Câu hội về cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường

Published by sonitnd, 2020-08-12 17:28:55

Buổi 5 - Chương 4. Cạnh tranh và độc quyền

    Pages:
  • 1 - 14

Buổi 5 - Chương 4. Cạnh tranh và độc quyền

Buổi 5
Chương 4: CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Mục tiêu

Chương 4 cung cấp hệ thống tri thức về mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc
quyền và lý luận về độc quyền và độc quyền nhà nước. Thông qua đó, sinh viên có thể
hiểu được bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có những đặc trưng mới và hình thành
được tư duy thích ứng với bối cảnh thế giới luôn có nhiều thách thức.
Nội dung:
4.1. QUAN HỆ GIỮA CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG

Nghiên cứu về CNTB tự do cạnh tranh, C.Mác và Ăng ghen đã dự báo rằng: tự
do cạnh tranh sẽ dẫn đến tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất
phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền.

Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn
việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá, có khả năng định ra giá cả độc quyền,
nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.

Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do nhưng khi xuất hiện độc quyền không
những không thủ tiêu cạnh tranh tự do mà còn làm cho cạnh tranh gay gắt hơn, khốc
liệt hơn. Xuất hiện các loại cạnh tranh:

- Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc quyền
- Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau
- Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền.
4.2. ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
4.2.1. Lý luận của V.I. Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường
4.2.1.1. Nguyên nhân hình thành và tác động của độc quyền
* Nguyên nhân hình thành độc quyền:
- Sự phát triển của LLSX dưới tác động của tiến bộ KH KT, đòi hỏi các DN
phải ứng dụng những tiến bộ KT mới vào SXKD đòi hỏi các DN phải có vốn lớn

1

- Cuối TK XIX những thành tựu KH mới xuất hiện: xe hơi, tàu thủyđòi hỏi

các DN phải có quy mô lớn -> thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất.

- Tác động của các quy luật KTTT như: QLGT, QLGTTD, QL tích lũylàm

biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.

- Cạnh tranh gay gắt làm cho các DN vừa và nhỏ bị phá sản

- Khủng hoảng kinh tế 1873 làm phá sản hàng loạt các DN vừa và nhỏ..

- Sự phát triển của hệ thống tín dụng TBCN trở thành một đòn bẩy mạnh mẽ

thúc đẩy tích tụ và tập trung tư bản..

* Lợi nhuận độc quyền: là lợi nhuận thu được cao hơn lợi nhuận bình quân, do

sự thống trị của các tổ chức độc quyền đem lại.

Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền cao là lao động không công của công nhân

làm việc trong các xí nghiệp độc quyền, trong các xí nghiệp ngoài độc quyền; 1 phần

GTTD của các nhà tư bản vừa và nhỏ bị mất đi do thua thiệt trong cuộc cạnh tranh;

phần lao động thặng dư và đôi khi cả 1 phần lao động tấy yếu của những người sản

xuất nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư bản và các nước thuộc địa và phụ thuộc.

* Giá cả độc quyền: Giá cả độc quyền là giá cả do các tổ chức độc quyền áp

đặt trong mua và bán hàng hóa.

Giá cả độc quyền gồm chi phí sản xuất cộng với nhuận độc quyền

* Tác động của độc quyền đối với nền kinh tế:

- Những tác động tích cực:

+ Độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt

động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật.

+ Độc quyền có thể làm tăng NSLĐ, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân

tổ chức độc quyền

+ Độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát

triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại.

- Những tác động tiêu cực:

+ Độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho

người tiêu dùng và xã hội.

+ Độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển

kinh tế, xã hội.

2

+ Độc quyền chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội, làm tăng sự phân hóa giàu

nghèo.
4.2.1.2. Những đặc điểm của độc quyền tỏng chủ nghĩa tư bản

*Đặc điểm thứ nhất: Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
- Tập trung sản xuất đến một trình độ nhất định sẽ dẫn đến độc quyền:
+ Quy mô lớn làm cho cạnh tranh gay gắt hơn, phức tạp hơn dẫn đến khuynh
hướng thoả hiệp liên minh với nhau.
+ Quy mô lớn nên trong một ngành còn một số xí nghiệp, do đó các xí nghiệp dễ
dàng thoả hiệp với nhau.
- Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hoá, các liên minh độc quyền hình thành
theo liên kết ngang liên kết những doanh nghiệp trong cùng một ngành. Sau đó các tổ
chức độc quyền đã phát triển theo liên kết dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác nhau.

