Nêu các loại câu hỏi xếp theo thứ tự từ thấp đến cao theo thang đánh giá của bloom.

Thang đo nhận thức của Bloom [1956]

0
62371

[CPP] Thang đo BLOOM về các cấp độ tư duy được Benjamin Bloom, một giáo sư của trường Đại học Chicago đưa ra vào năm 1956. Trong đó Bloom có nêu ra sáu cấp độ nhận thức [gọi là thang đo Bloom]. Thang đo này đã được sử dụng trong hơn năm thập kỷ qua đã khẳng định ưu điểm của phương pháp dạy học nhằm khuyến khích và phát triển các kỹ năng tư duy của sinh viên ở mức độ cao.

Đã từ lâu Thang cấp độ tư duy được xem là công cụ nền tảng để xây dựng mục tiêu và hệ thống hóa các câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đối với người học. Thang cấp độ tư duy của Bloom, sau khi được điều chỉnh gọi là Thang Bloom tu chính [Bloom’s Revised Taxonomy] gồm:

1. Nhớ/Biết

2. Hiểu

3. Vận dụng

4. Phân tích

5. Đánh giá

6. Sáng tạo

Hệthốngcâuhỏitheothangnhậnthức của Bloom trong dạy học tác phẩm văn chương ởTHCS

Khigiáoviênđặtracâuhỏi,họcsinhsuynghĩ để trả lờiqua đó nângcao được năng lực tư duy chohọcsinh.Mứcđộpháttriểnnănglựctưduy của họcsinhnhưthếnàocònphụthuộcvàochất lượng nội dung,hình thức củacâu hỏi đặt ra. Vì thế,rấtcầncâuhỏiphảicóhệthốngvàởcáccấp độ khác nhau mộtcách hợp lý để lôi cuốn học sinhthamgiavàovà giúpcácemdễlĩnhhội.

Ở đây người viết sẽ xây dựng hệ thống câu hỏi dựa trên thang nhận thức của Bloom [Anderson và cộng sự, 2001] với các cấp độ: “Nhớ, Hiểu, Áp dụng, Phân tích, Đánh giá, Sáng tạo”để vận dụng vào giờ học tác phẩm văn chương.

1. Câu hỏi ở cấp độ Nhớ[Remember]

Nhớ là khả năng ghi nhớ, nhắc lại chính xác và nhận diện thông tin. Nhớ được xem như là nền tảng, rất cần thiết cho tất cả các cấp độ tư duy.Nhớở

đâyđượchiểulànhớlạinhữngkiến thức đã học và nhắc lại được/đúng.

Mục đích: Nhằm kiểm tra trí nhớ [khả năng học thuộc lòng] của các em về các thông tin, kiến thức liên quan đến tác giả, tác phẩm, thời đại… Câu hỏi này giúp học sinh tái hiện những gì các em đã nghe, đã đọc, đã học trên lớp.

Cách thực hiện:Khi đặt câu hỏi ở cấp độ “Nhớ” thì giáo viên có thể sử dụng các từ/cụm từ như: ai, ở đâu, khi nào, hãy kể lại…

Ví dụ:

- Nhà văn Nam Cao tên thật làgì?

- HãychobiếtchủđềcủatruyệnngắnLãoHạc

[Lão Hạc -NamCao]

- NhàvănNguyênHồngquêquánởđâu?

Ông sinh và mất năm nào?

- Văn bản Trong lòng mẹđược trích từ tập hồi ký nào của NguyênHồng?

[Trong lòng mẹ -Nguyên Hồng]

- ĐoạntríchKiềuởlầuNgưngBíchgồmbao nhiêu câu thơ? Nội dung chủ yếu của đoạntrích này làgì?

- Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bíchđược phân bố cục như thếnào?

[Kiều ở lầu Ngưng Bích -Nguyễn Du]

Đây là cấp độ thấp nhất, đơn giản nhất chưa cókhảnăngkíchthíchpháttriểnnănglựctưduy cho học sinh nhưng giáo viên không nên coi nhẹ,vìnếu

họcsinhkhôngnhớkiếnthứcthìthật khó để có thể hiểu, nhận xét, đánh giá, sáng tạo… Nói cách khác, nhớ là nền tảng cho các cấp độ caohơn.

