Nên luộc măng trong bao lâu

Măng tươi là món ăn được rất nhiều người ưa thích, sử dụng để xào, nấu canh, ăn kèm với bún, phở… Nhưng nếu măng tươi mới hái mà bạn chế biến luôn thì sẽ rất độc. Cách luộc măng không bị đắng trước khi chế biến các món ăn khác thì mới đảm bảo an toàn.

Tại sao luộc măng lại bị đắng?

Giải thích cho vị đắng của món măng, sở dĩ là vì măng tươi lúc mới hái vốn có vị đắng và độc. Vì sau khi chế biến, món măng lại thơm và giòn nên thường được dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon.

Măng thường bị đắng khi luộc

Thông thường, các bà nội trợ nhà mình hay chọn giò heo hoặc gà, vịt để hầm măng. Tuy vậy, trong măng chứa nhiều glucid, chất này khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều.

6 cách luộc măng không bị đắng

Cách 1: Luộc nhiều lần

Với măng tươi khi mới hái về, các bạn bóc bỏ bẹ, luộc với nước sôi nhiều lần và mỗi lần luộc phải xả lại bằng nước sạch, sau đó mới luộc tiếp lần tiếp theo.

Luộc măng nhiều lần là cách luộc măng không bị đắng đơn giản

Bạn tiến hành luộc măng cho đến khi thử thấy măng mềm đã bớt chất đắng thì dùng chế biến món ăn, làm như vậy món măng sẽ không bị đắng.

Cách 2: Dùng nước gạo ngâm măng

Ở cách này, các bạn chỉ cần luộc từ 2-3 lần. Sau đó, bạn cho măng đã luộc vào ngâm với nước gạo trong 2 ngày. Trong thời gian ngâm bạn nên phải thường xuyên thay nước gạo để tránh nước gạo lên men hoặc có mùi. Sau thời gian ngâm bạn có thể đem măng đi rửa sạch và khi đó món măng luộc của bạn hoàn toàn không bị đắng khi chế biến thành các món ăn khác.

Cách 3: Dùng nước vôi trong

Bóc vỏ và ngâm măng trong nước vôi trong. Cho măng vào nồi luộc vài lần cho tới khi nước trong nồi trong, không còn đục của nước vôi thì cho măng ra rửa sạch, thái hoặc tước nhỏ chế biến thành từng món ăn. Măng luộc lên sẽ không bị đắng như bình thường hay gặp phải.

Cách 4: Dùng lá bồ ngót

Măng hái về phải bóc vỏ, cắt thành lát nhỏ rồi tiến hành luộc. Bạn cho vào nồi măng luộc 1 nắm rau bồ ngót, và luộc qua một lần.

Cách luộc măng không bị đắng bằng lá bồ ngót

Khi thử măng đã chín, nhấc xuống chắt hết nước rồi đổ nước lạnh vào, lúc này mới vớt bỏ lá bồ ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa để có món măng luộc không đắng, đạt yêu cầu.

Cách 5: Dùng ớt để khử đắng

Măng tươi bạn sẽ để cả vỏ, luộc với nước gạo. Cho thêm vài lát ớt đã bỏ hạt vào nồi nước luộc măng. Khi măng mềm, rửa sạch lại rồi có thể đem măng đi chế biến. Với cách này bạn lặp đi lặp lại việc luộc măng chừng 2-3 lần sẽ loại bỏ tính đắng và độc của măng rất hiệu quả.

Cách 6: Ngâm măng qua đêm

Cách này thực hiện khá nhẹ nhàng đó là măng tươi được mua hoặc hái về, bóc bỏ bẹ lá ngoài, thái/tước nhỏ và ngâm nước sạch qua đêm. Thỉnh thoảng thay nước ngâm măng và và hôm sau chỉ cần đem măng đi rửa thật sạch lại và chế biến.

Chỉ với cách đơn giản trên đây, bạn đã có thể luộc măng mà không bị đắng và độc rồi.

Những lưu ý khi luộc măng không bị đắng

  • Khi luộc, nấu măng bạn nên mở nắp nồi để chất độc có thể bay hết ra ngoài, không ngấm chất đắng vào măng gây hại cho sức khỏe.
  • Trước khi đem măng đi sấy hoặc phơi làm măng khô nên ngâm măng tươi trong nước muối. Mỗi lần ăn đem măng khô, măng sấy rửa lại và chần sơ qua rồi mới chế biến.
  • Măng muối chua cũng là một biện pháp giảm tính độc của măng và tăng thêm hương vị cho món măng thêm độc đáo.

Cách xử lý khi luộc măng bị đắng

Nếu món măng luộc của bạn bị đắng, không như mong đợi thì chớ sớm nản chí mà vứt đổ món măng vừa luộc trên. Bạn vẫn có thể chưa cháy bằng cách gia gảim gia vị để lấn át đi cái đắng khó chịu ấy.

Món măng nộm thịt bò, măng xào lá lốt, nộm măng là những món ăn có thể chữa cháy cho bạn. Với vị ngọt của thịt bò, mùi thơm từ lá tía tô sẽ làm người ăn bớt cảm nhận thấy vị gắt đắng nhẹ của măng.