+ Cácten [Cartel]:
Là một liên minh độc quyền về: giá cả, phân chia thị trường, số lượng hàng hoá
sản xuất các nhà tư bản tham gia cácten vẫn độc lập về sản xuất và lưu thông.
Cácten là một liên minh độc quyền không vững chắc.
+ Xanhđica [Cydicate]:
Là tổ chức độc quyền về lưu thông: mọi việc mua bán do một ban quản trị đảm
nhiệm. Họ vẫn độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông.
Mục đích của họ là thống nhất đầu mối mua, bán để bán hàng hoá với giá đắt và
mua nguyên liệu với giá rẻ.
+ Tơrớt [Trust]:
Là một hình thức độc quyền thống nhất cả việc sản xuất và lưu thông dưới sự quản
lí của hội đồng quản trị.
Các nhà tư bản tham gia tơrớt trỏ thành các cổ đông thu lợi nhuận theo cổ phần.
Tờrớt đánh dấu bước ngoặt về hình thức vận động mới của QHSX TBCN.
Nước Mỹ là quê hương của tơrớt.

+ Côngxoocxiom:
Côngxoocxiom là hình thức tổ chức độc quyền có trình độ và quy mô lớn hơn các
hình thức độc quyền trên, tham gia côngxoocxiom không chỉ có các nhà tư bản lớn mà
còn các xanhđica, tờrớt thuộc các ngành khác nhau nhưng có liên quan với nhau về mặt

3

kinh tế, kỹ thuật. Với kiểu liên kết dọc như vậy, một côngxoocxiom có thể có hàng trăm
xí nghiệp liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm tư bản kếch

xù.
- Biểu hiện mới của độc quyền
+ Về hình thức: do sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học công nghệ đã

diễn ra quá trình hình thành sự liên kết giữa các độc quyền theo chiều dọc và ngang hình

thành các concern và cônglomerate.
Concern: là tổ chức độc quyền đa ngành có hàng trăm xí nghiệp có quan hệ với

những ngành khác nhau và được phân bố ở nhiều nước.
Conglomerate: là hình thức độc quyền kết hợp vài ba chục hãng vừa và nhỏ không

có bất kỳ sự liên quan nào về sản xuất hoặc dịch vụ. Mục đích của các Conglomerate là
thu lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán. Mục đích chủ yếu là thu lợi nhuận bằng kinh
doanh chứng khoán.

+ Về cơ cấu: đó là sự liên kết giữa các hãng vừa và nhỏ với các hãng lớn trong tổ
chức độc quyền.

Sự xuất hiện những công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển
của các xí nghiệp vừa và nhỏ

Sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ là do:
Thứ nhất, việc ứng dụng các thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ cho
phép tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu rộng, dẫn tới hình
thành hệ thống gia công, nhất là trong những ngành sản xuất ô tô, máy bay, đồ điện,
cơ khí, dệt, may mặc, đồ trang sức, xây dựng nhà ở. Nhìn bề ngoài, dường như đó là
hiện tượng phi tập trung hóa, nhưng thực chất đó chỉ là một biểu hiện mới của sự
tập trung sản xuất, trong đó các hãng vừa và nhỏ lệ thuộc và chịu sự chi phối của các
chủ hãng lớn về công nghệ, vốn, thị trường, v.v
Thứ hai, những ưu thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cơ chế thị trường.
Những doanh nghiệp vừa và nhỏ nhạy cảm với thay đổi trong sản xuất, linh hoạt
ứng phó với tình hình biến động của thị trường, mạnh dạn trong việc đầu tư vào những
ngành mới đòi hỏi sự mạo hiểm, kể cả những ngành lúc đầu ít lợi nhuận và những
ngành sản phẩm đảp ứng nhu cầu cá biệt các doanh nghiệp nhỏ dễ dàng đổi mới trang
bị kỹ thuật mà không cần nhiều chi phí bổ sung.

4

* Đặc điểm thứ hai: Tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối sâu sắc
nền kinh tế

Cùng với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp, trong ngân
hàng cũng diễn ra quá trình tích tụ, tập trung tư bản, dẫn đến hình thành các tổ chức
độc quyền trong ngân hàng.

Quy luật tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng cũng giống như trong công
nghiệp, do quá trình cạnh tranh các ngân hàng vừa và nhỏ bị thôn tính, dẫn đến hình
thành những ngân hàng lớn.