2. Câu hỏi ở cấp độ Hiểu[Understand]

Hiểu là khả năng diễn giải, giải thích vấn đề bằng cách nghĩ, cách lập luận và ngôn ngữ của riêngmình.Hiểukhôngđơngiảnlànhớvànhắc lạinhữnggìđãhọc,đãbiếtmàphảicókhảnăng diễn đạt ý tưởng, thông tin theo cách của riêng mình cho người khác cùnghiểu.

Mục đích: Nhằm kiểm tra học sinh cách liên hệ, kết nối các thông tin, kiến thức nội dung trongbàihọc,thôngtinvềtácgiả,tácphẩm,thời đại và có sự liên hệ bản thân. Câu hỏi này còn giúphọcsinhhiểuđượcnhữngnétđặcsắctrong nội dung, nghệ thuật của tác phẩm và tài năng của tácgiả.

Cách thực hiện:Khi đặt câu hỏi ở cấp độ “Hiểu” thì giáo viên có thể sử dụng các cụm từ như: hãy so sánh, hãy giải thích, vì sao…

Ví dụ:

- Vì sao lão Hạc phải bán chó? Chi tiết“bán chó” gợi cho em nhớ đến tác phẩm nào mà em đã học/ đã đọc?

- Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy “ông Giáo” rồi sau đó tìm đến cái chết, em nghĩ gì về tình cảnh và tính cách của lão Hạc? [Bộ Giáo dục và Đào tạo: 2010a,48].

[Lão Hạc -Nam Cao]

- Theoem,vìsaokhinghebàcôngândàihai tiếng “em bé” thì nước mắt chú bé Hồng lại “ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chanhòa đầm đìa ở cằm và ởcổ”?

[Trong lòng mẹ -Nguyên Hồng]

- Câuthơ“Bẽbàngmâysớmđènkhuya/Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”gợi cho em cảm giác như thế nào về thờigian?

- Vì sao trong nỗi nhớ của mình thì Kiều lại nhớ về Kim Trọng đầutiên?

[Kiều ở lầu Ngưng Bích -NguyễnDu]

Đếncấpđộ“Hiểu”thìđòihỏikhảnăngtư duycủacácemphảinhiềuhơn,caohơnvàcàng về các cấp độ sau thì càng cao hơn nữa.

3. Câu hỏi ở cấp độ Áp dụng[Apply]

Áp dụng hay còn gọi là vận dụng, là khả năngsửdụngthôngtin,kiếnthứcvàchuyểnđổi kiến thức từ dạng này sang dạng khác [sử dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới], tức là vận dụng những gì đã học vào đời sống hoặc một tình huốngmới.

Mục đích: Nhằm kiểm tra khả năng áp dụng những thông tin, kiến thức đã học, đã đọc được vào tình huống mới, tình huống cụ thể như thế nào. Thông qua câu trả lời cho loại câu hỏi này sẽ giúp học sinh tăng thêm kinh nghiệm, vốn sống, biết cách giải quyết vấn đề tương tựtrong cuộcsống.

Cách thực hiện:Để có thể đặt câu hỏi ở cấp độ“ápdụng”thìgiáoviêncầnphảitạoranhững tình huống mới, tình huống có vấn đề để học sinh vận dụng các kiến thức đã học, đã biết vào giải quyết vấn đề. Giáo viên cũng có thể đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau cho một câu hỏi để học sinh lựa chọn một câu trả lời phù hợp, kèm theo đó là sự lý giải của các em. Chính việc so sánh rồi chọn lựa các câu trả lời, sau đó lý giải vìsaomìnhchọnlàmộtquátrìnhtíchcựchóa hoạt độnghọctập,pháttriển nănglựcnhậnthức, năng lực tư duy cho cácem.

Ví dụ:

- Giả sử có thể cho lão Hạc lời khuyên trước hoàncảnhcủalãothìemsẽkhuyênnhưthếnào? Lý giải vì sao.

[Lão Hạc -Nam Cao]

- GiảsửemlànhânvậtbéHồng,khinghebà cô nói những lời đay nghiến về mẹ mình thì em sẽnói/làmgì?Giảithíchvìsaoemnói/làm như vậy.