Trên đây là những mẹo nhỏ giúp bạn luộc măng không đắng để khử hết vị đắng khó chịu, chất độc tố vốn có trong măng tươi. Hy vọng gia đình bạn có thêm những món ăn bổ dưỡng từ măng với vị ngon giòn, ngọt thanh nhé!

Xem thêm:

Thời nào rồi còn mua hàng đúng giá???. Kinh tế khó khăn năng săn khuyến mãi, tham gia group nghiện săn sale với sale hot mỗi ngày.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Măng là một nguồn nguyên liệu sạch, vô cùng quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Từ măng, chúng ta có thể chế biến được rất nhiều món ngon, có thể kể đến như bún măng gà, bún măng vịt, xuất hiện trong các món hầm xương hay mới lạ hơn với các món gỏi măng tôm thịt,…

Là một món ngon nhưng măng lại chứa những độc tố nhất định, dễ bị đắng nếu không biết cách chế biến. Sau đây là một số cách loại bỏ độc và vị đắng của măng tươi ai cũng nên biết.

Măng tươi luộc đúng cách sẽ rất ngon, ngọt, không bị dắng và độc, chỉ cần đem chấm cùng mắm nêm đã đủ ngon

  • Cách 1: Măng tươi mới hái hoặc mua về, bạn bóc bỏ vỏ, rửa sạch, cắt miếng dày hoặc để nguyên và luộc với nước sôi nhiều lần. Khi măng mềm thì vớt ra và rửa với nước sạch, để ráo.
  • Cách 2: Tương tự như cách 1 nhưng ở cách này bạn chỉ cần luộc từ 2-3 lần. Sau đó, bạn đem măng đã luộc ngâm trong nước gạo khoảng 2 ngày. Bạn phải thay nước vo gạo thường xuyên, tránh để nước gạo lên men hay có mùi làm hỏng măng. Sau khi ngâm, bạn rửa sạch măng, vớt ra để ráo và có thể chế biến.
  • Cách 3: Măng bóc vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng. Cho măng vào nồi luộc cùng 1 nắm rau ngót [bò ngót/ bù ngót]. Với cách này chỉ cần luộc 1 lần rồi đem măng đi rửa sạch, nhặt bỏ rau là có thể chế biến măng thành món ăn.
  • Cách 4: Bóc vỏ và ngâm măng trong nước vôi trong. Luộc măng khoảng 2-3 lần đến khi nước trong nồi trong, không bị vẩn đục nước vôi là được. Tiếp theo, đem măng ra rửa kĩ với nước sạch rồi có thể cắt hay tước nhỏ tùy vào từng món ăn.
  • Cách 5: Cách này rất đơn giản, không mất thời gian canh chừng luộc măng. Măng sau khi bóc vỏ thì đem thái nhỏ, ngâm trong nước sạch qua đêm. Bạn nhớ thay nước ngâm măng nhé. Sang ngày, bạn đã có thể rửa sạch măng và chế biến thành món ăn hay đem đi muối chưa, dầm ớt,… tùy thích.
  • Cách 6: Với cách này, măng sẽ để nguyên vỏ, dùng nước vo gạo để luộc măng, khi luộc cần cho thêm ớt trái đã bỏ hạt vào luộc cùng. Luộc măng khoảng 2-3 lần là đạt yêu cầu, sau đó vớt măng ra bóc vỏ và rửa sạch là được.

Trong quá trình luộc măng, khi nồi măng sôi cần mở vung/nắp nồi để chất độc có trong măng sẽ thoát ra ngoài.

Với 6 cách luộc măng trên đây sẽ cực kì hiệu quả trong việc khử độc và vị đắng của măng.

Cách chọn măng tươi ngon

Muốn măng không bị đắng và độc không chỉ ở khâu luộc, sơ chế kĩ mà còn nên chọn măng tươi ngon.

  • Chọn măng còn tươi, vỏ mỏng, không bị héo, vàng, nát, không có đốm.
  • Măng có củ hình thô, to nhỏ đều nhau, không cong, chất giòn, nhiều nước, non, có mùi thơm đặc trưng.
  • Nếu măng có màu trắng hoặc vàng bất thường, có mùi hôi [dấu hiệu của mùi lạ hoặc măng đã được ngâm hóa chất] thì không được sử dụng, tránh bị ngộ độc.

Ngoài ra, với những người đang bị sốt rét, suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng tuyệt đối không được ăn măng, tránh làm bệnh nặng thêm. Và dù măng ngon đến mấy cũng không nên ăn quá thường xuyên.

Trên đây là bí quyết luộc, sơ chế và chọn măng mà Siêu Ngon muốn chia sẻ với chị em nội trợ. Ghé thăm trang sieungon.com, bạn không chỉ học được các công thức nấu ăn mà còn biết được những mẹo chọn thực phẩm, mẹo vặt nhà bếp hay ho nữa.

Video liên quan

Chủ Đề