Lợi kêu gọi tiêm vaccine bại liệt cho trẻ em

Tình hình dịch Covid-19 đã được kiểm soát, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) đề nghị phụ huynh đưa con đi tiêm vaccine sớm theo lịch mời.

Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia tiêm vaccine miễn phí một số bệnh truyền nhiễm. Tại họp báo định kỳ, chiều 11/10, ông Nguyễn Hồng Tâm, phó giám đốc phụ trách HCDC cho biết trong đợt cao điểm dịch Covid-19 vừa qua, hoạt động tiêm chủng tại TP HCM "phần nào gián đoạn". Tuy nhiên, "việc tiêm chủng chậm trễ vài tháng không ảnh hưởng lớn đến khả năng miễn dịch của trẻ", ông Tâm nói.

Trước đó, HCDC lo lắng Covid-19 khiến tỷ lệ tiêm chủng các bệnh truyền nhiễm nói chung thấp hơn tiến độ mục tiêu, có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như sởi, quai bị, bại liệt, rubella, viêm gan B... Tuy nhiên, HCDC không nói rõ tỷ lệ này thấp cụ thể là bao nhiêu.

Hồi đầu tháng 10, HCDC đề nghị các cơ sở y tế triển khai sớm lại hoạt động tiêm chủng mở rộng cho trẻ, đồng thời kêu gọi bố mẹ đưa con đi tiêm. Một số loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng như ngừa lao và viêm gan B, thời gian qua vẫn được tiêm cho trẻ mới sinh 1-2 ngày đầu trong bệnh viện.

Để tiêm chủng an toàn, người dân được hướng dẫn đăng ký hẹn theo khung giờ quy định, tránh tập trung đông đúc, đảm bảo 5K. Phụ huynh hoặc trẻ đang trong thời gian cách ly, bao gồm cách ly điều trị Covid-19 hoặc cách ly kiểm dịch hoặc nghi nhiễm, thì không đến điểm tiêm chủng.

Theo ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM, dịch Covid-19 xảy ra là điều không mong muốn, thành phố vẫn cố gắng duy trì tiêm chủng các bệnh thông thường. Khi cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19, việc đi lại thuận lợi hơn, thành phố vận động người dân nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được tiêm chủng.

"Tất cả cơ sở tiêm chủng của HCDC đã sẵn sàng", ông Hải nói.

Trước đó, trong một hội thảo, bác sĩ Phạm Quang Thái, Phó trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã bày tỏ nỗi lo lắng khi Covid-19 khiến tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng 4 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt của nhiều tỉnh thành phía Nam từ tháng 6 đến nay giảm sâu, đạt 40-50% so với chỉ tiêu.

Tính đến 18h ngày 11/10, TP HCM ghi nhận hơn 410.000 ca Covid-19. Trong ngày 10/10, có hơn 15.000 ca đang điều trị. Số bệnh nhân nặng phải thở máy và ECMO (tuần hoàn ngoài cơ thể) chỉ còn hơn 500; gần 2.000 ca xuất viện, cao hơn số ca nhập viện; 73 ca tử vong. Như vậy, số ca tử vong, nhập viện và trở nặng liên tục giảm trong nhiều ngày qua.

Thành phố đã tiêm được trên 7 triệu liều vaccine Covid-19 mũi một và trên 5 triệu mũi hai. Riêng nhóm trẻ em dưới 18 tuổi chưa được Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vaccine này.

Thư Anh

GENEVA/NEW YORK/HÀ NỘI, ngày 28 tháng 4 năm 2021 --- Các dịch vụ tiêm chủng đã bắt đầu phục hồi sau sự gián đoạn do COVID-19 gây ra, tuy nhiên hàng triệu trẻ em vẫn có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), UNICEF và Gavi, Liên minh Vắc-xin đã cảnh báo hôm nay trong Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về một cam kết toàn cầu mới nhằm cải thiện khả năng tiếp cận và tiến hành tiêm chủng.

Một cuộc khảo sát của WHO đã cho thấy mặc dù đã có tiến bộ so với tình hình năm 2020, nhưng hơn một phần ba các quốc gia được hỏi (37%) vẫn báo cáo bị gián đoạn dịch vụ tiêm chủng thường xuyên.

Các chiến dịch tiêm chủng phòng bệnh sởi bị ảnh hưởng nhiều nhất. Bệnh sởi là một trong những bệnh dễ lây lan nhất và dễ có các đợt bùng phát lớn khi không được tiêm phòng. Trong số các chiến dịch bị hoãn lại có 23 chiến dịch phòng chống sởi, ảnh hưởng đến khoảng 140 triệu người. Nhiều chiến dịch hiện đã bị trì hoãn hơn một năm.