[Trong lòng mẹ -NguyênHồng]

- Emhãyliệtkênhữngthành ngữmàNguyễn Du đã sử dụng trong đoạn trích Kiềuởlầu Ngưng Bíchvà đặt câu với những thànhngữđó. [Kiều ở lầu Ngưng Bích -NguyễnDu]

4. Câu hỏi ở cấp độ Phântích[Analyze] Làkhảnăngnhậnbiếtchitiết,pháthiệnvà phân biệt các bộ phận cấu thành củathôngtin hay tình huống. Phân tích đòi hỏi khảnănglập luận, suy luận cao kết hợp với kiếnthức,kinh nghiệm,trảinghiệm,chínhkiếncủabảnthân người phân tích.

Mụctiêu:Nhằmkiểmtrakhảnăngphântích, lý giải những nội dung được học, từ đó tìm ra mối liên hệ, hoặc chứng minh luận điểm, hoặc đi đến kết luận về một vấn đề gìđó.

Cách tiến hành:Câu hỏi phân tích thường đòi hỏi học sinh phải trả lời: Tại sao? [khi giải thích nguyên nhân]. Em có nhận xét gì? [khi đi đến kết luận]. Em hãy lý giải/ giải thích [khi chứng minh luận điểm]

Tình huống phân tích thường có nhiều đáp án, nhiều sự lựa chọn khác nhau. Vì bản thân mỗi học sinh sẽ có những suy nghĩ, lập luận, quyết định khác nhau. Giáo viên tránh áp đặt, cần tôn trọng sự tự do sáng tạo của các em. Nhưngcũngcầnđiềuchỉnh,địnhhướngkhicác em có những sailệch.

Ví dụ:

- Em hãy phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đó, em thấy lão Hạc là người như thế nào?

[Lão Hạc -NamCao]

- Khi được gặp lại mẹ sau bao nhiêuxacách và thương nhớ, chú bé Hồng không nói đượcgì màchỉ“òalênkhócrồicứthếnứcnở”,emhãy cho biết vì sao lại nhưvậy?

- EmcónhậnxétgìvềtâmtrạngcủanhânvậtchúbéHồngquađoạn“Giánhữngcổtụcđãđày đọa mẹ tôi là mộtvật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩugỗ, tôi quyết vồ ngaylấy mà cắn, mà nhai,mà nghiền cho kỳ nát vụn mớithôi”?

[Trong lòng mẹ -Nguyên Hồng]

- Theo em, từ nào có thể được xem là “nhãn tự”trongcâuthơsau“Tưởngngườidướinguyệt chén đồng/ Tin sương luống những rày trông mai chờ”?

[Kiều ở lầu Ngưng Bích -NguyễnDu]

5. Câu hỏi ở cấp độ Đánhgiá[Evaluate] Làkhảnăngphánxétgiátrịhoặcsửdụng thôngtintheocáctiêuchíthíchhợp.Tronghoạt động tiếp nhận tác phẩm văn chương,đánhgiá là một bước cao [nhận thức - đánh giá-thưởng thức] thể hiện được trình độ, kinh nghiệm, vốn sống, khuynh hướng của người đánh giá.

Mụctiêu:Nhằmkiểmtrakhảnăngđónggóp ý kiến, sự phán đoán của học sinh trong việc nhận định, đánh giá các sự kiện, thông tin trong tácphẩmhoặc vềtácgiả.Dạngcâuhỏinàygiúp thúc đẩy học sinh tìm tòi tri thức, xác định giá trị đồng thời qua đó chúng ta hiểu được cách nhìnnhận,cáchcảm,quanđiểm, chính kiếncủa các em về vấn đề. Trả lời cho câu hỏi đánh giá đòihỏihọcsinhphảibiếtcáchlậpluậnchặtchẽ, thuyết phục để đưa ra và bảo vệ quan điểm của mình.

Cáchtiếnhành:Giáoviênđưaravấnđề,tình huống có trong hoặc ngoài tác phẩm [nhưng có liên quan đến tác phẩm] và đặt câu hỏi yêu cầu học sinh đánhgiá.

