Nguyên nhân rơ le hơi máy biến áp tác động

Rơ le (hay còn được gọi là relay) là thiết bị điện từ được lắp đặt rất phổ biến tại các trạm điện. Vậy, rơ le là gì? Chức năng và nguyên lý hoạt động của rơ le là gì? Bài viết dưới đây của PATEK sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này. Cụ thể, loại rơ le mà PATEK muốn giới thiệu chính là rơ le bảo vệ.

Nguyên nhân rơ le hơi máy biến áp tác động

Rơ le là gì? Nguyên lý hoạt động của rơ le là gì?

Rơ le là gì?

Rơ le là gì? Rơ le bảo vệ chính là một thiết bị chuyển tiếp được thiết kế để ngắt mạch khi trong lưới điện có một lỗi hay sự cố (dòng điện tăng cao, điện áp giảm thấp, tần số bị lệch khỏi giới hạn cho phép,...) được phát hiện.

Trong thời gian gần đây, để xử lý một khối lượng lớn thông tin trong thời gian rất ngắn, người ta trang bị rơ le bảo vệ có khả năng kết nối với máy tính, sử dụng chương trình phần mềm giúp rơ le có chức năng và đặc tính làm việc phức tạp, được gọi là rơ le kỹ thuật số. Đây là câu trả lời cho câu hỏi “Rơ le kỹ thuật số là gì?”.

Các loại rơ le bảo vệ phổ biến hiện nay

Rơ le bảo vệ máy biến áp

Rơ le bảo vệ máy biến áp gồm:

  • Rơ le tác động theo dòng điện: rơ le bảo vệ quá dòng điện phía sơ cấp, rơ le bảo vệ quá dòng điện phía thứ cấp, rơ le bảo vệ so lệch dọc dòng điện, rơ le bảo vệ quá dòng điện các dây trung tính, rơ le bảo vệ chạm đất các cuộn dây.
  • Rơ le không tác động theo dòng điện: rơ le hơi, rơ le nhiệt độ dầu, rơ le nhiệt độ cuộn dây, rơ le mức dầu thân máy, rơ le áp suất thân máy, bộ đổi nấc dưới tải.

Rơ le bảo vệ thanh cái

  • Rơ le so lệch dọc dòng điện.
  • Rơ le thiếu áp.
  • Rơ le quá áp.
  • Rơ le chống chạm đất.

Rơ le bảo vệ đường dây

  • Rơ le quá dòng tức thì, định thì.
  • Rơ le so lệch pha cao tần.
  • Rơ le quá dòng có hướng.
  • Rơ le bảo vệ khoảng cách.

Cấu tạo cơ bản của một rơ le là gì?

Cấu tạo cơ bản của rơ le là gì? Rơ le bảo vệ được cấu tạo cơ bản từ các thành phần mạch đo lường và mạch logic. Một số loại còn được tích hợp thêm chức năng đo đếm điện năng cùng với màn hình hiển thị và phím bấm điều khiển.

Thành phần đo lường có nhiệm vụ kiểm tra tình trạng làm việc của các đối tượng được bảo vệ, thường phản ứng với các đại lượng dòng điện, điện áp,... Chúng thường được kích hoạt ngay lập tức nếu phát hiện có sự bất thường trong các đại lượng điện và phát lệnh cho máy cắt (CB) để ngắt dòng điện. Như vậy, thành phần đo lường sẽ có hai trạng thái là kích hoạt và không kích hoạt. Hai trạng thái này tương ứng với những trị số nhất định của xung tác động lên thành phần mạch logic.

Khi lệnh bảo vệ được kích hoạt, thành phần logic nhận xung tín hiệu từ mạch điều khiển chủ và tác động theo thứ tự của các xung. Kết quả của việc này là phát ra tín hiệu bảo vệ và phát xung để ngắt máy cắt nếu ở trạng thái kích hoạt, hoặc không ngắt máy cắt nếu ở trạng thái không kích hoạt.

Chức năng của rơ le là gì?

Trong quá trình hoạt động, hệ thống điện có thể xuất hiện sự cố và chế độ làm việc bất thường của các phần tử.

