Làm thế nào để làm quen với 1 người lạ năm 2024

Chắc hẳn ai trong các bạn cũng từng có lần lạc lõng trong một buổi tiệc, nơi bạn là khách mời và xung quanh toàn những người lạ mà trước đây chưa từng quen.

Và việc khó khăn trong làm quen cùng một người lạ khiến bạn ngại ngùng.

Đừng lo, dưới đây sẽ là những kỹ năng làm quen giúp bạn làm quen và bắt chuyện cùng người lạ một cách hiệu quả.

9 kỹ năng làm quen trong giao tiếp giúp dễ dàng bắt chuyện với người lạ

Giao tiếp là một kỹ năng mà bạn cần học và thực hành mỗi ngày. Để có thể tự tin giao tiếp cùng những người chưa từng quen thì bạn cần tìm hiểu và trau dồi ngay hôm nay.

Gạt bỏ sự lo âu, sợ hãi

Sợ hãi và âu lo là rào cản tâm lý khiến bạn không đủ dũng khí để mở lời và bắt đầu câu chuyện. Bạn cần nhớ mọi người xung quanh bạn đều có nhu cầu giao tiếp và cũng như bạn. Việc ngại ngùng cùng những âu lo khiến cho chúng ta không dám mở lời.

Bài viết này đã được cùng viết bởi . Donna Novak là nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép tại Simi Valley, California. Với hơn mười năm kinh nghiệm, tiến sĩ Novak chuyên điều trị chứng lo âu, các vấn đề trong quan hệ tình cảm và tình dục. Cô có bằng cử nhân tâm lý học của Đại học California, Los Angeles (UCLA) và bằng tiến sĩ về tâm lý học lâm sàng của Đại học Quốc tế Alliant-Los Angeles. Novak sử dụng mô hình khác biệt hóa trong điều trị vốn tập trung vào sự phát triển cá nhân bằng cách tăng cường nhận thức về bản thân, động lực cá nhân và sự tự tin.

Có được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bài viết này đã được xem 6.974 lần.

Nói chuyện với một người lạ có thể khiến bạn căng thẳng, tuy nhiên cũng thú vị khi bạn bắt chuyện với một người mà bạn không quen biết. Dù bạn sẵn sàng kết bạn với vài người bạn mới hoặc chỉ muốn nói chuyện với những người xung quanh, hãy bắt đầu bằng cách nói về một đề tài thú vị và phát triển câu chuyện từ đó. Bạn có thể thử bắt chuyện trong nhiều tình huống khác nhau để có thể quen biết nhiều người. Hãy rèn luyện các kỹ năng và bạn sẽ có thể nhanh chóng trò chuyện với những người mới gặp!