V.I. Lênin viết: "Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân
hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc
quyền các nhà công nghiệp".

Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc
quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội, gọi là bọn đầu
sỏ tài chính [trùm tài chính, trùm tài phiệt].

Bọn đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua chế độ tham
dự

Ngoài "chế độ tham dự", bọn đầu sỏ tài chính còn sử dụng những thủ đoạn như
lập công ty mới, phát hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu cơ chứng khoán ở sở
giao dịch, đầu cơ ruộng đất... để thu được lợi nhuận độc quyền cao.

Từ cuối thế kỷ XX đến nay, tư bản tài chính đã có sự thay đổi và những biểu
hiện mới:

Do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, trong
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, đặc biệt là các
ngành thuộc "phần mềm" như dịch vụ, bảo hiểm... ngày càng chiếm tỷ trọng lớn.

Cơ chế thị trường của tư bản tài chính cũng biến đổi, cổ phiếu có mệnh giá nhỏ
được phát hành rộng rãi, khối lượng cổ phiếu tăng lên, nhiều tầng lớp dân cư mua cổ
phiếu... kéo theo đó là "chế độ tham dự" được bổ sung thêm bằng "chế độ uỷ nhiệm".

Để vươn ra thế giới và thích ứng với quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế,
toàn cầu hoá kinh tế, các tập đoàn tư bản tài chính đã thành lập các ngân hàng đa quốc
gia và xuyên quốc gia thực hiện việc điều tiết các consơn và congơlômêrết, xâm nhập

5

vào nền kinh tế của các quốc gia khác như: Ngân hàng Thế giới [WB] và Quỹ Tiền tệ
quốc tế [IMF].

* Đặc điểm thứ ba: Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến
V.I.Lênin vạch rõ xuất khẩu hàng hoá là đặc điểm của giai đoạn chủ nghĩa tư
bản tự do cạnh tranh, còn xuất khẩu tư bản là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc
quyền.
Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài [đầu tư tư bản ra nước
ngoài] nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các
nước nhập khẩu tư bản.
- Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu vì:
Một số ít nước phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản lớn và có một
số "tư bản thừa" tương đối, cần tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận hơn so với đầu tư ở
trong nước. Đồng thời, nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị lôi cuốn vào sự giao lưu kinh
tế thế giới nhưng lại rất thiếu tư bản, giá ruộng đất tương đối hạ, tiền lương thấp,
nguyên liệu rẻ, nên tỷ suất lợi nhuận cao, rất hấp dẫn đầu tư tư bản.
- Xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu: đầu tư trực tiếp
và đầu tư gián tiếp.
+ Đầu tư trực tiếp [xuất khẩu tư bản hoạt động] là hình thức xuất khẩu tư bản
để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở
nước nhận đầu tư để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao, biến nó thành một chi
nhánh của công ty mẹ ở chính quốc.
+ Đầu tư gián tiếp [xuất khẩu tư bản cho vay] là hình thức xuất khẩu tư bản
dưới dạng cho vay thu lãi. Đó là hình thức xuất khẩu tư bản cho vay.
- Xét về chủ sở hữu tư bản, thì xuất khẩu tư bản được chia thành: xuất khẩu tư
bản tư nhân và xuất khẩu tư bản nhà nước.
+ Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức xuất khẩu do tư bản tư nhân thực
hiện. Hình thức này có đặc điểm cơ bản là nó thường được đầu tư vào những ngành
kinh tế có vòng quay tư bản ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao, dưới hình
thức các hoạt động cắm nhánh của các công ty xuyên quốc gia.
+ Xuất khẩu tư bản nhà nước là nhà nước tư bản độc quyền dùng nguồn vốn
từ ngân quỹ của mình, tiền của các tổ chức độc quyền để đầu tư vào nước nhập khẩu

6

tư bản; hoặc viện trợ có hoàn lại hay không hoàn lại để thực hiện những mục tiêu về
kinh tế, chính trị và quân sự.

Về kinh tế, xuất khẩu tư bản nhà nước thường hướng vào các ngành thuộc kết
cấu hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư của tư bản tư nhân. Nhà nước tư
bản viện trợ không hoàn lại cho nước nhập khẩu tư bản để ký được những hiệp
định thương mại và đầu tư có lợi...