  • Các sự cố thường kèm theo hiện tượng dòng điện tăng cao và điện áp giảm thấp. Trong trường hợp dòng điện tăng cao, thiết bị điện sẽ bị đốt nóng quá mức cho phép và bị hỏng. Còn khi điện áp giảm thấp, các hộ tiêu thụ không thể làm việc bình thường, tính ổn định của các máy phát và toàn hệ thống cũng bị giảm.
  • Chế độ làm việc bất thường làm cho điện áp, dòng điện và tần số bị lệch ra khỏi giới hạn cho phép. Nếu để tình trạng này kéo dài, có thể xuất hiện sự cố. Khi đó, để hệ thống điện và các hộ tiêu thụ duy trì được hoạt động, cũng như giảm thiểu mức độ hư hại của phần tử bị sự cố, cần nhanh chóng phát hiện phần tử bị hỏng và cách ly ra khỏi hệ thống. Chỉ có thiết bị bảo vệ tự động mới có thể thực hiện tốt được yêu cầu trên, thiết bị này chính là rơ le bảo vệ.

Vậy, rơ le bảo vệ có tác dụng gì? Rơ le bảo vệ có nhiệm vụ theo dõi liên tục tình trạng và chế độ làm việc của tất cả các phần tử trong hệ thống điện. Khi có sự cố, rơ le bảo vệ sẽ nhanh chóng phát hiện và cách ly phần tử hư hỏng nhờ máy cắt điện. Khi xuất hiện chế độ làm việc bất thường, rơ le bảo vệ sẽ phát tín hiệu và tác động để khôi phục chế độ làm việc bình thường hoặc báo tín hiệu cho nhân viên trực (tùy theo cài đặt).

Nguyên lý hoạt động của rơ le là gì?

Cùng PATEK tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của rơ le là gì nhé!

Nguyên lý hoạt động của rơ le dựa trên nguyên tắc của nam châm điện. Nghĩa là khi có dòng điện chạy qua cuộn dây của rơ le sẽ tạo ra từ trường hút. Từ trường hút này tác động lực lên đòn bẩy, làm đóng hoặc mở các tiếp điểm điện và làm thay đổi trạng thái hoạt động của rơ le.

Tùy từng loại rơ le sẽ có nguyên lý làm việc riêng như:

  • Nguyên lý làm việc của rơ le quá dòng tức thì: Rơ le quá dòng tức thì tác động cắt máy cắt ngay lập tức khi có dòng điện vượt quá trị số định trước chạy qua, không có thời gian trì hoãn. Về nguyên lý, rơ le quá dòng tức thì gồm phần tĩnh là cuộn dây có lõi sắt, phần động là tấm sắt non có mang tiếp điểm động. Khi dòng điện qua cuộn dây đủ lớn, tấm sắt non sẽ bị hút vào lõi sắt của phần tĩnh và kéo theo tiếp điểm động đóng vào tiếp điểm tĩnh.
  • Nguyên lý làm việc của rơ le quá dòng định thì: Rơ le quá dòng định thì sẽ là sự kết hợp của một rơ le quá dòng tức thì và một rơ le thời gian. Khi có dòng điện vượt quá trị số định trước chạy qua, rơle quá dòng định thì không tác động cắt máy cắt ngay lập tức mà sẽ có thời gian trì hoãn. Nếu trong thời gian trì hoãn mà dòng điện qua phần tử tức thì giảm thấp (sự cố đã tự giải trừ), làm cho phần tử này không giữ tiếp điểm nữa thì rơ le thời gian sẽ bị mất điện và không khép tiếp điểm để cắt máy cắt hay báo sự cố.
  • Nguyên lý hoạt động của rơ le khóa: Rơ le sau khi chuyển đổi trạng thái của tiếp điểm (đóng thành mở hoặc mở thành đóng) sẽ không tự trở về trạng thái ban đầu, mặc dù đã ngừng cung cấp dòng điện. Để đưa các tiếp điểm về trạng thái ban đầu, phải thực hiện thao tác "reset" (bằng tay hoặc bằng điện).

Ứng dụng của rơ le là gì?

Ngày nay, rơ le được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và điện dân dụng. Vậy, cụ thể ứng dụng của rơ le là gì?

  • Rơ le chuyển đổi trạng thái điện để đóng, ngắt điện của tủ điều khiển, tủ lạnh, máy móc,...
  • Rơ le điện từ được sử dụng để giám sát sự an toàn của hệ thống và ngắt điện cho máy móc trong các ngành công nghiệp và sinh hoạt.
  • Rơ le nhiệt không thể tự ngắt nguồn điện nên được lắp kết hợp với contactor để bảo vệ các thiết bị điện khi quá dòng, quá tải.
  • Rơ le thời gian được ứng dụng trong hệ thống đèn ở hành lang công ty, tòa nhà, cửa tự động,...

