Làm dấm chuối như thế nào

Giấm chuối là một trong những loại giấm hoa quả, có vị chua thanh nhẹ, đem pha nước chấm hoặc trộn gỏi đều rất ngon, không đem lại vị gắt. Theo nghiên cứu, việc ăn món được làm từ giấm chuối sẽ giúp cho cơ thể có thể hấp thu được những dưỡng chất như canxi, vitamin C có trong các loại thực phẩm khác rất tốt. Không những thế, ăn giấm còn giúp ức chế sự hình thành của chất nitrosamine, đây là chất có khả năng gây ung thư. Tự làm giấm chuối ở nhà vừa sạch, ngon lại rất an toàn cho sức khỏe. 

Chị Bùi Phương (Hà Nội) rất thích món giấm chuối và nhiều năm nay, nhà chị đều tự làm món này để phục vụ cho việc nấu ăn. Chị chia sẻ, "Nhà Phương ăn giấm nhà làm quen rồi, giấm mua ngoài nếu không phải là giấm pha axit thì cũng cảm thấy vị chua rất gắt. Bố chồng Phương thường làm giấm chuối, vị chua nhẹ và mùi siêu thơm luôn. Công thức rất đơn giản, ai cũng có thể tự làm được tại nhà".

Làm dấm chuối như thế nào

Mai cuối tuần, mẹ đảm gợi ý làm 5 món tuyệt ngon, chị em mong đến ngày nghỉ để nấu

Với những gợi ý này chị em tha hồ nấu nướng toàn món ngon cho cả nhà mà đỡ phải nghĩ cuối tuần ăn gì cho hấp dẫn.

Cách làm dấm chuối từ những trái chuối chín tự nhiên, không hoá chất tại nhà sẽ giúp bạn có được những hũ giấm thơm, ngon mà không hại sức khoẻ. Để làm dấm chuối, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu và tiến hành theo các bước của kênh cẩm nang Ameovat.com như sau

Mục lục

  • Nguyên liệu làm dấm chuối
  • Cách làm dấm chuối
    • Bước 1: Làm nước dấm cái
    • Bước 2: Canh nước dấm
    • Bước 3: Chiết dấm và nuôi dấm mới
    • Bước 4: Nuôi dấm lần 3 và bảo quản dấm
  • Một số mẹo nhỏ khi làm dấm chuối

Làm dấm chuối như thế nào

Dấm chuối

Nguyên liệu làm dấm chuối

  • Chuối chín: 5 – 7 trái
  • Dừa xiêm tươi: 1 trái
  • Đường cát trắng: 100 gram
  • Rượu gạo: 100 ml
  • Nước lọc đun sôi để nguội: 5 lít
  • Hũ đựng dấm: 1 hũ có thể tích từ 6 – 7 lít

Làm dấm chuối như thế nào

Nguyên liệu làm dấm chuối – làm dấm chuối

  • Cách làm dấm táo mèo
  • Cách làm giấm táo

Cách làm dấm chuối

Bước 1: Làm nước dấm cái

Chuối chín: Bóc vỏ chuối sau đó bổ đôi chuối theo chiều dọc. Trong trường hợp quả chuối không quá lớn, bạn có thể để nguyên cả quả.

Dừa xiêm tươi: Chặt vỏ và chiết lấy nước dão dừa.

Chuẩn bị xong các nguyên liệu trên, bạn bắt đầu xếp chuối vào hũ thuỷ tinh theo chiều dọc của quả. Cách làm này sẽ giúp chuối không bị nổi khi đổ nước ngâm.

Tiếp theo, bạn đổ lần lượt vào hũ ngâm nước dừa tươi + rượu gạo + nước sôi để nguội sao cho nước bằng 8/10 chiều cao của bình. Đổ nước ngâm xong, bạn đậy chặt nắp hũ và để hũ vào nơi khô, thoáng, tránh côn trùng và ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Làm dấm chuối như thế nào

Ngâm nước dấm cái – cach lam dam chuoi

Bước 2: Canh nước dấm

Ngâm hũ dấm đã tạo trong thời gian từ 50 – 60 ngày. Lúc này, bạn sẽ nhìn thấy ở trên bề mặt của bình sẽ có lớp váng màu trắng đục. Dân gian gọi lớp váng này là con dấm. Càng để lâu, con dấm này càng lớn và dày thêm lên.