Về chính trị, viện trợ của nhà nước tư bản thường nhằm duy trì và bảo vệ
chế độ chính trị "thân cận" đã bị lung lay ở các nước nhập khẩu tư bản, tăng cường
sự phụ thuộc của các nước đó vào các nước tư bản, thực hiện chủ nghĩa thực dân
mới, tạo điều kiện cho tư nhân xuất khẩu tư bản.

Về quân sự, viện trợ của nhà nước tư bản nhằm lôi kéo các nước phụ thuộc
vào khối quân sự hoặc buộc các nước nhận viện trợ phải cho các nước xuất khẩu tư
bản lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình...

Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra
nước ngoài, là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị của tư bản tài chính trên
phạm vi toàn thế giới.

- Ngày nay, trong điều kiện lịch sử mới, xuất khẩu tư bản có những biến đổi
lớn:

Thứ nhất, trước kia luồng tư bản xuất khẩu chủ yếu từ các nước tư bản phát
triển sang các nước kém phát triển [chiếm tỷ trọng trên 70%]. Nhưng những thập kỷ
gần đây đại bộ phận dòng đầu tư lại chảy qua lại giữa các nước tư bản phát triển với
nhau. Sở dĩ có sự chuyển hướng đầu tư như vậy, là do:

+ Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã tạo ra những biến đổi nhảy vọt
trong sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều
ngành công nghiệp mới ra đời và phát triển thành các ngành mũi nhọn như: ngành
công nghệ sinh học, ngành chế tạo vật liệu mới, ngành bán dẫn và vi điện tử, ngành
vũ trụ và đại dương, đặc biệt hiện nay với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với công
nghệ tự động hóa... Sự xuất hiện những ngành mới đã tạo ra nhu cầu đầu tư hấp dẫn
vì trong thời gian đầu nó tạo ra lợi nhuận siêu ngạch lớn.

+ Ở các nước tư bản phát triển đã diễn ra sự biến đổi cơ cấu các ngành sản
xuất: phát triển các ngành có hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao và hàm lượng vốn

7

lớn, nên đầu tư vào đây lại thu được lợi nhuận cao.
+ Việc tiếp nhận kỹ thuật mới chỉ diễn ra ở các nước tư bản phát triển vì ở các

nước đang phát triển có kết cấu hạ tầng lạc hậu, tình hình chính trị kém ổn định, tỷ
suất lợi nhuận của tư bản đầu tư không còn cao như trước.

Thứ hai, chủ thể xuất khẩu tư bản có sự thay đổi lớn, trong đó vai trò của các
công ty xuyên quốc gia [TNCs] trong xuất khẩu tư bản ngày càng to lớn, đặc biệt là
đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI]. Mặt khác, đã xuất hiện nhiều chủ thể xuất khẩu tư
bản từ các nước đang phát triển.

Thứ ba, hình thức xuất khẩu tư bản rất đa dạng, sự đan xen giữa xuất khẩu tư
bản và xuất khẩu hàng hoá tăng lên. Chẳng hạn trong đầu tư trực tiếp xuất hiện
những hình thức mới như BOT [xây dựng - kinh doanh - chuyển giao], BT [xây dựng
- chuyển giao], ... Sự kết hợp giữa xuất khẩu tư bản với các hợp đồng buôn bán hàng
hoá, dịch vụ, chất xám, không ngừng tăng lên.

Thứ tư, sự áp đặt mang tính chất thực dân trong xuất khẩu tư bản đã được gỡ
bỏ dần và nguyên tắc cùng có lợi được đề cao.

* Đặc điểm thứ tư: Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tập đoàn tư bản
độc quyền

Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên
cả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các
tập đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế.

Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản đã chứng tỏ thị trường trong nước
luôn luôn gắn với thị trường ngoài nước.

V.I. Lênin nhận xét: "Bọn tư sản chia nhau thế giới, không phải do tính độc ác
đặc biệt của chúng, mà do sự tập trung đã tới mức độ buộc chúng phải đi vào con
đường ấy để kiếm lời".

Ngày nay, sự phân chia thế giới về kinh tế có những biểu hiện mới, đó là xu
hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá kinh tế ngày càng tăng bên cạnh xu hướng khu vực
hoá nền kinh tế.