  1. Giao tiếp bằng mắt thể hiện sự quan tâm và sự kết nối. Nếu người đó cũng nhìn bạn, đây là tín hiệu cho một khởi đầu thuận lợi. Hãy mỉm cười chân thành và tiến về phía người đó. Nếu họ nhìn đi chỗ khác hoặc có vẻ không hứng thú, bạn nên thử giao tiếp bằng mắt với người khác.
    • Nhìn vào mắt người đó, tuy nhiên đừng nhìn đi chỗ khác quá nhanh hoặc nhìn chằm chằm vào mắt họ. Hãy duy trì giao tiếp bằng mắt ít hơn 2 giây.
  2. Bạn nên tiếp cận người mà không khoanh tay trước ngực hay bắt chéo chân và không bận rộn hoặc bị phân tâm bởi điều gì khác (hoặc ai khác). Khi đã bắt đầu trò chuyện, hãy để ý xem người đó có đang nghiêng người về phía bạn và tích cực trò chuyện với bạn không. Bạn cần tiếp tục quan sát ngôn ngữ cơ thể của họ khi nói chuyện.
    • Bạn sẽ nhận ra rằng có lẽ mình quá tập trung vào cảm giác của bản thân và cố gây ấn tượng đến mức bỏ qua những gợi ý về cảm giác của người khác. Bạn cần thay đổi và bắt đầu chú ý đến biểu hiện của người khác và xem họ có thoải mái không.
  3. Trò chuyện xã giao nếu bạn muốn phát triển cuộc trò chuyện. Bạn sẽ khiến người khác khó xử nếu bắt đầu trò chuyện bằng một câu hỏi rất riêng tư hoặc điều tra chuyện thầm kín. Hãy bắt đầu từ từ bằng những câu chuyện xã giao. Hãy bình luận về thời tiết, hỏi thăm cuối tuần của họ (hoặc kế hoạch cho cuối tuần sau), và thật lòng quan tâm đến câu trả lời của họ. Bạn có thể bình luận về điều đơn giản nhất và xây dựng câu chuyện xã giao từ đó.
    • Chẳng hạn, bạn có thể nói thế này, “Em không nghĩ là trời mưa to đến vậy! Nếu cứ thế này, chắc là em sẽ mua một cây dù xịn!”
  4. Dù bạn đang bắt chuyện với một người lạ ở phòng khám, nhân viên thu ngân ở cửa hàng tạp hoá, hay một cô nàng/anh chàng dễ thương trên máy bay, thì một trong những cách tốt nhất để bắt đầu một cuộc trò chuyện là hãy sử dụng những câu hỏi mở. Bạn muốn tìm hiểu họ, tuy nhiên đừng đặt câu hỏi cá nhân. Hãy nói về chủ đề nhẹ nhàng và bình thường.
    • Ví dụ, nếu đang nói chuyện với nhân viên bán hàng ở cửa hàng tạp hoá, bạn hãy hỏi thế này, “Chị có ăn món này chưa? Theo chị thì nó có ngon không?”
  5. Hầu hết mọi người đều thích nhận lời khen, vì thế đây là một cách tuyệt vời để bắt chuyện với ai đó. Hãy để ý và khen điểm gì đó mà bạn thích ở một người. Những lời khen giúp người ta cảm thấy vui vẻ và dễ nói chuyện hơn.
    • Hãy nói thế này, “Anh thích túi xách của em. Nó hợp với bộ đồ em đang mặc lắm”.
    • Nếu bạn muốn ve vãn một chút, hãy bình luận về đôi mắt, nụ cười, hoặc mái tóc của họ. Hãy nói thế này, “Em có một nụ cười thật sự rất đẹp” hoặc, “Anh thích màu tóc của em”.
  6. Đừng kể quá nhiều về người yêu cũ của bạn hay một ngày làm việc buồn chán. Thay vào đó, hãy tiết lộ một chút về bản thân để bắt đầu trò chuyện. Nói về bản thân sẽ thể hiện rằng bạn cởi mở và điều này sẽ khuyến khích người khác cũng sẵn sàng trò chuyện.
    • Chẳng hạn, bạn có thể nói thế này, “Em mới nhận nuôi một con cún hôm nay nên em rất vui. Anh có nuôi con thú cưng nào không?”
  7. Một trong những cách nhanh nhất để làm quen với ai đó là tìm ra một sở thích chung. Bạn có thể để ý điểm gì đó ngay lập tức (ví dụ họ đang đội nón của trường mà bạn đã học) hoặc bạn có thể hỏi về sở thích của họ nếu để ý thấy đôi găng tay đấm bốc hoặc túi tập thể hình. Hãy bắt đầu trò chuyện dựa trên trải nghiệm của bạn.
    • Ví dụ, bạn hãy nói thế này, “Anh thích chiếc xe đạp của em! Anh cũng có chiếc xe giống vậy. Xe này năm nào vậy em?”
    • Bạn cũng có thể nói thế này, “Con cún của em mấy tuổi rồi? Anh cũng có nuôi một con cún ở nhà – chúng luôn đầy năng lượng!”
  8. 8

    Tôn trọng giới hạn tiếp xúc cơ thể. Tránh chạm vào ai đó mà bạn vừa mới gặp trừ khi đó là tình huống cần thiết. Chẳng hạn, nếu bạn vừa được giới thiệu với ai đó, một cái bắt tay thân thiện là bình thường. Tuy nhiên, ôm nhau là điều không phổ biến. Có lẽ người khác cũng cảm thấy khó chịu nếu bạn đứng quá gần hay chen lấn với họ.