Ví dụ:

- Em hiểu thế nào về ý nghĩ của nhân vật “tôi” [có thể coi là tác giả] qua đoạn văn sau:

“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờtathấyhọlànhữngngườiđángthương[...]. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ che lấp mất”.[Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010a: tr.48].

- Nếu cho em chọn một chi tiết đặc sắc nhất trong truyện ngắn Lão Hạcthì em sẽ chọn chi tiết nào? Vìsao?

- NgoàitruyệnngắnLãoHạcthìemcònbiết nhữngtácphẩmnàocủanhàvănNamCao?Qua những tác phẩm đó em có nhận xét/ đánh giá gì về tài năng nghệ thuật của NamCao?

[Lão Hạc -Nam Cao]

- Em cảm nhận như thế nào vềtình cảm chú bé Hồngdành cho mẹqua đoạn “cái lầm đó không nhữnglàm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa,khácgìcáiảoảnh của mộtdòngnướctrongsuốt chảydướibóngrâmđãhiệnratrướcmắtgầnrạn nứtcủangườibộhànhngãgụcgiữasamạc”?

- Tácgiảđãsửdụngkếthợpnhiềubiệnpháp nghệ thuật đặc sắc như so sánh [những cổtục… là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ], điệp từ [mà] và các động từ mạnh[vồ, cắn, nhai, nghiến] trong cùng một đoạn văn đã mang lại hiệu quả nghệ thuậtgì?

- Nếu cho em chọn một chi tiết đặc sắc nhất trong đoạn trích Trong lòng mẹthì em sẽ chọn chi tiết nào? Vìsao?

[Trong lòng mẹ -Nguyên Hồng]

- Cóý kiếnchorằng: Khigặpcơngia biến Kiềuđãphầnnào“đềnơnsinhthành”chochamẹ nhưng Kiềulạiphảihisinh mối tìnhđầuđẹp đẽcủamình vớiKim Trọng.Nỗiđauấycứvòxétâmcan Kiều, nàng luônthấymìnhcó lỗivới KimTrọng vìthếnàng luônday diếtnhớKimTrọng. Emcóđồngývớiýkiến đó không ? Vìsao?

[Kiều ở lầu Ngưng Bích -NguyễnDu]

6. Câu hỏi ở cấp độ Sáng tạo[Create]

Đâylàcấpđộcaonhấttrongthangnhậnthức của Bloom. Từ những thông tin, kiến thứcđược cungcấpngườihọccókhảnănglàmracáimới. Để phát triển được tài năng cho người học thì giáo viên rất cần cho các em một môi trường thuậnlợiđểsángtạo.Tránhgòbóápđặt,bởiáp đặt là triệt tiêu hết mọi sự sángtạo.

Mục tiêu: Nhằm kiểm tra khả năng của học sinh có thể đưa ra dự đoán, cách giải quyết vấn đề, các câu trả lời hoặc đề xuất có tính sángtạo. Câu hỏi dạng này sẽ kích thích sự sáng tạo của học sinh, qua đó sẽ giúp giáo viên kịp thời phát hiện và bồi dưỡng cho những em có năngkhiếu môn văn.

Cách tiến hành:Giáo viên cần tạo ra những tình huống, những câu hỏi buộc học sinh phải lập luận, suy đoán, vận dụng tư duy để có thể đưa ra những lời giải mang tính sáng tạo riêng của mình.

Ví dụ:

- Nếucho em viết lại mộtđoạn trong truyện ngắnLãoHạcthì emsẽviếtlạiđoạnnào?Vìsao?

[Lão Hạc -Nam Cao]

- NếuchoemđặtlạitênchođoạntríchTrong lòng mẹthì em sẽ đặt như thế nào? Vìsao?

- Hãy đặt mình vào nhân vật chú bé Hồngvà kể/ viết lại đoạn được gặp lạimẹ.

- Hãyviếtmộtđoạnvăntừ10-15dòngđểan ủinhânvậtbéHồngtrongnhữnglúcvắngxamẹ.

[Trong lòng mẹ -Nguyên Hồng]

- Dựa vào nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn từ 15 - 20 dòng diễn tả nỗi đau buồn của Thúy Kiều khi ở lầu NgưngBích.

