Mục đích của việc sử dụng đất hợp lý là gì

Đất là gì?

Đất trong thuật ngữ chung là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ.

Theo quan điểm luật học, đất đai là một khoảng không gian trải dài vô tận từ trung tâm trái đất tới vô cực trên trời và liên quan đến nó là một loạt các quyền lợi khác nhau quyết định những gì có thể thực hiện được với đất

Theo quan điểm kinh tế học, đất đai là tài sản quốc gia, là tư liệu sản suất chủ yếu, là đối tượng lao động đồng thời cũng là sản phẩm lao động. Đất là mặt bằng để phát triển nền kinh tế quốc dân.

Luật Đất đai 2013 quy định căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

“ 1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a] Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

b] Đất trồng cây lâu năm;

c] Đất rừng sản xuất;

d] Đất rừng phòng hộ;

đ] Đất rừng đặc dụng;

e] Đất nuôi trồng thủy sản;

g] Đất làm muối;

h] Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a] Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b] Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

c] Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

d] Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

đ] Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

e] Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông [gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác]; thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

g] Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

h] Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

i] Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

k] Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;

3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.”

1. Đất là gì ?

Theo Wikipedia định nghĩa: Đất là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ…

Trong bất động sản, phân loại đất đai căn cứ vào mục đích sử dụng, đất được chia làm 3 nhóm:

+ Nhómđất nông nghiệp

+ Nhómđất phi nông nghiệp

+ Nhóm đất chưa sử dụng.

- Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:

+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

+Đất trồng cây lâu năm;

+Đất lâm nghiệp;

+ Đất nuôi trồng thủy sản;

+ Đất làm muối;

+Đất nông nghiệp khác.

2. Thực trạng canh tác đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay

Là đất nước phát triển chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp, hàng năm Việt Nam luôn cho ra đời những nông sản hàng hóa số lượng lớn đáp ứng không chỉ nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn nhập khẩu sang nước ngoài.

Tuy nhiên theo ghi nhận, độ phì nhiêu đất nông nghiệp của nước ta đang có sự giảm sút nghiêm trọng hàm lượng hữu cơ, lượng mùn có trong đất. Nếu như trước đây có rất nhiều loại đất sở hữu hàm lượng hữu cơ từ 2-3% thì ngày nay điều đó gần như không còn gặp. Bên cạnh đó, các loại đất ở đồng bằng phù sa cũng chỉ còn trên dưới 1% hàm lượng hữu cơ.

Đất trồng đang vô hình bị “vắt kiệt sức lao động” bởi các vụ canh tác liên tục không có hồi nghỉ, tình trạng sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan. Những hành động này lâu dài khiến đất nông nghiệp ngày càng bạc màu và khô cứng.

Thực tế, hơn 1,3 triệu ha đất đã rơi vào tình trạng suy thoái, hơn 2,3 triệu ha có dấu hiệu suy thoái và 6,6 triệu ha có nguy cơ suy thoái. Các con số này như hồi chuông cảnh báo nếu chúng ta không có những biện pháp khắc phục sớm để không rơi vào trạng thái tồi tệ hơn. Đây cũng chính là lý dovì sao phải sử dụng đất hợp lývà có biện pháp cải tạo.

Đất là gì?

Đất là lớp mỏng khoáng vật trên bề mặt trái đất đã phong hóa kết hợp với những thành phần hữu cơ. Mặc dù, đất là một lớp rất mỏng so với kích thước trái đất, song nó lại là môi trường tạo ra lương thực thực phẩm cho hầu hết sinh vật

Đất là tập hợp những khoáng chất, chất hữu cơ, không khí, và nước. Nó có khả năng giúp duy trì sự sống cho thực vật trên bề mặt trái đất. Chất rắn là thành phần chính của đất, chiếm gần 100% khối lượng đất. Đất canh tác khô thông thường chứa khoảng 5% chất hữu cơ, 95% chất vô cơ

Ví dụ: Đất than bùn chứa 90% chất hữu cơ, đất xám hay đất xói mòn tro sỏi đá chỉ chứa khoảng 1% chất hữu cơ.

Vì sao phải sử dụng đất hợp lý

Lời giải đáp cho câu hỏi vì sao phải sử dụng đất hợp lý là do tỷ lệ dân số tăng cao, nhu cầu lương thực thực phẩm ngày càng tăng mạnh mà diện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp, và đất dần bị bạc màu. Do vậy, chúng ta cần phải sử dụng đất hợp lý

Nếu như không sử dụng đất hợp lý dẫn đến sự thoái hóa đất đai và sa mạc hóa bề mặt hành tinh và thậm chí có thể đất bùn cũng trở nên khô hạn.

Xem thêm: Vì sao không khí có độ ẩm? Độ ẩm không khí bao nhiêu thì tốt?

Video liên quan

Chủ Đề