Mức đáp ứng rni là gì năm 2024

1 Khẩu phần có giá trị sinh học sắt thấp (khoảng 5% sắt được hấp thu): chế độ ăn đơn điệu, lượng thịt, cá <30g/ngày hoặc lượng vitamin C <25 mg/ngày.

2 Khẩu phần có giá trị sinh học sắt trung bình (khoảng 10% sắt được hấp thu): khẩu phần có lượng thịt, cá từ 30g – 90g/ngày hoặc vitamin C từ 25 mg – 75 mg/ngày.

3 Khẩu phần có giá trị sinh học sắt cao (khoảng 15% sắt được hấp thu): khẩu phần có lượng thịt, cá từ > 90g/ngày hoặc vitamin C từ > 75 mg/ngày.

4 Phụ nữ có thai được khuyến nghị bổ sung viên sắt trong suốt thai kỳ. Phụ nữ thiếu máu cần dùng liều bổ sung cao hơn.

5 Trẻ bú sữa mẹ

6 Trẻ ăn sữa nhân tạo

7 Trẻ ăn sữa nhân tạo có nhiều phytat và protein nguồn thực vật

8 Không áp dụng cho trẻ bú sữa mẹ đơn thuần

8 Hấp thu tốt: giá trị sinh học kẽm tốt = 50% (khẩu phần có nhiều protein động vật hoặc cá); hấp thu vừa: giá trị sinh học kẽm trung bình = 30% (khẩu phần có vừa phải protein động vật hoặc cá; tỷ số phytat-kẽm phân tử là 5:15). Hấp thu kém: giá trị sinh học kẽm thấp =15% (khẩu phần ít hoặc không có protein động vật hoặc cá).

3. Nhu cầu các vitamin/một ngày

Nhóm tuổi, giới A

mcga

D

mcgc

E

mgd

K

mcg

C

mgb

B1

mg

B2

mg

B3

mg

NEe

B6

mg

B9

mcgf

B12

mcg

Trẻ em < 6 tháng 375 5 3 6 25 0,2 0,3 2 0,1 80 0,3 6-11 tháng 400 5 4 9 30 0,3 0,4 4 0,3 80 0,4 1-3 tuổi 400 5 5 13 30 0,5 0,5 6 0,5 160 0,9 4-6 tuổi 450 5 6 19 30 0,6 0,6 8 0,6 200 1,2 7-9 tuổi 500 5 7 24 35 0,9 0,9 12 1 300 1,8 Nam vị thành niên 10-12 tuổi 10 34 13-15 tuổi 600 5 12 50 65 1,2 1,3 16 1,3 400 2,4 16-18 tuổi 13 58 Nam trưởng thành 19-50 tuổi 10 59 1,3 51-60 tuổi 600 10 12 70 1,2 1,3 16 1,7 400 2,4 ≥60 tuổi 15 Nữ vị thành niên 10-12 tuổi 11 35 13-15 tuổi 600 5 12 49 65 1,1 1 16 1,2 400 2,4 16-18 tuổi 12 50 Nữ trưởng thành 19-50 tuổi 500 10 51 70 1,2 1,3 51-60 tuổi 10 12 1,1 1,1 14 1,5 400 2,4 >60 tuổi 600 15 70 1,1 Phụ nữ mang thai 800 5 12 51 80 1,4 1,4 18 1,9 600 2,6 Bà mẹ cho con bú 850 5 18 51 95 1,5 1,6 17 2 500 2,8

a Vitamin A có thể sử dụng các hệ số chuyển đổi sau:

01mcg vitamin A hoặc retinol = 01 đương lượng retinol (RE)

01 đơn vị quốc tế (IU) tương đương với 0,3 mcg vitamin A

01 mcg b-caroten = 0,167 mcg vitamin A

01 mcg các caroten khác = 0,084 mcg vitamin A

b Chưa tính lượng hao hụt do chế biến, nấu nướng do Vitamin C dễ bị phá hủy bởi quá trình ôxy hóa, ánh sáng, kiềm và nhiệt độ.

c Vitamin D có thể sử dụng các hệ số chuyển đổi sau:

01 đơn vị quốc tế (IU) tương đương với 0,03 mcg vitamin D3 hoặc 01 mcg vitamin D3 = 40 đơn vị quốc tế

d Hệ số chuyển đổi ra IU (theo IOM-FNB 2000) như sau: 01 mg a-tocopherol = 1 IU; 01 mg b-tocopherol = 0,5 IU; 01 mg g-tocopherol = 0,1 IU; 0,1 mg s-tocopherol = 0,02 IU.

e Niacin hoặc đương lượng Niacin

f Acid folic có thể sử dụng các hệ số chuyển đổi sau:

01 acid folic = 1 folate x 1,7 hoặc 01 gam đương lượng acid folic = 01 gam folate trong thực phẩm + (1,7 x số gam acid folic tổng hợp).

Những nội dung nào liên quan đến hàm lượng chất dinh dưỡng của thực phẩm dinh dưỡng y học cần phải được công bố? Việc công bố khuyến cáo về sức khỏe đối với thực phẩm dinh dưỡng y học được quy định ra sao? Yêu cầu về ghi nhãn tên tiếng Việt được quy định thế nào? câu hỏi của anh Quốc (Hải Dương).

Những nội dung nào liên quan đến hàm lượng chất dinh dưỡng của thực phẩm dinh dưỡng y học cần phải được công bố?