[Kiều ở lầu Ngưng Bích -Nguyễn Du]

MẪU CÂU HỎI THI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

Phạm Ngọc Tú
2017-04-19T15:41:25+07:00 2017-04-19T15:41:25+07:00 //gdnn.edu.vn/Day-hoc-tich-cuc/mau-cau-hoi-thi-theo-muc-do-nhan-thuc-26.html //cdn.giaibainhanh.com/neu-cac-loai-cau-hoi-xep-theo-thu-tu-tu-thap-den-cao-theo-thang-danh-gia-cua-bloom--ac5f81514e92b1f9bfa68d456aae576e.wepb
Chuyên trang Giáo dục nghề nghiệp //gdnn.edu.vn/uploads/gdnn.edu.vn_1.png
Thứ ba - 10/01/2017 16:09
THEO CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC BLOOM
Dưới đây là một số kĩ năng đặt câu hỏi theo các mức độ nhận thức tăng dần của Bloom.
MẪU CÂU HỎI THI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

1. CÂU HỎI BIẾT

Ứng với mức độ lĩnh hội 1 “nhận biết”

  • Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra trí nhớ của Hs về các dữ liệu, số liệu, các định nghĩa, tên tuổi, địa điểm,…
  • Việc trả lời các CH này giúp Hs ôn lại được những gì đã học, đã đọc hoặc đã trải qua.
  • Các từ để hỏi thường là:
    • CÁI GÌ…
    • BAO NHIÊU…
    • HÃY ĐỊNH NGHĨA…
    • CÁI NÀO…
    • EM BIẾT NHỮNG GÌ VỀ…
    • KHI NÀO…
    • BAO GIỜ…
    • HÃY MÔ TẢ…
  • Ví dụ:
    • Hãy phát biểu định nghĩa chuyển động cơ học hoặc hãy liệt kê một số vật liệu thường dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn.

2. CÂU HỎI HIỂU

Ứng với mức độ lĩnh hội 2 “thông hiểu”

  • Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra cách Hs liên hệ, kết nối các dữ liệu, số liệu, tên tuổi, địa điểm, các định nghĩa…
  • Việc trả lời các câu hỏi này cho thấy Hs có khả năng diễn tả bằng lời nói, nêu ra được các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ bản trong nội dung đang học.
  • Các cụm từ để hỏi thường là:
    • TẠI SAO…,
    • HÃY PHÂN TÍCH…,
    • HÃY SO SÁNH…,
    • HÃY LIÊN HỆ…,
    • HÃY PHÂN TÍCH…,…
  • Ví dụ:
    • Hãy tính vận tốc của vật khi biết cụ thể độ dài quãng đường đi được và thời gian để đi hết quãng đường đó
    • Hãy xác định giới hạn đo và chia nhỏ nhất của bình chia độ.

3. CÂU HỎI VẬN DỤNG

Ứng với mức độ lĩnh hội 3 “vận dụng”

  • Mục tiêu của loại câu hỏi là để kiểm tra khả năng áp dụng các dữ liệu, các khái niệm, các quy luật, các phương pháp… vào hoàn cảnh và điều kiện mới.
  • Việc trả lời các câu hỏi áp dụng cho thấy Hs có khả năng hiểu được các quy luật, các khái niệm… có thể lựa chọn tốt các phương án để giải quyết, vận dụng các phương án vào thực tiễn. Khi đặt câu hỏi cần tạo ra những tình huống mới khác với điều kiện đã học trong bài học
  • Các cụm từ để hỏi thường là:
    • LÀM THẾ NÀO…,
    • HÃY TÍNH SỰ CHÊNH LỆCH GIỮA…,
    • EM CÓ THỂ GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN VỀ … NHƯ THẾ NÀO”,…
  • Ví dụ:
    • Hãy tính vận tốc trung bình của một ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B biết độ dài quãng đường đó là 150 km, ô tô khởi hành lúc 8h25’ và đến vào lúc 12h30’.
    • Làm thế nào để sử dụng thước dài đã bị gãy đầu có vạch số 0?
    • Làm rõ những phương pháp………..dùng cho mục đích……..
    • Đoán nguyên nhân của…..

