Mẹo chữa bệnh táo bón ở trẻ em

Táo bón là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Nếu cha mẹ không có sự quan tâm đúng mức, tình trạng táo bón có thể kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Mẹ băn khoăn không biết trị táo bón cho trẻ 3 tuổi như thế nào hay cách trị táo cho trẻ 2 tuổi sao cho đúng? Hãy cùng Huggies tìm hiểu 5 cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian an toàn và hiệu quả trong bài viết sau đây nhé!

Tham khảo: Khủng hoảng tuổi lên 2: cùng con vượt qua như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết bé bị táo bón

Nếu mẹ chú ý tới số lần đại tiện của bé thì sẽ dễ dàng phát hiện ngay tình trạng trẻ bị táo bón.

  • Bé 0 – 5 tháng: đại tiện dưới 2 lần/ngày
  • Bé từ 6 – 12 tháng tuổi: đại tiện dưới 3 lần/tuần
  • Bé từ 1 tuổi trở lên: đại tiện dưới 2 lần/tuần.

Ngoài ra, phân của trẻ có hiện tượng rắn, dạng xúc xích có nhiều đường rạn trên bề mặt, hoặc lổn nhổn như hạt. Đồng thời, bé có các dấu hiệu chướng bụng, cứng bụng và khó khăn trong việc đi ngoài.

Tham khảo: 8 cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý

Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

Theo Tiến sỹ, bác sỹ Phan Bích Nga – Giám đốc Trung tâm khám và Tư vấn Dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có 3 nhóm nguyên nhân chính khiến trẻ bị táo bón:

Dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý là nguyên nhân hàng đầu [chiếm đến 95%] khiến bé bị táo bón.

Chế độ ăn ít chất xơ

Nguyên nhân phổ biến thường thấy là do thiếu chất xơ. Lượng chất xơ bổ sung cho trẻ từ thực phẩm chưa đủ để chống táo bón. Bắt nguồn từ thói quen trẻ ăn ít rau củ quả nhưng lại tiêu thụ quá nhiều lượng đạm động vật.

Một số thói quen khác

  • Uống nước ít: Việc uống không đủ nước sẽ làm cho phân của trẻ đặc hơn, rắn hơn, khó lưu thông dẫn tới thức ăn bị lưu lại ở đại tràng lâu hơn, mất nước, gây táo bón.
  • Trẻ dùng sữa công thức: Thành phần giàu đạm, phospho, canxi, sắt và chất xơ trong sữa công thức chưa phù hợp hoặc mẹ pha sữa chưa đúng hướng dẫn cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón.

Tham khảo: Trẻ bị táo bón nên uống thuốc gì?

Hậu quả của một số bệnh

Bên cạnh các nguyên nhân về chế độ dinh dưỡng, trẻ bị táo bón có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý:

  • Phình đại tràng bẩm sinh: Đây là bệnh bẩm sinh làm cho một đoạn đại tràng không co bóp được dẫn tới chất thải trong đại tràng bị ứ đọng, khó lưu thông để thải phân ra ngoài khiến trẻ bị táo bón.
  • Loạn khuẩn đường ruột: Trẻ nhỏ khi bị tiêu chảy hoặc mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm phổi,… thường được cho sử dụng kháng sinh đường uống. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn làm chết các vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hậu quả trẻ bị loạn khuẩn đường ruột, lâu ngày dẫn đến bị táo bón.
  • Cơ thành bụng yếu hoặc liệt do các nguyên nhân thần kinh: Cơ thành bụng có vai trò quan trọng trong điều hòa nhu động ruột. Khi cơ bị liệt hoặc yếu, trẻ sẽ bị giảm hoặc mất phản xạ tống phân ra ngoài, lâu dần dẫn đến trẻ bị táo bón.

Tham khảo: Trẻ mấy tháng biết nói và các mốc phát triển của trẻ

Do phản xạ tâm lý, thói quen không hợp lý

  • Tâm lý: Trẻ thường có thói quen nhịn đi đại tiện vì sợ nhà vệ sinh bẩn tại trường học, sợ la mắng do đi đại tiện không hợp lí, nhất là ở lớp học; hoặc sợ đau do nứt kẽ hậu môn vì phải rặn nhiều gây mất phản xạ đi ngoài làm cho táo bón ngày càng nặng hơn.
  • Ít vận động: Các bé có thói quen xem tivi hoặc ngồi một chỗ quá nhiều làm cho nhu động ruột kém điều hòa và cơ thành bụng yếu. Ít vận động thể lực, thể dục thể thao chính là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón lâu ngày. Đặc biệt, khi trời lạnh, trẻ càng lười vận động khiến táo bón trầm trọng hơn.

Tham khảo: 6 mẹo trị ho cho bé từ dân gian – Trẻ bị ho kiêng ăn gì?

Cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian

Khi đã xác định được nguyên nhân gây táo bón ở trẻ, cha mẹ có thể có những cách trị táo bón cho bé phù hợp.

95% táo bón ở trẻ là táo bón chức năng, chỉ có một vài trường hợp do táo bón bệnh lý. Vì vậy để con nhanh khỏi hơn, mẹ nên thay đổi một số thói quen gây hại cho trẻ và áp dụng một số cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian như sau:

Rau diếp cá

Dùng rau diếp cá là một trong những cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian. Dù có vị tanh khó chịu nhưng loại rau này rất mát và chứa nhiều chất xơ.

