Nghị định 119 năm 2023 của chính phủ

Đây là nội dung nổi bật được quy định tại Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Theo quy định mới, từ ngày 01/7/2022, nhà thầu thi công xây dựng ngoài việc phải mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường, còn phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ 3.

Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự với bên thứ ba là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào hợp đồng xây dựng và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

Về bảo hiểm bắt buộc dân sự đối với bên thứ ba, số tiền bảo hiểm tối thiểu với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là 100 triệu đồng/người/vụ và không giới hạn số vụ tổn thất.

Trường hợp công trình có thiệt hại giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan là 10% giá trị công trình cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất. Trường họp thiệt hại từ 1.000 tỷ đồng trở lên thì số tiền bảo hiểm là 100 tỷ đồng.

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba đối với những thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng, tài sản phát sinh trực tiếp trong quá trình thi công xây dựng và chi phí có liên quan.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2022.

Nghị định 119 năm 2023 của chính phủ
Nhấn vào đây để tải về hoặc xem chi tiết

Nghị định 119 năm 2023 của chính phủ

Các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
triển khai thực hiện Nghị định 119 của Chính phủ.

Trong đó, Sở GTVT Hậu Giang yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải cần tập trung thực hiện các nội dung Nghị định 119 của Chính phủ. Nhất là về trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết thời gian qua như trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS); các điều ước quốc tế song phương về vận tải đường bộ qua biên giới ký với các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc và điều ước quốc tế ba bên giữa Việt Nam, Lào và Campuchia.

Cụ thể về giấy phép và đối tượng cấp phép, đối với hoạt động vận tải qua biên giới theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký trong khuôn khổ ASEAN, GMS và song phương với Lào, Campuchia, cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế cho đơn vị kinh doanh vận tải và giấy phép liên vận cho phương tiện thực hiện hoạt động vận tải qua biên giới phù hợp các điều ước quốc tế này. Đối với hoạt động vận tải qua biên giới theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký với Trung Quốc và theo thỏa thuận ba bên Việt Nam - Lào - Campuchia, chỉ thực hiện cấp giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới cho phương tiện phù hợp với các điều ước quốc tế này.

Quy định đối với hồ sơ cấp giấy phép liên vận, đơn vị kinh doanh vận tải nộp giấy đề nghị cấp giấy phép theo mẫu và bản sao giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô hoặc bản sao từ sổ gốc của giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký. Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải phải xuất trình thêm bản sao một trong các giấy tờ như: hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân; hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã; hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Thẩm quyền cấp giấy phép cho hoạt động vận tải qua biên giới theo các điều ước quốc tế không quy định hạn chế về hạn ngạch phương tiện đã được phân cấp, phân quyền cho Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các hoạt động vận tải qua biên giới có quy định hạn chế về số lượng, hạn ngạch phương tiện tại các điều ước quốc tế, Nghị định quy định Tổng cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan cấp giấy phép cho hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới.

Ngoài ra, Công văn cũng trích dẫn một số nội dung trong Nghị định, nêu rõ trình tự, thủ tục xử lý của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, cấp lại giấy phép; thu hồi giấy phép; quy trình đăng ký, ngừng khai thác tuyến, bổ sung hoặc thay thế phương tiện khai thác tuyến vận tải hành khách cố định; gia hạn thời gian lưu hành cho các phương tiện của các nước đối tác…

Ngày 10/3/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửađổi, bổ sung một số điều của Nghị định 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Cụ thể, từ ngày 01/7/2022, nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự với bên thứ ba.

(Trước đây, theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 119/2015/NĐ-CP thì bên nhận thầu mới có trách nhiệm tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự với bên thứ ba).

Ngoài ra, quy định số tiền bảo hiểm tối thiểu khi thực hiện trách nhiệm dân sự với bên thứ ba như sau:

- Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là một trăm (100) triệu đồng cho một người trong một vụ và không giới hạn số vụ tổn thất.

- Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) được xác định như sau:

+ Đối với công trình có giá trị dưới 1.000 (một nghìn) tỷ đồng, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 10% giá trị công trình cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.

+ Đối với công trình có giá trị từ 1.000 (một nghìn) tỷ đồng trở lên, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 100 (một trăm) tỷ đồng cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.

Xem toàn văn Nghị định 20/2022/NĐ-CP ngày 10/3/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Phòng Tư pháp