    • Thậm chí nếu bạn đang cố gắng giúp đỡ ai đó, hãy hỏi ý kiến trước khi bạn chạm vào họ. Chẳng hạn, nếu nhìn thấy ai đó vấp ngã, bạn hãy hỏi thế này, “Em có cần anh đỡ dậy không? Anh có thể nắm tay em không?”
  9. Một số người lạ sẽ vui vẻ nói chuyện với bạn trong khi những người khác không thích. Nếu ai đó thể hiện rõ rằng họ không hứng thú nói chuyện, tránh xa bạn, hoặc trả lời bạn cộc lốc, có lẽ bạn nên rời đi. Thay vào đó, hãy thử bắt chuyện với ai đó khác.
    • Bạn có thể cảm ơn người đó đã dành thời gian cho bạn và rời khỏi. Quảng cáo
  1. Hầu hết mọi người tham gia sự kiện xã hội đều có thời gian vui vẻ. Bạn sẽ có nhiều cơ hội để nói chuyện với những người mà hầu như đều sẵn sàng trò chuyện với nhau. Thử hoà nhập và tìm ai đó mà bạn muốn nói chuyện trực tiếp.
    • Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy nhiều cơ hội giao tiếp. Hãy bắt chuyện với ai đó mà họ cũng chú ý đến bạn và mang lại cho bạn cảm giác thoải mái.
  2. Có một người bạn chung sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn trong một bữa tiệc hoặc sự kiện. Nếu bạn quen biết ai đó, hãy nhờ họ giới thiệu bạn với một người lạ và nói cho bạn biết một chút thông tin về họ. Điều này có thể làm tan bầu không khí e dè lúc ban đầu và giúp bạn ‘tiếp cận’ người dự tiệc khác. Bạn có thể hỏi người đó xem họ quen biết và gặp gỡ người bạn của bạn như thế nào.
    • Chẳng hạn, người bạn chung có thể nói thế này, “Lan này, đây là Hương. Hai cậu đều thích chạy xe đạp địa hình nên tớ nghĩ là hai cậu nên gặp nhau”.
  3. Bản thân sự kiện xã hội tạo ra khởi đầu thuận lợi cho những cuộc trò chuyện. Hãy hỏi ai đó rằng làm thế nào mà họ biết đến sự kiện và họ có quen ai ở đó không. Bạn cũng có thể hỏi những câu hỏi liên quan đến sự kiện như, “Em có biết sự kiện bắt đầu lúc mấy giờ không?” hoặc, “Khi nào thì người phát biểu sẽ xuất hiện vậy em? Đây là lần đầu tiên anh đến đây”.
    • Tiến đến bên ai đó và hỏi thế này, “Sao em biết đến buổi tiệc này?” hoặc, “Không dễ để được mời đến dự buổi tiệc này. Em quen ai ở đây vậy?”
  4. Lý do mà người ta gặp nhau để ăn uống là bởi vì đồ ăn dễ dàng mang mọi người lại gần nhau. Nếu bạn đang có mặt ở một sự kiện xã hội và muốn nói chuyện với ai đó, hãy làm quen với họ ở gần khu vực để đồ ăn hoặc xin ngồi (hoặc đứng) gần với họ khi cùng nhau thưởng thức món ăn. Bạn sẽ dễ dàng bình luận về món ăn và bắt đầu trò chuyện về đề tài này. Hỏi ai đó xem họ có muốn uống gì không và đi lấy nước giúp họ hoặc đứng gần họ ở dãy bàn để đồ ăn và bắt đầu nói chuyện về món ăn.
    • Chẳng hạn, bạn có thể nói thế này, “Anh thật sự thích đồ uống này. Em nghĩ nó thế nào?”
    • Bạn cũng có thể nói thế này, “Chà, em ăn bánh mì chưa? Anh nghĩ em nên dùng một miếng. Theo em thì họ dùng gia vị gì?”
  5. Nếu bạn thấy một vài người bắt đầu chơi trò chơi hoặc một hoạt động nào đó, hãy xin tham gia. Gia nhập vào một nhóm ít người hơn có thể mang lại cho bạn cảm giác dễ chịu và giúp bạn trò chuyện với một người nào đó dễ dàng hơn.
    • Chẳng hạn, nếu mọi người đang cùng nhau xem tivi hoặc video clip, hãy tham gia với họ. Sau đó, bạn có thể hỏi một người thế này, “Em thường xem những chương trình truyền hình nào?” và tìm những điểm chung để trò chuyện. Quảng cáo
  1. Nếu ai đó dường như đang lạc đường và bạn biết rõ khu vực đó, hãy chủ động chỉ đường cho họ. Giúp đỡ người khác không chỉ là một việc tử tế mà nó còn có thể mở ra cơ hội để trò chuyện. Có lẽ bạn và người đó đi cùng đường và có thể đi bộ cùng nhau.
