Nguồn máy tính 80 plus là gì

Cách chọn mua nguồn máy tính, Nguồn máy tính là gì?, Cách nhận biết là một bộ nguồn tốt đối với người mua nguồn phổ thông, chuẩn nguồn 80 plus là gì

  1. Định nghĩa nguồn máy tính?

Nguồn máy tính ( PSU) là thiết bị giúp cung cấp năng lượng cho các bộ phận máy tính như: Bo mạch chủ, card đồ họa, CPU , Ram ...

A.Nguyên tắc hoạt động

Giúp chuyển đổi dòng điện xoay chiều có hiệu điện thế lớn thành các dòng có mức điện áp nhỏ hơn ( từ 220V xuống 5V hoặc 12 V hoặc 3V). Các dòng điện áp nhỏ này sẽ là năng lượng cụng cấp phù hợp cho các thiết bị linh kiện điện tử trong máy tính hoạt động được ổn định.

Nguồn máy tính 80 plus là gì

Đường điện -5 V:Được sử dụng chủ yếu cho các bộ điều khiển ổ đĩa mềm và mạch cấp điện cho các khe cắm ISA cũ.

Công suất đường -5V cũng chỉ dưới 1 A.

Đường điện +5 V: Đường điện này có nhiệm vụ chính là cấp điện cho Mainboard (bo mạch chủ) và các thiết bị ngoại vi.

Đường điện +5 V: Đường điện này có nhiệm vụ chính là cấp điện cho Mainboard (bo mạch chủ) và các thiết bị ngoại vi.

Đường điện -12 V: Đường điện này là nguồn điện chính cho các mạch điện cổng Serial nhưng đối với các hệ thống máy tính hiện nay thì ít được dùng . Mặc dù các bộ nguồn mới đều có tính tương thích ngược nhưng công suất các đường -12V chỉ chưa tới 1

Đường điện +12 V:Đây là đường điện đóng vai trò quan trọng nhất, ban đầu nó được sử dụng để cấp nguồn cho mô tơ của đĩa cứng cũng như quạt nguồn và một số thiết bị làm mát khác có trong hệ thống máy tính. Tuy nhiên, về sau này nguồn điện +12V còn cung cấp điện cho các khe cắm hệ thống, card mở rộng hay thậm chí là cả chíp (CPU) cũng “ăn theo” dòng +12V này.

+5 VSB (5 V Standby): Đây là nguồn điện được bộ nguồn cung cấp trước, nguồn điện này dùng để phục vụ cho việc khởi động máy tính, nguồn điện này có lập tức khi ta nối bộ nguồn vào nguồn điện nhà bạn (AC). Đường điện này thường có dòng cung cấp nhỏ dưới 3A

B.Mức Năng lượng liên tục và năng lượng cực đại

Mức năng lượng liên tục (Continuous Power) là chỉ khả năng cấp điện của nguồn trong khoảng thời gian dài liên tục. Năng lượng cực đại (Peak Power) lại chỉ mức tối đa trong khoảng thời gian ngắn.Ví dụ bạn cắm một loạt thiết bị với tổng công suất khoảng 400W vào bộ nguồn có chỉ số Continuous Power là 420W, chúng vẫn có thể hoạt động được trong khoảng thời gian ngắn nếu mức Peak Power của nguồn đạt trên 430W nhưng sau một khoảng thời gian nhất định, các linh kiện trong nguồn sẽ bị trục trặc

C.Thông số quan trọng bậc nhất khi chọn nguồn máy tính.

Trên mỗi bộ nguồn thì nhà sản xuất phải dán tem để ghi các thông số liên quan đến hiệu xuất hoạt động. Tuy nhiên không phải thông số trên tem nào cũng quan trọng. Nếu bạn đi mua nguồn ? làm thế nào để tránh mua phải bộ nguồn công suất ảo không đáp ứng được nhu cầu thực tế hoặc một bộ không đủ nguồn tốt?. có một thông số các bạn cần đặc biệt quan tâm đó là đường 12V dương(+12V). Đường này nó đảm nhiệm gần hết các nhiệm vụ cung cấp điện quan trong cho hệ thống như CPU, VGA rời,SSD, HDD ,,, còn những đường 5. 3V còn lại chủ yếu cung cấp cho các thiết bị mở rộng cổng Usb, Fan hay Nguồn ổ đĩa mềm... đường này thì không cần chú ý nhiều.

Vì vậy khi mua nguồn các bạn lưu ý tính tổng công xuất đường +12V ghi trên nhãn nếu mà nó bằng hoặc gần bằng thông số của nhà sản xuất đưa ra thì đó là bộ nguồn tốt nhé.

Cách tính như sau: Công suất W= Cường độ dòng điện A( ở phía dưới đường 12V) * Hiệu điện thế 12V

ví dụ

1. Như con PSU Coolermaster 750W 80 Plus White: đây là con nguồn chuẩn 80 Plus White khá ngon trong tầm giá 1.450.0000 VNĐ

Có công suất đường 12 V là 62A * 12 =744W ~~ xấp xỉ công xuất 750W mà nhà sản xuất đưa ra.

