinh ngày càng tăng cao là do môi trường. Các em thường bị bạn bè lôi kéo, muốn chứng tỏ mình là người biết “chơi”, ảnh hưởng bởi kết quả học tập, hoàn cảnh gia đình… Cũng vì tò mò muốn biết xem hút thuốc lá cảm giác sẽ như thế nào. Với tâm lý hút vài điếu sẽ không bị nghiện và dần dần trở thành thói quen không bỏ được. Ngoài ra, để tìm mua được thuốc lá đối với các em là không khó bởi hệ thống bán hàng và phân phối sản phẩm, đặc biệt là việc bán lẻ thuốc lá ở các quán cà phê, các tiệm và các tủ thuốc lá ở ven đường ngày càng phổ biến. Theo điều tra tại Hà Nội và TP.HCM của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển, Tổ chức Campain for Tobacco Free Kids, trung bình có 12,7 điểm bán lẻ thuốc lá trong phạm vi bán kính 100m quanh mỗi trường học.
Hút thuốc càng sớm thì bệnh tật càng sớm và hậu quả càng nặng nề. Khi bắt đầu hút thuốc, thanh thiếu niên chưa nhận thức đầy đủ tính chất gây nghiện của thuốc lá cũng như các nguy cơ bệnh tật từ việc hút thuốc nên thường đánh giá thấp nguy cơ nghiện Nicotine của mình. Với thanh thiếu niên, thuốc lá điện tử gây nghiện và có thể gây ra những thay đổi có hại cho não đang phát triển, làm gián đoạn sự phát triển của các mạch não. Nồng độ Nicotine cao ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, môi trường, lối sống, hành vi của giới trẻ. Hút thuốc ở trẻ em là nguyên nhân làm tăng khả năng nhiễm các tệ nạn xã hội khác như: nghiện ma túy, nghiện rượu bia...

Nguyên nhân thanh thiếu niên hút thuốc lá

Nhận thức rõ mối nguy hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người và ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, Đảng và Chính phủ đã ban hành các chủ trương, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Bộ Y tế đề xuất chưa cho phép nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh đối với sản phẩm gây nghiện và chưa có phương pháp cai nghiện riêng này, cũng như không thí điểm sản xuất, kinh doanh, sử dụng. Thay vào đó, cần tiếp tục tăng cường đẩy mạnh phòng, chống buôn lậu và tuyên truyền về tác hại của thuốc lá điện tử, nhất là trong các trường học. Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản quy định về phòng, chống tác hại của thuốc lá, xây dựng môi trường không khói thuốc, và chỉ đạo triển khai nhiều hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá cho cán bộ công chức, người lao động của ngành và học sinh, sinh viên.
Việc xây dựng trường học không khói thuốc lá không chỉ đem lại một môi trường học đường trong lành an toàn, bảo vệ sức khỏe cho mọi người mà còn hướng đến một nếp sống văn minh cho thế hệ tương lai, bắt đầu từ việc giáo dục cho cán bộ, giáo viên, học sinh sống lành mạnh vì chính mình và vì cộng đồng. Các trường cần đẩy mạnh và làm phong phú các hoạt động xã hội, trong đó có các hoạt động lối sống, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; gắn biển phòng, chống tác hại của thuốc lá tại cổng trường; đồng thời thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh. Bên cạnh đó, chú trọng công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường về giám sát học sinh tại nơi cư trú; tổ chức cho học sinh ký cam kết không hút thuốc lá; phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra, nghiêm cấm việc mua bán, quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm có hình ảnh liên quan đến thuốc lá tại trường học. Mặt khác, nhà trường còn đưa công tác Phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) vào tiêu chí thi đua của giáo viên và học sinh; khuyến khích giáo viên đưa nội dung PCTHTL vào giờ giảng một cách linh hoạt, phù hợp. Trang bị cho học sinh các kỹ năng từ chối lời mời hút thuốc từ bạn bè hoặc mọi người. Vận động các em nói không với thuốc lá. Coi trọng các các hình thức trực quan, các hoạt động ngoại khóa, sân khấu hóa tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá; tổ chức các đợt sinh hoạt chuyên đề, diễn đàn, tọa đàm có chủ đề về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của con người; Sinh hoạt dưới cờ hàng tuần đều có tuyên truyền và đã cam kết không tàng trữ, không hút, không sử dụng các chất gây nghiện trong đó có thuốc lá.
Còn về phía gia đình thì thường xuyên quan tâm, quản lý chặt trong sinh hoạt hàng ngày của con cái về thời gian, tiền bạc và các mối quan hệ bạn bè. Ngăn chặn không để các em tập hút, hút thuốc lá tại gia đình cũng như ở trường.
Trường học không chỉ chuyển tải kiến thức mà còn giáo dục, hình thành nhân cách học sinh, góp phần xây dựng môi trường phát triển lành mạnh, ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập. Hút thuốc lá tại trường học tác động xấu tới môi trường giáo dục và gây ô nhiễm khói thuốc thụ động. Bên cạnh đó, ảnh hưởng đến việc giáo dục, rèn luyện nhân cách và tác động xấu đến sức khỏe học sinh. Vì vậy việc phòng chống tác hại thuốc lá trong trường học giúp các em học sinh không hút thuốc, góp phần quan trọng bảo vệ sức khỏe của các thế hệ tương lai của đất nước.

Anh Thơ (Tổng hợp)