Khi nước dấm cái bắt đầu có con dấm cũng là lúc nước dấm bắt đầu có được vị chua. Con dấm càng lớn, nước dấm càng chua. Do vậy càng gần đến ngày kiểm tra dấm, bạn phải chú ý để đảm bảo nước dấm đạt được độ chua vừa phải.

Làm dấm chuối như thế nào

Con dấm – cách làm dấm chuối

Bước 3: Chiết dấm và nuôi dấm mới

Sau khi nước dấm đã đạt được độ chua theo ý, bạn tiến hành chiết nước dấm ra một hũ riêng. Khi chiết, cần đảm bảo con dấm vẫn được giữ nguyên trong hũ nuôi cũ, không bị vỡ hay chảy ra ngoài.

Giữ lại xác chuối trong hũ dấm ban đầu. Pha nước lọc đun sôi để nguội với 100 gram đường cát theo tỉ lệ 1 đường: 6 nước. Khuấy tan nước đường rồi lại đổ vào hũ ngâm với lượng nước cũng bằng 8/10 thể tích bình.

Thời gian nuôi dấm mới này sẽ nhanh hơn hũ đầu tiên. Lúc này, nước ngâm mới sẽ tạo ra con dấm mới, kết hợp cùng con dấm cũ nên con dấm sẽ rất lớn. Khi dấm đã đạt được độ chua mong muốn, bạn lại chiết nước dấm riêng ra.

Làm dấm chuối như thế nào

Chiết lấy nước dấm – cách làm dấm chuối

Bước 4: Nuôi dấm lần 3 và bảo quản dấm

Chiết dấm: Chiết lấy nước dấm lần 2 xong, bạn dùng một chiếc thìa nhỏ hớt bớt con dấm ra ngoài để con dấm không chiếm hết diện tích. Tiến hành pha nước đường và đổ vào hũ ngâm tương tự như bước 3.

Trong lần nuôi thứ ba này, dấm sẽ mau hơn rất nhiều hai lần trước. Dấm nuôi xong, bạn chắt lấy nước dấm và bỏ đi phần xác chuối, con dấm đã có.

Bảo quản dấm: Dấm sau khi được tách chiết thành công, bạn cần lọc qua lớp vải mịn sạch để loại bỏ những con dấm còn sót lại. Lọc xong, bạn có thể dùng dấm để sử dụng ngay, trực tiếp mà không phải thông qua thêm một khâu nào nữa.

Trường hợp dấm nhiều và bạn muốn bảo quản, cho dấm đã nuôi vào một chiếc nồi nhỏ rồi đun sôi. Dấm nguội, bạn cho dấm vào chai bảo quản rồi dậy kín nắp lại.

Làm dấm chuối như thế nào

Dấm chuối – cach lam dam chuoi

  • Cách làm đào ngâm
  • Cách ngâm sấu

Một số mẹo nhỏ khi làm dấm chuối

Chọn chuối: Nên chọn những quả chuối sứ để làm dấm bởi chuối sứ có được độ ngọt, thơm tự nhiên hơn các giống chuối khác. Chuối để làm dấm cần chín vừa tới, không được xanh nhưng cũng không được nẫu.

Nuôi dấm: Để dấm lên men nhanh thì khi nuôi dấm, nên đậy nắp hũ bằng vải thoáng nhưng vẫn kín để cho không khí lọt vào. Như vậy, con dấm sẽ mau lên hơn và dấm của bạn sẽ sớm được “thu hoạch”.

Làm dấm xong, bạn cần bảo quản dấm tại nơi khô, thoáng. Nên để những hũ dấm đã được vào bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

Cách làm dấm chuối tại nhà tuy hơi lâu song về chất lượng, bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Vì vậy, bạn đừng tiếc thời gian ban đầu thực hiện để có được thành phẩm dấm chuối thơm ngon phục vụ cho bữa ăn gia đình nhé.

Chuyên mục nội trợ nấu ăn ngon trên kênh cẩm nang đời sống gia đình Ameovat.com chúc các bạn thực hiện thành công.