Sức mạnh và phạm vi bành trướng của các công ty xuyên quốc gia [TNCs]
tăng lên đã thúc đẩy xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá kinh tế và sự phân chia
phạm vi ảnh hưởng giữa chúng với nhau, đồng thời thúc đẩy việc hình thành chủ

8

nghĩa tư bản độc quyền quốc tế.
Cùng với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế lại diễn ra xu hướng khu vực hoá

kinh tế, hình thành nhiều liên minh kinh tế khu vực như: Liên minh châu Âu [EU] ra
đời từ ngày 1-1-1999 với đồng tiền chung châu Âu [EURO]. Đến nay liên minh này
đã bao gồm 27 [ngoại trừ nước Anh đã tách ra khỏi EU năm 2017] quốc gia tham
gia. Khối Mậu dịch tự do Bắc Mỹ [NAFTA] gồm: Canađa, Mêhicô và Mỹ

Việc phân chia thế giới về kinh tế cũng có sự tham gia của một loạt nước đang
phát triển nhằm chống lại sức ép của các cường quốc tư bản. Đó là việc thành lập tổ
chức các nước xuất khẩu dầu mỏ [OPEC]; thị trường chung vùng chóp nón Nam Mỹ
[MERCOSUS], gồm 4 nước: Brazin, Achentina, Urugoay, Paragoay; ... Ngày càng
có nhiều nước tham gia vào các Liên minh mậu dịch tự do [FTA] và các Liên minh
thuế quan [CU],

Tư bản độc quyền quốc tế là thế lực đang chi phối quá trình toàn cầu hoá
thông qua các tổ chức kinh tế quốc tế và đang ra sức hạn chế sự phát triển của các tổ
chức khu vực.

* Đặc điểm thứ năm là: Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường
quốc tư bản

Sự phân chia thế giới về kinh tế được củng cố và tăng cường bằng việc phân
chia thế giới về lãnh thổ. V.I. Lênin đã chỉ ra rằng: "Chủ nghĩa tư bản phát triển càng
cao, nguyên liệu càng thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm kiếm các
nguồn nguyên liệu trên toàn thế giới càng ráo riết, thì cuộc đấu tranh để chiếm thuộc
địa càng quyết liệt hơn"

Các cường quốc tư bản ra sức xâm chiếm thuộc địa, bởi vì thuộc địa là nơi
đảm bảo nguồn nguyên liệu và thị trường thường xuyên, là nơi tương đối an toàn
trong cạnh tranh, đảm bảo thực hiện đồng thời những mục đích về kinh tế, quân sự
và chính trị.

Đến đầu thế kỷ XX, các nước tư bản đã hoàn thành việc phân chia lãnh thổ
thế giới. Sự phân chia này phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế của từng nước tư bản.
Nước Anh chiếm được nhiều thuộc địa nhất, sau đó đến Nga [Nga hoàng] và Pháp.
Số dân thuộc địa của Anh nhiều hơn 12 lần số dân thuộc địa của Nga và bằng 7 lần
của Pháp. Số dân thuộc địa của Pháp lại nhiều hơn số dân thuộc địa của ba nước

9

Đức, Mỹ, Nhật cộng lại.
Do sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đều của các cường quốc tư bản,

tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh đòi chia lại lãnh thổ thế giới sau khi đã chia xong. Đó
là nguyên nhân chính dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất [1914-1918]
và lần thứ hai [1939-1945].

Từ những năm 50 của thế kỷ XX trở đi, phong trào giải phóng dân tộc phát
triển mạnh mẽ đã làm sụp đổ và tan rã hệ thống thuộc địa kiểu cũ, nhưng điều đó
không có nghĩa là chủ nghĩa thực dân đã bị thủ tiêu. Trái lại, các cường quốc tư bản
chuyển sang thi hành chính sách thực dân mới, mà nội dung chủ yếu của nó là dùng
viện trợ kinh tế, kỹ thuật, quân sự để duy trì sự lệ thuộc của các nước đang phát triển.

Hiện nay, sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc tư bản vẫn
tiếp tục dưới những hình thức cạnh tranh và thống trị mới:

Vào nửa cuối thế kỷ XX, tuy chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn sụp đổ và
chủ nghĩa thực dân mới đã suy yếu, nhưng các cường quốc tư bản vẫn tranh giành
nhau phạm vi ảnh hưởng bằng cách thực hiện "chiến lược biên giới mềm", ra sức
bành trướng "biên giới kinh tế" rộng hơn biên giới địa lý, ràng buộc, chi phối các
nước kém phát triển từ sự lệ thuộc về vốn, công nghệ đi đến sự lệ thuộc về chính trị
vào các cường quốc dưới mọi hình thức lúc ngấm ngầm, lúc công khai.

