Nguồn gốc vì sao đạo hồi không ăn thịt heo

Ấn Độ là đất nước đa dạng, có nhiều đặc trưng về kiến trúc, ẩm thực, tín ngưỡng. Tuy nhiên ẩm thực Ấn Độ không chế biến và ăn các món từ thịt bò, thịt heo. Lý do gì người Ấn cấm kỵ hai loại thịt này?

Nguồn gốc vì sao đạo hồi không ăn thịt heo

Văn hóa tín ngưỡng ở Ấn Độ rất đa dạng, Ấn Độ là quốc gia đa đạo, tuy nhiên đất nước này có 3 đạo, tín ngưỡng chính là đạo Hồi, đạo Hindu, đạo Phật. Mỗi đạo sẽ có quy định, kiêng cữ khác biệt và người theo đạo buộc phải chấp hành nghiêm túc quy định, văn hóa của đạo phái theo.

Lý do người Ấn không ăn thịt heo, thịt bò

1. Heo và bò là linh vật

Ở Ấn Độ, đạo Hindu coi bò là linh vật, ở đây họ ví vẻ đẹp của người phụ nữ giống như đôi mắt lấp lánh của bò cái và sức mạnh, sự dũng mãnh của đàn ông như bò đực. Đạo Hindu, coi bò là thần linh, tôn sùng bò như vị thần.

Vì thế đạo Hindu cấm kỵ ăn các chế phẩm từ thịt bò hay làm các hành động ngược đãi, tổn hại đến loài bò. Đến Ấn Độ, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy nhiều đền thờ, thờ bò.

Nguồn gốc vì sao đạo hồi không ăn thịt heo
Bò được người Ấn coi là linh vật, thần linh

Với đạo Hồi, heo được coi là linh vật giống như bò của đạo Hindu. Người theo đạo Hồi quan niệm rằng, heo như một vị thần linh sẽ ban phát phước lành, sự may mắn cho họ. Heo là thần linh và người Hồi giáo sẽ phải có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc các vị thần này tốt hơn.

2. Ăn thịt heo, thịt bò là điều cấm kỵ tại Ấn Độ

Người Ấn, đặc biệt là người theo đạo Hồi, đạo Hindu sẽ không bao giờ ăn các món ăn chế biến từ thịt heo, thịt bò. Với họ đây là điều cấm kỵ, phạm phải sai trái khi đụng đến thần linh. Nếu ăn thịt từ heo, bò họ sẽ bị trừng phạt, gặp xui xẻo.

3. Heo và bò là loài vật được bảo vệ, nâng niu ở Ấn

Nếu bạn đến Ấn Độ sẽ thấy những chú bò, heo đi lang thang trên đường phố, hay ở trong nhà đã rất già và yếu thì không có gì bất ngờ. Người Ấn không ăn thịt, làm tổn hại đến heo và bò nên hai loài động vật này sẽ trưởng thành và già đi cho đến khi chúng yếu và tự mất.

Nguồn gốc vì sao đạo hồi không ăn thịt heo
Theo người Ấn, loài bò sẽ mang lại may mắn, ban phước lành cho họ

Heo và bò ở Ấn được chăm sóc cẩn thận, đoàng hoàng, thậm chí ở Ấn còn có nhiều khu bảo tồn, bảo vệ bò và heo. Bởi với họ 2 loài này là thần linh, nên mọi sự tốt đẹp, cao quý họ đều muốn gửi đến hai vị thần này.

Những lưu ý khi đến Ấn Độ

Văn hóa tín ngưỡng của Ấn Độ rất đa dạng, đa đạo và nhiều thủ tục, kiêng kỵ khác nhau. Tuy nhiên điều nổi bật trong ẩm thực Ấn bạn nên biết là họ kiêng ăn thịt bò, thịt heo. Vậy nên khi đến đất nước này, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

1. Không gọi các món liên quan đến thịt bò, thịt heo

Ở Ấn Độ thịt heo, thịt bò gần như không chế biến món gì vì họ không giết thịt hai loại động vật này. Nên bạn đừng vô tư, gọi đồ ăn liên quan đến heo và bò nhé, không bạn sẽ bị nhìn với ánh mắt kỳ thị và đánh giá của người dân bản địa đấy.

2. Không mang thịt heo, thịt bò khô đến Ấn Độ

Đất nước này hạn chế và không dùng thực phẩm từ heo và bò, nên có đến đây du lịch và làm việc bạn chớ mang 2 loại thực phẩm này theo. Tốt hơn bạn hãy mang những món ăn, đồ ăn dự phòng khác và tôn trọng văn hóa tín ngưỡng, ẩm thực ở đất nước này.