    • Dù ai đó đang bị lạc hoặc cần bạn xách giúp những món hàng tạp hóa, hãy sẵn sàng giúp đỡ họ. Việc này có thể tạo ra cơ hội để làm quen với bạn mới.
  2. Nếu bạn sống ở một thành phố lớn hoặc nơi nào đó có nhiều du khách, một cách tuyệt vời để bắt chuyện là hãy hỏi xem họ từ đâu đến. Biết về câu chuyện của một người nào đó đến để định cư hoặc đi du lịch luôn là một việc thú vị và là một ý hay để bạn có thể bắt đầu trò chuyện.
    • Chẳng hạn, nếu bạn đang ở một buổi hoà nhạc, hãy hỏi người bên cạnh xem họ từ đâu đến. Có thể họ đã đi một quãng đường dài để đến đó hoặc họ tình cờ có mặt ở đó.
  3. Sự hài hước là một trong những cách dễ dàng nhất để kết nối với mọi người, nhất là với những người lạ. Người ta có xu hướng cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi họ cười. Hãy chỉ ra điều gì đó thú vị xảy ra xung quanh bạn và chia sẻ trải nghiệm với một người nào đó mà bạn chưa quen biết.
    • Nói một câu nói đùa, một lời bình luận, hoặc chỉ cho họ điều gì đó thú vị mà bạn đã phát hiện.
  4. Nếu bạn đang ở một nơi công cộng có nhiều người, hãy tham gia vào một hoạt động hoặc gia nhập với với một nhóm người. Chẳng hạn, nếu có một nhóm đang đánh trống, hãy tham gia và cùng nhau chơi nhạc. Nếu bạn gặp một người biểu diễn trên đường phố, hãy dừng lại và xem cùng với những người khác. Không chỉ đây là một trải nghiệm thú vị, mà nó còn giúp bạn và những người xem đến gần nhau hơn. Hãy bắt đầu nói chuyện về trải nghiệm chung đó.
    • Tham dự những buổi hoà nhạc và lễ hội miễn phí. Hãy tìm hiểu các sự kiện diễn ra trong cộng đồng và có mặt ở đó nhằm gặp gỡ mọi người. Quảng cáo
  • Khi gặp ai đó trong một môi trường chuyên nghiệp, trước hết hãy cố gắng nói chuyện liên quan đến công việc và trình độ chuyên môn. Đừng quá thân thiết với họ trước bởi vì như vậy sẽ khiến bạn trông thiếu chuyên nghiệp, nhất là trong môi trường làm việc. Hãy nói chuyện về công việc và bất cứ điều gì quen thuộc với bạn.
  • Chẳng hạn, bạn có thể nói thế này, “Chúng ta làm cùng một dự án. Xin chào, tôi là Nam”.
  • Nếu bạn để ý ai đó làm việc hiệu quả, hãy khen họ. Nếu bạn đồng ý với ai đó, hãy thẳng thắn nói ra. Nếu bạn đang tham dự một cuộc họp, hãy trò chuyện với người đó sau buổi họp để thể hiện sự đồng tình của mình hoặc thảo luận thêm về chủ đề.
  • Chẳng hạn, hãy nói thế này, “Anh đánh giá cao bài thuyết trình của em. Anh dễ cảm thấy chán, nhưng mà bài thuyết trình của em rất thú vị và mang lại nhiều thông tin. Em tìm nguồn video ở đâu vậy?”
  • 3 Xin lời khuyên. Nếu bạn biết người đó là chuyên gia trong một lĩnh vực, hãy xin họ thông tin hoặc lời khuyên hữu ích. Hầu hết mọi người đều thích chia sẻ kiến thức với người khác, và hài lòng khi người khác quan tâm đến việc làm của họ.
  • Chẳng hạn, bạn có thể nói thế này, “Chà, em thật sự biết nhiều về chỉnh sửa hình ảnh. Em có thể gợi ý giúp anh vài phần mềm thích hợp cho người mới bắt đầu không?”

Có một vài đề tài bị xem là khiếm nhã hay khó chịu khi nói với một người lạ, nhất là trong môi trường chuyên nghiệp. Ví dụ, đừng tiếp cận một phụ nữ và bình luận về việc mang thai của cô ấy. Tránh xa chủ đề liên kết chính trị, tôn giáo, ngoại hình (bao gồm cân nặng) hoặc tiết lộ thông tin cá nhân quá mức (ví dụ, bạn vừa ly hôn hay ông chú của bạn vừa qua đời). Duy trì cuộc trò chuyện trung lập và không tranh luận.