Sang đầu thế kỷ XXI, chiến tranh lạnh đã kết thúc, nguy cơ chiến tranh thế
giới bị đẩy lùi, nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ chạy đua vũ trang mới, thực chất là
nguy cơ chiến tranh lạnh phục hồi trở lại. Mặt khác, sự phân chia lãnh thổ thế giới lại
được thay thế bằng những cuộc chiến tranh thương mại, những cuộc chiến tranh sắc
tộc, tôn giáo mà đứng bên trong hoặc núp đằng sau các cuộc đụng độ đó chính là các
cường quốc tư bản.

Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền có quan hệ chặt
chẽ với nhau, nói lên bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền về mặt kinh tế là sự
thống trị của tư bản độc quyền, về mặt chính trị là hiếu chiến, xâm lược.
4.2.2. Lý luận của V.I.Lênin về độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản
4.2.2.1. Nguyên nhân ra đời và phát triển của độc quyền nhà nước trong chủ
nghĩa tư bản.

Một là, tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất
10

càng cao, do đó đẻ ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi phải có một sự điều tiết xã

hội đối với sản xuất và phân phối từ một trung tâm.

Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số

ngành mới mà các tổ chức độc quyền tư nhân không thể hoặc không muốn kinh

doanh, do vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc

kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học

cơ bản, ... Vì vậy, nhà nước tư sản phải đảm nhận các ngành đó, tạo điều kiện cho

các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn.

Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai

cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải có những chính

sách để xoa dịu những mâu thuẫn đó, như: trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập

quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội, ...

Bốn là, cùng với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của

các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung

đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự

điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế, trong đó không thể thiếu vai trò của

nhà nước tư bản.

Ngoài ra, việc thi hành chủ nghĩa thực dân mới, cuộc đấu tranh với chủ nghĩa

xã hội hiện thực và tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại cũng

đòi hỏi sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào đời sống kinh tế.

4.2.2.2. Bản chất của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức

độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư bản thành một thiết chế và thể chế

thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ

nghĩa tư bản.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ

nghĩa tư bản độc quyền [chủ nghĩa đế quốc]. Nó là sự thống nhất của ba quá trình

gắn bó chặt chẽ với nhau: tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò can

thiệp của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân với sức

mạnh của nhà nước trong một cơ chế thống nhất và bộ máy nhà nước phụ thuộc vào

các tổ chức độc quyền.

11

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội
trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản.

Bất cứ nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế nhất định đối với xã hội mà nó
thống trị, song ở mỗi chế độ xã hội, vai trò kinh tế của nhà nước có sự biến đổi thích
hợp đối với xã hội đó. Ngày nay vai trò của nhà nước tư sản đã có sự biến đổi, không
chỉ can thiệp vào nền sản xuất xã hội bằng thuế, luật pháp mà còn có vai trò tổ chức
và quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước, điều tiết bằng các biện
pháp đòn bẩy kinh tế vào tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất: sản xuất, phân
phối, lưu thông, tiêu dùng.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là hình thức vận động mới của quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, làm cho chủ
nghĩa tư bản thích nghi với điều kiện lịch sử mới.
4.2.2.3. Những biểu hiện chủ yếu của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản

Một là, sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước
Hai là, sự hình thành, phát triển sở hữu nhà nước
Sở hữu độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư bản độc quyền có
nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại, phát
triển của chủ nghĩa tư bản.
Sở hữu nhà nước không chỉ bao gồm những động sản và bất động sản cần cho
hoạt động của bộ máy nhà nước, mà gồm cả những doanh nghiệp nhà nước trong công
nghiệp và trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, như: giao thông vận tải,
giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, ... Trong đó, ngân sách nhà nước là bộ phận quan
trọng nhất.
Sở hữu nhà nước được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau: xây dựng
doanh nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách; quốc hữu hoá các xí nghiệp tư nhân
bằng cách mua lại; nhà nước mua cổ phần của các doanh nghiệp tư nhân; mở rộng
doanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích lũy của các doanh nghiệp tư nhân...
Sở hữu nhà nước thực hiện được các chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất là, mở rộng sản xuất tư bản chủ nghĩa, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho
sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

12

Thứ hai là, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc di chuyển tư bản của các tổ
chức độc quyền đầu tư vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau, chuyển từ
ngành này sang ngành khác, từ những ngành ít lãi sang những ngành kinh doanh có
hiệu quả hơn một cách dễ dàng, thuận lợi.