Máy thí nghiệm rơ le tốt nhất hiện nay

Để kiểm tra các chức năng của rơ le (rơ le khoảng cách, rơ le so lệch, rơ le tần số, kiểm tra đồng bộ,...), bạn phải sử dụng các máy thử nghiệm rơ le. PATEK hiện đang cung cấp rất nhiều loại máy thử nghiệm rơ le 1 pha, 3 pha có chất lượng tốt. Với hơn 15 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các thiết bị đo lường, thử nghiệm, kiểm tra an toàn điện, PATEK không chỉ mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng mà còn giúp bạn cảm thấy hài lòng về dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, tận tình.

Vậy máy thí nghiệm rơ le là gì? Dưới đây là một số máy thí nghiệm rơ le của PATEK, cùng tìm hiểu nhé!

Máy thí nghiệm rơ le một pha - S100A

Máy thí nghiệm rơ le một pha - S100A là bộ kiểm tra rơ le bảo vệ một pha đa năng, hệ thống điều khiển cục bộ để kiểm tra rơ le cơ bản với thao tác thủ công. Máy có các đặc trưng như 1 ngõ phát dòng 100A và 3 ngõ phát áp 150V, nguồn dòng xoay chiều 200mA, nguồn cấp DC 110V, 220V, điều khiển cục bộ với các nút điều khiển nhanh,...

Nguyên nhân rơ le hơi máy biến áp tác động

Máy thí nghiệm rơ le một pha - S100A

>>> Xem thông tin chi tiết của máy thí nghiệm rơ le là gì tại đây.

Máy thí nghiệm rơ le một pha PONOVO - T200A

Máy thí nghiệm rơ le một pha PONOVO - T200A được thiết kế dựa trên công nghệ PWM, giúp cho thiết bị có nhiều tính năng độc đáo, mạnh mẽ: nguồn dòng của máy lớn, đầu ra 250AC liên tục trong 120 giây, có khả năng thử rơ le so lệch với hai nguồn dòng độc lập, có chức năng kiểm tra tỷ lệ CT, kiểm tra phân cực, kiểm tra trở kháng thứ cấp,…

Nguyên nhân rơ le hơi máy biến áp tác động

Máy thử nghiệm rơ le một pha PONOVO - T200A

>>> Xem thông tin chi tiết của máy thí nghiệm rơ le là gì tại đây.

Máy thí nghiệm rơ le 3 pha (3I/3V) - S40A

Máy thí nghiệm rơ le 3 pha (3I/3V) - S40A là một loại bộ kiểm tra rơ le bảo vệ 3 pha. Đặc trưng của máy thí nghiệm rơ le là gì? Máy thí nghiệm rơ le 3 pha (3I/3V) - S40A có 3 ngõ dòng 40A và 3 điện áp 300V, cấp nguồn DC 0,24V, 110V, 220V, bổ sung nguồn dòng xoay chiều 200mA,... Máy thí nghiệm rơ le 3 pha (3I/3V) - S40A được sử dụng phổ biến trong các nhà máy điện, nhà máy sản xuất rơ le, viện nghiên cứu, trường đại học,...

Nguyên nhân rơ le hơi máy biến áp tác động

Máy thí nghiệm rơ le 3 pha (3I/3V) - S40A

>>> Xem thông tin chi tiết của máy thí nghiệm rơ le là gì tại đây.

Máy thử nghiệm rơ le 3 pha (6I/4V) - PW636i

Máy thử nghiệm rơ le 3 pha (6I/4V) - PW636i là thiết bị thử nghiệm rơ le được hỗ trợ bằng máy tính, có 6 ngõ dòng 32A và 4 ngõ ra 300V, cấp nguồn DC từ 0 - 300V, 8 ngõ vào nhị phân, 8 ngõ ra nhị phân, được tích hợp chức năng ghi và giám sát,...

Nguyên nhân rơ le hơi máy biến áp tác động

Máy thí nghiệm rơ le 3 pha (6I/4V) - PW636i

>>> Xem thông tin chi tiết của máy thí nghiệm rơ le là gì tại đây.

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm nhiều loại máy thí nghiệm rơ le của PATEK trên website https://patek.com.vn/.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về rơ le là gì, cấu tạo, chức năng và ứng dụng của rơ le là gì, kèm theo một số loại máy thí nghiệm rơ le chất lượng của PATEK. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về rơ le. Nếu cần bất kỳ thông tin hay tư vấn về các thiết bị điện, hãy liên hệ với PATEK nhé!