Tính chất tự truyện của tác phẩm Lục Vân Tiên được thể hiện như thế nào

Tính chất tự truyện của tác phẩm “Lục Vân Tiên” được thể hiện như thế nào?

Xem lời giải

Phẩm chất, tính cách của Lục Vân Tiên được thể hiện như thế nào qua đoạn trích? Nhận xét của em về mô tip nhân vật này? Qua nhân vât, tác giả gửi gắm những mơ ước gì?...

Có ý kiến cho rằng truyện Lục Vân Tiên có thể coi là tự truyện, vì giữa tác giả Nguyễn Đình Chiểu và nhân vật Lục Vân Tiên có rất nhiều điểm tương đồng trong cuộc đời và tính cách. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao ?

Soạn bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga [trong 10 phút]

Bố cục:

Hướng dẫn Soạn bài

Câu 1

Truyện Lục Vân Tiên có kết cấu theo kiểu truyện truyền thống:

+ Người tốt bị kẻ xấu mưu đồ hãm hại

+ Anh hùng [các vị thần] vì bất bình mà ra tay giúp đỡ

=>Ý nghĩa: Kết cấu thể hiện ước mơ và khát vọng của nhân dân: ở hiền gặp lành. Khuyên con người nên sống lương thiện, biết ra tay giúp đỡ khi người khác gặp hoạn nạn, khó khăn

Câu 2

Nhân vật Lục Vân Tiên:

+ Hành động: bẻ cây làm gậy, nhằm làng xông vô, tả đột hữu xông: hành động dũng cảm, kiên quyết, không do dự, là người có tài năng, bản lĩnh, coi trọng điều thiện, lẽ phải, bất bình trước cái ác, hành động vì lẽ phải.

+Là người biết lễ nghĩa: “khoan khoan ngồi đó chớ ra”

+Là người trọng nghĩa khí và có lòng nhân hậu : làm ơn há dễ mong người trả ơn”

Câu 3

Nhân vật Kiều Nguyệt Nga:

+ Là người con gái có nét đẹp về nhân cách:

- Nói năng lễ phép, chân thành

- Xưng hô “tiện thiếp – quân tử”: thái độ mực thước, khiêm nhường;

- Sống có nghĩa tình, nhận ơn phải đền ơn, báo

+ Người con vô cùng hiếu thảo: nghe lời cha mẹ

Câu 4

Nhân vật trong đoạn trích được miêu tả qua:

+ Hành động

+ Ngôn ngữ

+ Cử chỉ.

Truyện Lục Vân Tiên gần với truyện thuộc văn học dân gian:

+ Truyền thuyết

+ Cổ tích

+ Sử thi.

Câu 5

Ngôn ngữ tác giả sử dụng trong đoạn trích:

+ Gần gũi, bình dị

+ Sử dụng ngôn ngữ đối thoại đậm chất Nam Bộ

1. Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên trong Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng, hội tụ đầy đủ những chuẩn mực của một người anh hùng nghĩa hiệp, tuổi trẻ, tài cao, lòng đầy khát khao được đem công danh, tài năng để cứu người, giúp đời. Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã phần nào thể hiện được tính cách của Lục Vân Tiên. Trên đường đi thi, gặp bọn cướp Phong Lai hoành hành, Lục Vân Tiên xông vào đánh cướp để cứu dân. Đây là một việc nghĩa mà chàng không thể không làm với mục đích cao đẹp, xuất phát từ tấm lòng tự nguyện.

Kêu rằng:

“Bớ đảng hung đồ,

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”

Chỉ một mình, lại không có vũ khí, chàng đã dám bẻ gậy xông vào bọn cướp đông người giáo gươm đầy đủ. Hình ảnh Lục Vân Tiên xông xáo tung hoành được nhà thơ miêu tả thật đẹp sánh ngang với hình ảnh Triệu Tử Long - một dũng tướng thời Tam Quốc:

Vân Tiên tả đột hữu xung,

Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.

Lâu la bốn phía vỡ tan...

Với võ nghệ cao cường, Lục Vân Tiên đã đánh tan bọn cướp và tiêu diệt tên đầu đảng Phong Lai. Hành động của chàng còn tỏ rõ đức độ của người nghĩa hiệp: "Giữa đường thấy sự bất bình chẳng tha". Không sợ nguy hiểm, Vân Tiên sẵn sàng vì nghĩa trừ hại cho dân.

Đánh xong bọn cướp thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên đã ân cần hỏi han, an ủi họ. Hành động của chàng thật đàng hoàng, chững chạc. Tuy có phần câu nệ nhưng vẫn là phong độ giữ lễ của một con người có văn hóa trong khi ứng xử với hai người con gái: “Khoan khoan ngồi đó chớ ra. Nàng là phận gái ta là phận trai”. Vân Tiên đã từ chối cái lạy trả ơn, từ chối lời mời đền đáp, không nhận trâm vàng trao tặng mà chỉ nhận lời cùng Nguyệt Nga làm thơ xướng họa. Câu trả lời “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” và đặc biệt là câu nói của Vân Tiên: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi. Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”, cho thấy một người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Đình Chiểu là thấy việc nghĩa thì tự nguyện làm, và đã làm việc nghĩa thì không cần trả ơn. Đó cũng là quan niệm của nhân dân ta: Làm phúc không cần được phúc. Lục Vân Tiên, qua đoạn trích, không chỉ là một chàng trai tài ba, dũng cảm mà còn là một con người trọng nghĩa khinh tài.

Hình ảnh Vân Tiên đánh cướp được khắc họa thần tình. Cử chỉ, hành động, ngôn ngữ và cách ứng xử của chàng rất đẹp, mang phong thái người anh hùng, người tráng sĩ ngày xưa. Chúng ta không thể nào quên một Vân Tiên quả cảm, nhân hậu, chí khí của cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu.

Video liên quan

Chủ Đề