4. CÂU HỎI PHÂN TÍCH

Ứng với mức độ lĩnh hội 4 “phân tích”

  • Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó đi đến kết luận, tìm ra mối quan hệ hoặc chứng minh một luận điểm.
  • Việc trả lời câu hỏi này cho thấy Hs có khả năng tìm ra được mối quan hệ mới, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận. Việc đặt câu hỏi phân tích đòi hỏi Hs phải giải thích được các nguyên nhân từ thực tế. Các câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải [thể hiện sáng tạo]
  • Các cụm từ để hỏi thường là:
    • TẠI SAO…, đi đến kết luận
    • EM CÓ NHẬN XÉT GÌ VỀ…,
    • HÃY CHỨNG MINH….
  • Ví dụ:
    • Từ kết quả thí nghiệm, hãy nhận xét về mối quan hệ giữa độ lớn của lực kéo với độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng
    • Hãy chứng minh cái đinh vít là 1 dạng của mặt phẳng nghiêng.
    • Chỉ ra những lỗi trong đoạn văn luận chứng sau………………
    • Dữ liệu nào cần để………….

5. CÂU HỎI TỔNG HỢP

Ứng với mức độ lĩnh hội 5 “tổng hợp”

  • Mục tiêu của câu hỏi loại này là để kiểm tra xem Hs có thể đưa ra những dự đoán, giải quyết vấn đề, đưa ra câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.
  • Câu hỏi tổng hợp thúc đẩy sự sáng tạo của Hs, các em phải tìm ra những nhân tố và ý tưởng mới để có thể bổ sung, cho nội dung. Để trả lời câu hỏi tổng hợp khiến Hs phải: dự đoán, giải quyết vấn đề và đưa ra các câu trả lời sáng tạo. Cần nói rõ cho Hs biết rõ rằng các em có thể tự do đưa ra những ý tưởng, giải pháp mang tính sáng tạo, tưởng tượng của riêng mình. Gv cần lưu ý rằng câu hỏi loại này đòi hỏi một thời gian chuẩn bị khá dài, vì vậy hãy để cho Hs có đủ thời gian tìm ra câu trả lời.
  • Ví dụ:
    • Hãy đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho những gia đình sống bên cạnh đường giao thông lớn có nhiều loại xe cộ qua lại
    • Hãy tìm cách xác định thể tích của vật thấm nước [những viên phấn] bằng bình chia độ.
    • Bạn sẽ đưa ra kết luận của câu chuyện………..như thế nào?
    • Đưa ra một kế hoạch cho………..

6. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ

Ứng với mức độ lĩnh hội 6 “đánh giá”

  • Mục tiêu của loại câu hỏi này là kiểm tra xem Hs có thể đóng góp ý kiến và đánh giá các ý tưởng, giải pháp,… dựa vào những tiêu chuẩn đã đề ra.
  • Ví dụ:
    • Theo em trong 2 phương pháp đo thể tích bằng bình chia độ và bằng bình tràn thì phương pháp nào cho kết quả chính xác hơn?
    • Lý do của………….là gì
    • Trên cơ sở những tiêu chuẩn sau……… đánh giá giá trị của………

KẾT LUẬN

Hiệu quả kích thích tư duy Hs khi đặt câu hỏi ở mức độ nhận thức thấp hay cao sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của Hs. Sẽ hoàn toàn vô tác dụng nếu Gv đặt câu hỏi khó để Hs không có khả năng trả lời được. Và mặt khác, thật không có nghĩa nếu đặt câu hỏi quá dễ đối với khả năng của Hs. Gv cần có nhận xét, động viên ngay những câu hỏi, trả lời đúng cũng như câu hỏi trả lời chưa đúng. Nếu tất cả Hs đều trả lời sai thì Gv cần đặt câu hỏi đơn giản hơn để Hs có thể trả lời được vì Hs chỉ có hứng thú học khi họ thành công trong học tập.

Xem thêm: Kỹ thuật đặt câu hỏi/Câu hỏi đào sâu, giả định và làm rõ

Video liên quan

Chủ Đề