Thứ ba là, làm chỗ dựa cho sự điều tiết kinh tế tư bản chủ nghĩa theo những
chương trình nhất định.

Ba là, sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản
Hệ thống điều tiết của nhà nước tư sản hình thành một tổng thể những thiết chế
và thể chế kinh tế của nhà nước. Nó bao gồm bộ máy quản lý gắn với hệ thống chính
sách, công cụ có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân,
toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội.
Sự điều tiết kinh tế của nhà nước được thực hiện dưới nhiều hình thức như:
hướng dẫn, kiểm soát, uốn nắn những lệch lạc bằng các công cụ kinh tế và các công
cụ hành chính - pháp lý, bằng cả ưu đãi và trừng phạt; bằng những giải pháp chiến
lược dài hạn như lập chương trình, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế, khoa học,
công nghệ, bảo vệ môi trường, bảo hiểm xã hội, ... và bằng cả các giải pháp ngắn hạn
Các chính sách kinh tế của nhà nước tư sản là sự thể hiện rõ nét nhất sự điều tiết
kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Chúng bao gồm nhiều lĩnh vực như
chính sách chống khủng hoảng chu kỳ, chống lạm phát, chính sách về tăng trưởng
kinh tế, chính sách xã hội, chính sách kinh tế đối ngoại.
Các công cụ chủ yếu của nhà nước tư sản để điều tiết kinh tế và thực hiện các
chính sách kinh tế như ngân sách, thuế, hệ thống tiền tệ - tín dụng, các doanh nghiệp
nhà nước, kế hoạch hoá hay chương trình hoá kinh tế và các công cụ hành chính -

pháp lý.
Để điều tiết kinh tế, nhà nước tư bản độc quyền đã tổ chức bộ máy điều tiết. Bộ

máy đó gồm cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và về mặt nhân sự có sự tham gia
của những đại biểu của tập đoàn lớn và các quan chức nhà nước.

Cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự dung hợp
cả ba cơ chế: thị trường, độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước nhằm phát huy
mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của từng cơ chế.
4.2.2.4. Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản

13

- Vai trò tích cực của chủ nghĩa tư bản
+ Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng
+ Chuyển nền sản xuất nhó thành nền sản xuất lớn hiện đại
+ Thực hiện xã hội hóa sản xuất
- Những giới hạn phát triển của chủ nghĩa tư bản
+ Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trước hết tập trung chủ yếu vì lợi
ích của thiểu số giai cấp tư sản, không phải vì lợi ích của đại đa số quần chúng nhân
dân lao động 1 cách tự giác.
+ Chủ nghĩa tư bản là một trong những nguyên nhân châm ngòi của hầu hết các
cuộc chiến tranh trên thế giới.
+ Sự phân hóa giảu nghèo ở chính ngay trong lòng các nước tư bản và có xu
hướng ngày càng sâu săc.
- Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản
Chủ nghĩa tư bản trong quá trình phát triển của nó, một mặt đã thúc đẩy lực lượng
sản xuất phát triển rất mạnh mẽ, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất lớn hiện
đại, mặt khác cũng làm cho mâu thuẫn cơ bản của nó mâu thuẫn giữa tính chất xã hội
hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với tính chất chiếm hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng gay gắt.
Ngày nay chủ nghĩa tư bản hiện đại đang nắm ưu thế về vốn, khoa học, công
nghệ, thị trường, đang có khả năng thích nghi và phát triển trong chừng mực nhất định;
chủ nghĩa tư bản cũng đã buộc phải thực hiện một số điều chỉnh về quan hệ sản xuất trong
khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, song không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có
của nó, không thể vượt quá giới hạn lịch sử của nó.
Mặt khác, các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường cuộc đấu tranh để lựa chọn
và quyết định con đường phát triển của mình. Chủ nghĩa xã hội trên thế giới từ những bài
học thành công cũng như không thành công, từ những khát vọng và sự thức tỉnh của các
dân tộc có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Vì vậy, sớm hay muộn chủ
nghĩa tư bản cũng sẽ bị thay thế bằng một chế độ xã hội mới cao hơn đó là chế độ cộng
sản chủ nghĩa mà giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội.

14


Video liên quan

Chủ Đề