  • Chuẩn bị: 30g rau diếp cá tươi hoặc 10g rau diếp cá khô
  • Cách dùng: Rau diếp cá tươi thì mẹ cần phải đem phơi khô rồi sau đó hãm như trà, cho bé uống nhiều lần trong ngày. Có thể xay diếp cá tươi lấy nước uống mỗi ngày 1 ly hoặc ăn sống kèm với các món như cá, thịt để tăng hiệu quả điều trị táo bón.

Tham khảo: Cách hút mũi và rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Lô hội [nha đam]

Gel lô hội được sử dụng như một phương thuốc giúp nhuận tràng, điều trị táo bón ở trẻ vô cùng hiệu quả, đồng thời giảm viêm nhiễm trong đường ruột.

  • Chuẩn bị: 1 lá lô hội, đường phèn
  • Cách dùng: Đầu tiên là mẹ cần phải gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, lấy ruột lô hội cắt thành những miếng nhỏ đem nấu chung với đường phèn. Để nguội, chia 3 lần ăn trong ngày, dùng cả cái lẫn nước. Khi thấy phân mềm thì nên ngưng ngay, không nên dùng lô hội kéo dài sẽ chuyển thành tiêu chảy.

Tham khảo: Trẻ bị nôn: 6 nguyên nhân và 5 điều mẹ cần làm ngay

Mật ong

Mật ong có nhiều công dụng quý với sức khỏe như cải thiện hệ miễn dịch, thải độc, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của các tác nhân gây hại trong đường ruột. Đặc biệt, thành phần vitamin C và nước dồi dào trong mật ong còn giúp đưa thêm chất lỏng vào ruột, bôi trơn đường tiêu hóa, làm mềm phân. Mẹ có thể thực hiện mẹo trị táo bón cho trẻ bằng bài thuốc dân gian từ mật ong theo hướng dẫn sau.

  • Chuẩn bị: 100ml mật ong nguyên chất, 1 ly sữa ấm
  • Cách dùng: Mẹ cho mật ong vào ly sữa, quậy đều hỗn hợp lên và uống hết 1 lần. Cho bé uống vào buổi sáng sớm trước khi ăn để kích thích đại tiện, tạo thói quen đi cầu đều đặn mỗi ngày.

Tham khảo: Các phương pháp dạy con thông minh

Vừng [mè] đen

Thành phần tinh dầu và chất xơ trong vừng đen giúp bôi trơn đường ruột, làm tăng khối lượng phân, tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa được nhanh chóng hơn. Đây cũng là vị thuốc có tác dụng nhuận tràng được Đông y ưu ái sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị táo bón cho trẻ.

  • Nguyên liệu: Vừng đen [50g], mật ong nguyên chất [30ml]
  • Cách dùng: Sao vừng đen cho thơm rồi trộn chung với mật ong cho trẻ dễ ăn. Mẹ nên cho trẻ ăn liên tục 2 – 3 lần trong ngày nhé!

Tham khảo: Mẹo chữa trẻ chậm nói tại nhà

Rau mồng tơi

Theo các tài liệu y học cổ truyền, rau mồng tơi có tính hàn, giúp nhuận tràng, thông tiện, trị nóng trong, làm sạch chất độc hại trong đường ruột. Ngoài ra, chất nhớt được tìm thấy trong loại rau này cũng giúp thức ăn di chuyển nhanh hơn xuống đại tràng, rút ngắn thời gian tiêu hóa, giảm táo bón. Vì vậy, mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua món canh rau mồng tơi nhé!

  • Chuẩn bị: 500g rau mồng tơi
  • Cách dùng: Mẹ nấu canh rau mồng tơi chung với cua đồng, tôm hoặc thịt bằm cho trẻ ăn hàng ngày. Sau vài ngày, hoạt động đại tiện sẽ thông suốt, dễ dàng hơn.

Tham khảo: Nguyên nhân và cách chữa trị cho trẻ bị ho về đêm

Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa nếu táo bón kéo dài hơn 2 tuần hoặc xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Không chịu ăn
  • Trướng bụng
  • Sụt cân
  • Sốt
  • Đau bụng nhiều khi đi cầu
  • Có máu khi đi tiêu

Biến chứng của táo bón

Mặc dù táo bón ở trẻ em có thể không thoải mái nhưng nó thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu táo bón trở thành mãn tính, các biến chứng sau có thể xảy ra:

  • Tắc phân
  • Vết thương, đau ở vùng da xung quanh hậu môn [vết nứt hậu môn]
  • Sa trực tràng [tình trạng đoạn cuối của ruột lòi ra ngoài hậu môn], bị trĩ.
  • “Ị đùn” [Tình trạng này là do một lượng lớn phân bị kẹt lại trong ruột. Chỉ có chất lỏng mới đi qua được đoạn phân này và rỉ dịch ra ngoài. Dịch lỏng này có thể giống như phân lỏng, khiến ba mẹ và bác sĩ lầm tưởng là tiêu chảy.]

Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Táo bón ở trẻ thường ngắn hạn và không liên quan đến tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Tuy nhiên, đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác. Sau khi áp dụng các cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian nhưng không cải thiện, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để điều trị.

Ngoài ra, nếu mẹ muốn tìm kiếm những thông tin khác thì hãy xem qua chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

Mẹ cũng đừng quên trang bị cho bé Tã quần Huggies® mới với công nghệ Lưng Thun Đệm Mây vừa vặn giúp bé thoải mái vận động mà không lo hằn đỏ nhé.

Video liên quan

Chủ Đề