"Ngay cả trước đại dịch, đã có những dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy chúng ta đang bắt đầu thất thế trong cuộc chiến chống lại các bệnh có thể phòng ngừa được ở trẻ em, với 20 triệu trẻ em đã bỏ lỡ các đợt tiêm vắc-xin quan trọng," bà Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF cho biết. "Đại dịch đã làm cho tình hình tồi tệ hơn, khiến hàng triệu trẻ em không được tiêm chủng. Hiện nay, vắc-xin là thứ đầu tiên mọi người nghĩ đến, chúng ta cần duy trì năng lượng này để giúp mọi trẻ em được tiêm đủ vắc-xin phòng chống sởi, bại liệt và các loại vắc-xin khác. Chúng ta không nên lãng phí thời gian, thất thế có nghĩa là mất mạng."

Do không được tiêm chủng, gần đây bệnh sởi đã bùng phát nghiêm trọng ở Congo, Pakistan và Yemen. Các cơ quan quan cảnh báo dịch có nguy cơ xảy ra ở những nơi khác khi ngày càng có nhiều trẻ em không được tiêm các vắc-xin quan trọng. Những đợt bùng phát này xảy ra ở những nơi đang có xung đột và bị gián đoạn dịch vụ do COVID-19.

Việc cung cấp vắc-xin và các thiết bị khác cũng rất cần thiết cho việc tiêm chủng cho trẻ em. Do sự gián đoạn khi bắt đầu đại dịch COVID-19, UNICEF đã cung cấp 2,01 tỷ liều vắc-xin vào năm 2020, so với 2,29 tỷ vào năm 2019.

Tiến sĩ Berkley, Giám đốc điều hành của Gavi, Liên minh Vắc-xin cho biết: "Hàng triệu trẻ em trên thế giới có nguy cơ không được tiêm các loại vắc-xin thường xuyên do đại dịch. Điều này có thể làm đảo ngược những tiến bộ mà tiêm chủng mở rộng đã đạt được trong hai thập kỷ qua. Để hỗ trợ sự phục hồi từ COVID-19 và để phòng chống các đại dịch trong tương lai, chúng ta cần đảm bảo ưu tiên tiêm chủng thường xuyên, tập trung vào việc tiếp cận những trẻ em chưa được tiêm bất kỳ loại vắc-xin thường xuyên nào. Để làm được điều này, chúng ta, các cơ quan phát triển, các chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự hợp tác chặt chẽ để đảm bảo rằng không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau".

Chiến lược tiêm chủng toàn cầu mới nhằm cứu sống hơn 50 triệu người

Để giúp giải quyết những thách thức này và hỗ trợ phục hồi sau đại dịch COVID-19, UNICEF, Gavi và các đối tác khác đã khởi động Chương trình Tiêm chủng 2030  (IA2030), một chiến lược toàn cầu mới với kỳ vọng tối đa hóa tác động của vắc-xin thông qua các hệ thống tiêm chủng mạnh mẽ hơn.

Chương trình này tập trung vào tiêm chủng trong suốt cuộc đời, từ thời thơ ấu đến tuổi thiếu niên và tuổi già. Theo WHO, nếu được thực hiện đầy đủ, chương trình sẽ giúp ngăn chặn khoảng 50 triệu ca tử vong, 75% trong số này ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp.

Các mục tiêu sẽ đạt được vào năm 2030 bao gồm:

  • Đạt 90% trẻ em và thanh thiếu niên được tiêm vắc-xin thiết yếu[i]
  • Giảm một nửa số trẻ em hoàn toàn không được tiêm vắc-xin
  • 500 quốc gia hoặc địa phương triển khai tiêm chủng các loại vắc-xin mới hoặc vắc-xin còn chưa được sử dụng như vắc-xin COVID-19, vắc-xin rota, hoặc vắc-xin HPV

Hành động khẩn cấp cần thiết từ tất cả các bên liên quan tiêm chủng

Để đạt được các mục tiêu đầy tham vọng của Chương trình Tiêm chủng,WHO, UNICEF, Gavi và các đối tác đang kêu gọi hành động mạnh mẽ:

  • Các nhà lãnh đạo thế giới và cộng đồng y tế và phát triển toàn cầu cần cam kết rõ ràng  với Chương trình Tiêm chủng 2030 và đầu tư vào các hệ thống tiêm chủng mạnh mẽ hơn, với các cách tiếp cận phù hợp cho các quốc gia dễ bị tổn thương và bị ảnh hưởng bởi xung đột. Tiêm chủng là một yếu tố quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe hiệu quả, là trọng tâm của việc chuẩn bị và ứng phó với đại dịch, và là yếu tố then chốt trong  ngăn chặn gánh nặng của nhiều dịch bệnh khi xã hội mở cửa trở lại
  • Tất cả các quốc gia nên xây dựng và thực hiện các kế hoạch  tiêm chủng quốc gia phù hợp với khuôn khổ Chương trình Tiêm chủng 2030 và tăng cường đầu tư để tất cả mọi người có thể tiếp cận các dịch vụ tiêm chủng
  • Các nhà tài trợ  và chính phủ cần tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới, phát triển và phân phối vắc-xin, tập trung vào nhu cầu của dân số không được tiếp cận.
  • Ngành công nghiệp dược phẩm và các nhà khoa học, cùng với các chính phủ và các nhà tài trợ cần tiếp tục hợp tác đẩy nhanh nghiên cứu và phát triển vắc-xin, đảm bảo nguồn cung vắc-xin với giá cả phải chăng để đáp ứng nhu cầu toàn cầu và áp dụng các bài học từ COVID-19 cho các bệnh khác.

###

Ghi chú cho biên tập viên

Tải ảnh và b-roll tại đây.

Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới 2021 diễn ra vào tuần cuối cùng của tháng 4 (24-30/4) nhằm tôn vinh lợi ích của vắc-xin trong việc cứu sống con người. Chủ đề năm nay là 'Vắc-xin đưa chúng ta đến gần nhau hơn,' cho thấy tiêm chủng kết nối chúng ta với nhau với những mục tiêu và khoảnh khắc quan trọng, giúp cải thiện sức khỏe của mọi người, ở khắp mọi nơi trong suốt cuộc đời.

Tổ chức Y tế Thế giới dẫn đàu toàn cầu về y tế công cộng trong hệ thống Liên Hợp Quốc. Được thành lập vào năm 1948, WHO làm việc với 194 quốc gia thành viên, trên sáu khu vực và từ hơn 150 văn phòng, để thúc đẩy sức khỏe, giữ an toàn cho thế giới và phục vụ những người dễ bị tổn thương. Mục tiêu của chúng tôi cho năm 2019-2023 là đảm bảo rằng thêm một tỷ người có bảo hiểm y tế toàn dân, bảo vệ thêm một tỷ người trong các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe và thêm một tỷ người có sức khỏe và phúc lợi tốt hơn.

UNICEF làm việc tại một số nơi khó khăn nhất thế giới, để tiếp cận những trẻ em thiệt thòi nhất thế giới. Trên khắp 190 quốc gia và vùng lãnh thổ, chúng tôi làm việc cho mọi trẻ em, ở khắp mọi nơi, để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Để biết thêm thông tin về UNICEF và công việc dành cho trẻ em, hãy truy cập https://www.unicef.org/vietnam/vi

Để biết thêm thông tin về COVID-19, hãy truy cập  https://www.unicef.org/vietnam/vi/covid-19. Tìm hiểu thêm về UNICEF và công việc vì trẻ em, hãy truy cập https://www.unicef.org/vietnam/vi, theo dõi UNICEF Facebook, Instagram, Twitter, Youtube và TikTok. Thông tin thêm về chương trình Tiêm chủng của UNICEF. Truy cập trang Vắc xin cho Tất cả, nơi tổng hợp thông tin đáng tin cậy mới nhất về vắc xin COVID-19 và tiêm chủng định kỳ.

Gavi, Liên minh Vắc-xin là một quan hệ đối tác công tư giúp tiêm vắc-xin cho một nửa trẻ em trên thế giới chống lại một số bệnh nguy hiểm nhất thế giới. Kể từ khi thành lập vào năm 2000, Gavi đã giúp tiêm chủng cho cả một thế hệ - hơn 822 triệu trẻ em - và ngăn ngừa hơn 14 triệu ca tử vong, giúp giảm một nửa tỷ lệ tử vong trẻ em ở 73 quốc gia có thu nhập thấp hơn. Gavi cũng có một vai trò quan trọng trong việc cải thiện an ninh y tế toàn cầu bằng cách hỗ trợ các hệ thống y tế cũng như tài trợ cho các kho dự trữ toàn cầu cho Ebola, dịch tả, viêm màng não và vắc-xin sốt vàng da. Gavi là người đồng sáng lập  COVAX, trụ cột vắc-xin của Chương trình hợp tác toàn cầu Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19 (ACT), cùng với Liên minh đổi mới chuẩn bị phòng chống dịch bệnh (CEPI) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tìm hiểu thêm tại www.gavi.org và kết nối với chúng tôi trên Facebook và Twitter.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ:

  • Louis Vigneault-Dubois, UNICEF Việt Nam +84-24-38500241; +84-966539673; email :
  • Nguyễn Thị Thanh Hương, UNICEF Việt Nam, 84-24-38500225; +84-904154678; email:

[i] Bao gồm ba liều bạch hầu, uốn ván, ho gà (DTP3), hai liều sởi, HPV và ba liều vắc-xin phế cầu khuẩn