Căn cứ Điều 12 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định như sau:

Yêu cầu về nội dung công bố
1. Công bố hàm lượng chất dinh dưỡng (Nutrient content claims):
a) Các thành phần của sản phẩm thực phẩm phải liệt kê đầy đủ tên theo thứ tự giảm dần về khối lượng;
b) Phải công bố mức đáp ứng theo RNI đối với vitamin và khoáng chất trên khẩu phần ăn (serving size) hoặc hàm lượng trên 100g sản phẩm;
c) Hàm lượng tối đa của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất không được vượt quá ngưỡng dung nạp tối đa của các vitamin và khoáng chất được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong trường hợp Việt Nam chưa có mức RNI và ngưỡng dung nạp tối đa thì áp dụng theo quy định của CODEX hoặc các tổ chức quốc tế có liên quan.
...

Theo đó, những nội dung sau liên quan đến hàm lượng chất dinh dưỡng của thực phẩm dinh dưỡng y học cần phải được công bố:

- Các thành phần của sản phẩm thực phẩm phải liệt kê đầy đủ tên theo thứ tự giảm dần về khối lượng;

- Phải công bố mức đáp ứng theo RNI đối với vitamin và khoáng chất trên khẩu phần ăn (serving size) hoặc hàm lượng trên 100g sản phẩm;

- Hàm lượng tối đa của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất không được vượt quá ngưỡng dung nạp tối đa của các vitamin và khoáng chất được quy định.

Trong trường hợp Việt Nam chưa có mức RNI và ngưỡng dung nạp tối đa thì áp dụng theo quy định của CODEX hoặc các tổ chức quốc tế có liên quan.

Mức đáp ứng rni là gì năm 2024

Những nội dung nào của thực phẩm dinh dưỡng y học cần phải được công bố? Yêu cầu về ghi nhãn tên tiếng Việt được quy định ra sao? (hình từ Internet)

Việc công bố khuyến cáo về sức khỏe đối với thực phẩm dinh dưỡng y học được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 12 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định như sau:

Yêu cầu về nội dung công bố
...
2. Công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health claims):
Công bố phải nêu rõ khuyến cáo sức khỏe phù hợp mức đáp ứng về dinh dưỡng đối với đối tượng cụ thể.
3. Đối tượng sử dụng:
Công bố sản phẩm phải chỉ rõ đối tượng sử dụng kèm theo cảnh báo đối tượng không được phép sử dụng (nếu có).
4. Liều dùng:
Công bố liều dùng phù hợp với đối tượng sử dụng trong khoảng thời gian cụ thể.

Theo đó, việc công bố khuyến cáo về sức khỏe đối với thực phẩm dinh dưỡng y học được quy định như sau:

Công bố phải nêu rõ khuyến cáo sức khỏe phù hợp mức đáp ứng về dinh dưỡng đối với đối tượng cụ thể.

Cũng theo quy định này thì việc công bố sản phẩm phải chỉ rõ đối tượng sử dụng kèm theo cảnh báo đối tượng không được phép sử dụng (nếu có). Về liều dùng cũng cần phải được công bố đảm bảo phù hợp với đối tượng sử dụng trong khoảng thời gian cụ thể.

Yêu cầu về ghi nhãn tiếng Việt đối với thực phẩm dinh dưỡng y học được quy định thế nào?

Tại Điều 13 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định về yêu cầu đối với việc ghi nhãn tiếng Việt của thực phẩm dinh dưỡng như sau:

Yêu cầu về ghi nhãn tiếng Việt
Ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu tại Điều 6 của Thông tư này, nhãn thực phẩm dinh dưỡng y học và thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Thực phẩm dinh dưỡng y học phải ghi cụm từ thể hiện tên nhóm thực phẩm: “Thực phẩm dinh dưỡng y học” trên mặt chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường và ghi dòng chữ: “Sử dụng cho người bệnh với sự giám sát của nhân viên y tế”.
2. Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải ghi cụm từ: “Sản phẩm dinh dưỡng (cho đối tượng cụ thể)” trên mặt chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường.
3. Phải có hướng dẫn chi tiết quy trình vệ sinh dụng cụ và cách thức pha để bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm và đủ dinh dưỡng, phù hợp với tình trạng sức khỏe của đối tượng sử dụng.
4. Yêu cầu về hướng dẫn cách sử dụng:
a) Phải rõ ràng, chi tiết trong hồ sơ công bố sản phẩm;
b) Phải cảnh báo đối tượng không được phép sử dụng, nếu có.

Theo đó, ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu tại Điều 6 Thông tư 43/2014/TT-BYT, nhãn thực phẩm dinh dưỡng y học và thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Thực phẩm dinh dưỡng y học phải ghi cụm từ thể hiện tên nhóm thực phẩm: “Thực phẩm dinh dưỡng y học” trên mặt chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường và ghi dòng chữ: “Sử dụng cho người bệnh với sự giám sát của nhân viên y tế”.

- Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải ghi cụm từ: “Sản phẩm dinh dưỡng (cho đối tượng cụ thể)” trên mặt chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường.

- Phải có hướng dẫn chi tiết quy trình vệ sinh dụng cụ và cách thức pha để bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm và đủ dinh dưỡng, phù hợp với tình trạng sức khỏe của đối tượng sử dụng.