Nguồn máy tính 80 plus là gì

2. Như con PSU Coolermaster 750W 80 Plus Bronze: đây là con nguồn chuẩn 80 Plus Bronze 1.900.0000 VNĐ

Có công suất đường 12 V là 62.5A * 12 =750W bằng công xuất nhà sản xuất đưa ra 750W

Nguồn máy tính 80 plus là gì

3. Con thứ ba là CooleMaster Elite 700W giá 1.050.000 Vnđ không chuẩn gì:

Có công suất đường 12 V là 46A * 12 =552W lệch xa so với con số 700W nhà sản xuất đưa ra. con nguồn cũng thuộc loại trung bình

Nguồn máy tính 80 plus là gì

4. Hay tiếp đến con nguồn phổ thông văn phòng hay dùng Orient ATX450 con này thì chỉ ghi là ATX450 hay được anh em gọi công xuất định danh 450W

Nhưng anh em đã đọc qua bài viết cũng có thể tính được công suất như sau: 14 *12= 168W

Nguồn máy tính 80 plus là gì

  1. Chuẩn nguồn hay hiệu suất khấu hao khi sử dụng

Bộ nguồn máy tính mình đã nói ở trên là bộ phận dùng để chuyển đổi từ điện xoay chiều AC sang dòng điện một chiều DC, thế nhưng trong quá trình chuyển đổi luôn luôn sảy ra những hao hụt nhất định. Được tính theo chuẩn riêng do hãng ecova plug load solutions tạo ra.

Nguồn máy tính 80 plus là gì

Theo đó 80 Plus cho phép người tiêu dùng biết hiệu suất chuyển đổi điện năng từ nguồn AC sang DC sẽ đạt tối thiểu từ 80% trở lên. Thông thường những bộ nguồn được đo với 3 mức tải khác nhau đó là mức 20% , 50% và 100% được gọi là mức Light / Typical / Full .

Bầy giờ mình sẽ lấy ví dụ ba con nguồn ở trên : Coolermatser elite 700w Không chuẩn gì, Coolermatsre 750w chuẩn white, và 1 con Coolermaster 750w chuẩn bronze khi chạy cho 1 PC sử dụng công xuất chơi game là 500w nhé, mình sẽ tính công xuất tiêu thụ mỗi giờ và công suất tiêu thụ 8 tiếng chơi game, làm việc với giá điện là 4.000 hiện tại nhé:

- Với con nguồn COOLERMASTER 700W không chuẩn gì, giả sử hiệu xuất chuyển đổi tầm 70% sẽ tiêu tốn: (500w X 100) : 70 = 714 W công suất điện đầu vào. Lúc này mỗi giờ sẽ tiêu thụ là 0.714KW X 4.000 VNĐ=2856 VNĐ, Sau 8 giờ chơi 8X 2856= 22.848 VNĐ

- Với con nguồn COOLERMASTER 750W chuẩn 80 plus White hiệu xuất 80% sẽ tiêu tốn: (500w X 100) : 80 = 625 W công suất điện đầu vào. Lúc này mỗi giờ sẽ tiêu thụ là 0.625KW X 4.000 VNĐ=2500 VNĐ, Sau 8 giờ chơi 8X 2500= 20.000 VNĐ

- Với con nguồn COOLERMASTER 750W chuẩn 80 plus Bronze hiệu xuất 85% sẽ tiêu tốn: (500w X 100) : 85 = 588 W công suất điện đầu vào. Lúc này mỗi giờ sẽ tiêu thụ là 0.588KW X 4.000 VNĐ=2352 VNĐ, Sau 8 giờ chơi 8 X 2352= 18.816 VNĐ

Nguồn máy tính 80 plus là gì

Qua bài toán trên anh em đã hình dung được chuẩn nguồn là gì chưa

Chuẩn nguồn là thông số do mức là mức lãng phí trong quá trình sử dụng, chứ nó không là cho biết hiệu xuất thực tế của nguồn là bao nhiêu nhé. Sau đây rút ra kết luận

Đâu là chứng nhận chuẩn 80 Plus cao nhất của nguồn máy tính?

Cấp độ Titanium là cấp độ quan trọng nhất trong số 80 PLUS, vì đây là cấp độ đầu tiên tính đến hiệu quả ở mức độ tải nhẹ. Hiện nay, các nhà sản xuất có thể dễ dàng điều chỉnh PSU của họ để hoạt động tốt hơn với 20% tải và không làm nặng hiệu suất ở những tải nhẹ hơn thành hoạt động quá nặng.

Nguồn có 80 Plus là gì?

80 Plus: Là cấp độ hiệu suất cơ bản nhất và đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu về hiệu suất, nghĩa là nguồn máy tính này phải đạt được hiệu suất tối thiểu 80% ở 20% tải, 50% tải và 100% tải. 80 Plus Bronze: Đạt được hiệu suất tối thiểu 82% ở 20% tải, 85% ở 50% tải và 82% ở 100% tải.

Chứng nhận 80 Plus Certification thể hiện điều gì?

80 Plus (80+) hay 80 Plus Certification về cơ bản là một chương trình chứng nhận hiệu suất tự nguyện, được sử dụng với ý nghĩa chứng minh rằng bộ nguồn sở hữu hiệu suất làm việc hiệu quả và thân thiện với môi trường, với khả năng đạt được tới hiệu suất 80% do những nhà kiểm định độc lập đặt ra.

Modular của nguồn là gì?

Modular là loại nguồn mà hệ thống dây có thể tháo rời, có thể loại bỏ các kết nối không cần dùng. Từ đó có thể giảm thiểu lượng điện trở không cần thiết. Hơn nữa, các nguồn Modular loại bỏ nguy cơ dây cáp lủng lẳng, cải thiện luồng khí của vỏ máy. Chính vì vậy nên đây là loại nguồn được dùng phổ biến.