3. Đồ ăn của Ấn thường rất cay

Ấn Độ là đất nước của các loại gia vị, vì thế hầu hết các món ăn đều sử dụng gia vị, bột gia vị. Nếu bạn chưa ăn quen sẽ khá khó ăn, và có thể bị đói. Bạn nên chuẩn bị đồ ăn đồ ở nhà trước như mì gói, muối vừng…

4. Không đánh, cười nhạo heo và bò

Nguồn gốc vì sao đạo hồi không ăn thịt heo

Khi thấy những chú bò, heo thả rông trên đường, hay trong nhà bạn nên tỏ thái độ tôn trọng, yêu thương chúng. Không nên cười nhạo, đánh hai loài vật này bởi người Ấn coi bò là linh vật, thần linh của họ. Nếu bạn làm những hành động xúc phạm đến bò và heo sẽ khiến họ nổi giận đấy.

Ấn Độ là quốc gia đa đạo, có văn hóa tín ngưỡng, ẩm thực phong phú, có nhiều nét đặc trưng riêng biệt. Đất nước này nổi tiếng không ăn thịt bò, thịt heo, cho nên khi đến đây thăm quan hay làm việc bạn nên lưu ý và tránh phạm phải những sai lầm đáng tiếc để chuyến đi vui vẻ, thoải mái nhé.

           Để có thêm kiến thức về Hồi giáo, chúng tôi sưu tầm và tổng hợp và xin chia sẻ một số kiến thức cơ bản nhất về Hồi giáo:

         Ở VN chúng ta phần lớn không theo đạo Hồi và cũng ít chịu ảnh hưởng từ đạo Hồi, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản nhất về một tôn giáo lớn với 20% dân số thế giới. Đạo Hồi khác xa với những hiểu biết hạn hẹp của chúng ta. Đôi khi tôi nghĩ, một trong những nguyên nhân gây ra chiến tranh cũng chính là luôn kỳ thị và chỉ trích vô cớ những gì không giống mình trong khi bắt người khác phải tôn trọng văn hóa của mình. Trước khi khen chê một điều gì, nhất là những thứ thuộc về văn hóa và tín ngưỡng, chúng ta phải hết sức thận trọng. Nhưng trước hết, hãy thử trả lời các câu hỏi sau về đạo Hồi xem mình đúng được bao nhiêu câu rồi so sánh với kết quả nhé!

* Câu hỏi:

1. Cái tên “đạo Hồi” từ đâu mà có?

2. Tại sao người đạo Hồi không ăn thịt heo?

3.  Allah và Mohammed có phải là một?

4. Có phải người Hồi Giáo ủng hộ chế độ đa thê?

5. Quốc gia nào có lượng tín đồ Hồi giáo đông nhất thế giới?

6. Hồi giáo và Ấn Độ giáo có cùng nguồn gốc?

7. Hồi giáo chỉ mới xuất hiện gần đây ở những nước Trung Đông?

8. Ở Việt Nam có đạo Hồi không?

9. Có phải người Hồi giáo nào cũng hiếu chiến và tàn bạo?

10. Có phải người Hồi giáo nào cũng bịt mặt kín mít bằng khăn choàng đen?

* Câu trả lời:

1. Cái tên “đạo Hồi” hay “Hồi giáo” từ đâu mà có?

Đây là câu hỏi khiến nhiều người đứng hình ngay từ giây đầu tiên. Tại sao không đưa nó vào chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” nhỉ? Thật ra là cái tên Đạo Hồi là một tên gọi không chuẩn xác trong tiếng Hán để chỉ tôn giáo mà những người thuộc dân tộc Duy Ngô Nhĩ (còn gọi là Hồi Hột) tin theo. Người Hồi mặc dù có nguồn gốc Trung Á là một trong năm dân tộc có dân số đông nhất ở Trung Quốc theo thứ tự: Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng. Vương quốc Hồi Hột đã từng phát triển rất mạnh thời Trung Cổ thành đế quốc Đại Hồi, nằm trên con đường Tơ Lụa nổi tiếng là huyết mạch của giao thương Á Âu lúc bấy giờ. Người Duy Ngô Nhĩ (Hồi) theo đạo Islam tức Hồi giáo và tôn giáo này được du nhập vào khu vực này qua những thương buôn Ả Rập. Ngày nay vương quốc Hồi Hột của người Duy Ngô Nhĩ đã trở thành khu tự trị Tân Cương với thủ phủ là Ô Lỗ Mộc Tề (Urumqi) và tiếng Hán hiện đại cũng không gọi đạo Hồi là Hồi Giáo như trước mà gọi là Ái Tư Lãn giáo hay Y Tư Lãn giáo ( phiên âm từ chữ Islam). Như vậy Hồi không phải là tên một tôn giáo mà đúng hơn nó là tên của một chủng tộc Trung Á theo đạo Islam.  Có lẽ trong tương lai, chúng ta phải làm quen với cách gọi chung là đạo Islam hơn là cách gọi phiến diện Hồi giáo.

2. Tại sao người Hồi giáo không ăn thịt heo? Ngoài thịt heo người Hồi giáo còn kỵ ăn những thứ gì nữa?

Một số người nghĩ rằng người Hồi giáo kiêng ăn thịt heo vì họ thờ heo như người Ấn giáo thờ bò. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Người Hồi giáo không ăn thịt heo hay nuôi heo vì họ cho heo là loài vật dơ bẩn và bất kính đối với Thượng Đế. Tương truyền rằng heo là loài vật duy nhất vẫn cúi đầu mải mê tìm thức ăn trong khi các loài vật khác đều ngẩng lên trời kính ngưỡng đấng Allah. Kiêng ăn thịt heo cũng là một trong những giới luật của người theo đạo Hồi. Người đạo Hồi gọi những thứ được phép ăn là halal còn những thứ không ăn được là haram. Halal bao gồm những súc vật như cừu, dê, trâu, bò và gia cầm được giết mổ bởi người theo đạo Hồi và theo đúng nghi thức của đạo Hồi, dâng cúng cho Allah trước khi giết mổ. Con vật bị giết theo nghi thức Halal phải được giết bằng một lưỡi dao sắt ngọt để không chịu đau đớn nhiều khi chết, mắt nó không được thấy con dao dùng để giết thịt mình và lưỡi dao không được dính máu của con vật bị giết trước đó. Ngoài ra, con vật bị giết phải được để máu chảy hết ra khỏi cơ thể vì người Hồi giáo cho rằng máu là ô uế. Haram là những thứ người Hồi giáo không được ăn bao gồm những súc vật chết già, chết bệnh, chết đuối hay rơi từ trên cao xuống chết, những súc vật không được giết mổ đúng nghi thức halal, thịt heo, huyết động vật và rượu. Tuy nhiên kinh Coran chấp nhận cho tín đồ Hồi Giáo ăn những thứ cấm kỵ nói trên trong trường hợp bất khả kháng vì phải sinh tồn. Vì vậy nếu bạn làm việc hoặc có bạn là người Hồi Giáo đến thăm, khi phải thết đãi ăn uống nên chú ý tìm những quán ăn có chữ “Halal” bên ngoài để mời họ.

3. Allah và Mohammed có phải là một?

Cũng như những người không phải đạo Công Giáo hoặc Tin Lành hay lẫn lộn Chúa Trời và Jesus là một,  Allah và Mohammed trong Hồi giáo là hai khái niệm khác nhau. Allah là vị chúa tể tối cao, người sáng lập ra thế giới tương đương với Chúa Trời trong đạo Công giáo còn Mohammed là nhà tiên tri cuối cùng và duy nhất của đạo Islam, người làm cầu nối giữa Allah và tín hữu. Cũng như chúa Jesus, Mohammed là nhân vật có thật trong lịch sử.

4. Có phải người đàn ông Hồi Giáo được quyền lấy nhiều vợ?

Tôi đem câu hỏi này hỏi một số người bạn Hồi Giáo thì tất cả đều cười. Đúng là đạo Hồi cho phép đàn ông lấy đến 4 vợ nhưng với điều kiện người đàn ông đó phải đủ điều kiện tài chính để cưới hỏi và lo cho bốn người vợ của mình một cách sung túc vì phụ nữ Hồi giáo không được đi làm. Người chồng còn phải đảm bảo sự chung sống hòa thuận của bốn bà vợ ở dưới một mái nhà chung nên việc lấy nhiều vợ trên lý thuyết là được, nhưng trên thực tế không đơn giản nhất là đảm bảo hòa bình giữa các bà vợ nên rất ít đàn ông Hồi Giáo có nhiều hơn một vợ.

5. Quốc gia nào có lượng tín đồ Hồi Giáo đông nhất thế giới?

Theo thống kê hiện tại, người Hồi giáo chiếm khoảng 1,2 đến 1,5 tỷ người trên thế giới ( khoảng 20% dân số thế giới) Người Hồi giáo tập trung nhiều ở các quốc gia Trung Đông (Iraq, Iran, Kuwait, các nước Ả Rập Saudi…) Nam Á (Pakistan, Bangla Desh, Ấn Độ), Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia…), Trung Á và các nước châu Phi (Syria, Ai Cập, Morocco…) Trong đó quốc gia có dân số theo đạo Hồi đông nhất là …Indonesia chiếm 13% dân số theo đạo Hồi trên thế giới. Theo thống kê năm 2000, 86,1% dân số Indonesia theo đạo Hồi (trên 200 triệu người). Phần lớn quốc kỳ của các quốc gia theo Hồi giáo đều có biểu tượng trăng lưỡi liềm, biểu tượng của đạo Hồi.