Lãi suất nghĩa là gì

Lãi suất là một công cụ chính sách tiền tệ quan trọng có những tác động trực tiếp lên nền kinh tế. Hiểu rõ về lãi suất và việc tính lãi suất sẽ giúp chúng ta có thể đưa ra những quyết định sáng suốt cho việc đầu tư hay kinh doanh. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức căn bản nhất về lãi suất là gì? Phân loại lãi suất và công thức tính lãi suất phổ biến. Cùng Luận Văn 99 tìm hiểu nhé! 

Khái niệm lãi suất là gì?

Lãi suất [Interest Rate] là tỷ lệ phần trăm mà người cho vay tính trên số tiền họ đã cho vay. Về cơ bản, lãi suất là chi phí của việc vay tiền. Khi một người, ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác cho vay tiền, họ thường mong đợi được bù đắp cho khoản tiền bị mất trong thời gian cho vay. Bởi vì họ có thể sử dụng số tiền đó cho việc khác, chẳng hạn như mua sắm, chi tiêu cho mục đích cá nhân hoặc đầu tư để kiếm nhiều tiền hơn. Khoản bồi thường đó được gọi là lãi suất và lãi suất là bao nhiêu sẽ đến hạn cho mỗi kỳ của khoản vay.

Hiểu theo cách thông dụng, tỷ lệ phần tăng lên thêm so với số tiền gốc ban đầu gọi là lãi suất. Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người sử dụng vốn phải trả cho người sở hữu vốn. Lãi suất được thể hiện bằng phần trăm trên vốn gốc, thường được tính theo năm hoặc các kỳ hạn như 3 tháng, 6 tháng…


Khái niệm lãi suất là gì?

Bạn chuẩn bị phải thực hiện đề tài luận văn, luận văn thạc sĩ nhưng chưa có kinh nghiệm hoặc không có thời gian? Bạn đang thực hiện đề tài nhưng gặp vấn đề khó giải quyết? Đừng lo lắng, tham khảo Dịch vụ viết luận văn thạc sĩ thuê tại Luận Văn 99

Các phân loại về lãi suất cơ bản

Dựa trên các tiêu thức khác nhau, lãi suất có nhiều dạng khác nhau. Các dạng chính của nó bao gồm lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãi suất đơn và lãi suất kép, lãi suất ngắn hạn, lãi suất dài hạn… Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về các tiêu thức phân loại lãi suất cũng như các dạng lãi suất thông dụng.

Căn cứ vào thời hạn của quan hệ tín dụng

Lãi suất ngắn hạn là tỷ lệ mà các khoản vay ngắn hạn được thực hiện giữa các tổ chức tài chính hoặc tỷ lệ của chứng khoán nợ được phát hành bởi các chính phủ ngắn hạn được phát hành hoặc mua bán trên thị trường. Lãi suất ngắn hạn nói chung là mức trung bình của lãi suất hàng ngày, được tính bằng phần trăm. Lãi suất được tính khi thời hạn cho vay dưới 12 tháng, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, nhu cầu thanh khoản của doanh nghiệp.

Thời hạn cho vay từ 3 năm trở lên. Lãi suất dài hạn là một trong những yếu tố quyết định đến việc đầu tư kinh doanh bởi các khoản vay dài hạn sẽ đáp ứng cho nhu cầu nguồn vốn cố định của doanh nghiệp. Lãi suất dài hạn thấp khuyến khích đầu tư vào thiết bị mới và ngược lại lãi suất dài hạn cao không khuyến khích điều đó. Cùng với đó, đầu tư lại là một nguồn chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn là gì?

Căn cứ vào tính chất ổn định của lãi suất

Chỉ các loại lãi suất được quy định một cách cố định trong suốt thời hạn vay. Ưu điểm của loại lãi suất này là số tiền lãi trong tương lai đã được cố định nên người vay có thể tính toán được. Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là bị ràng buộc vào một mức lãi nhất định trong một khoảng thời gian mặc dù lãi suất trên thị trường luôn biến động.

Là lãi suất được quy định là có thể thay đổi lên xuống theo lãi suất thị trường trong thời hạn tín dụng. Lãi suất thả nổi luôn tồn tại cả rủi ro lẫn lợi nhuận. Khi lãi suất tăng lên, người đi vay bị thiệt hại so với lãi suất cố định nên người cho vay sẽ được lợi. Ngược lại, khi lãi suất thị trường giảm xuống, người cho vay bị thiệt hại và người đi vay sẽ được lợi.


Lãi suất cố định và lãi suất thả nổi là gì?

Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất

Lãi suất danh nghĩa đề cập đến tỷ lệ lãi suất trước khi điều chỉnh theo lạm phát. Lãi suất danh nghĩa ngắn hạn do các ngân hàng trung ương ấn định. Các mức lãi suất này là cơ sở cho các mức lãi suất khác mà các ngân hàng và các tổ chức khác tính cho người tiêu dùng. Các ngân hàng trung ương có thể quyết định giữ lãi suất danh nghĩa ở mức thấp để thúc đẩy hoạt động kinh tế. Lãi suất danh nghĩa thấp khuyến khích người tiêu dùng vay nhiều hơn và tăng chi tiêu của họ.

Là lãi suất đã được điều chỉnh để loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát để phản ánh chi phí thực tế của các khoản tiền cho người đi vay và lợi tức thực tế cho người cho vay. Lãi suất thực của một khoản đầu tư được tính bằng số tiền mà lãi suất danh nghĩa cao hơn tỷ lệ lạm phát.

Sự liên hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế được thể hiện qua phương trình sau:

Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát

=> Lãi suất thực phản ánh chính xác khoản thu nhập thực tế từ tiền lãi mà người cho vay nhận được cũng như chi phí thực của việc vay tiền. Từ đó đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn. Lãi suất thực được dùng để đánh giá biến động của các biến số vĩ mô trong điều hành chính sách tiền tệ.

Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế là gì?

Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng

Căn cứ theo chủ thể trong quan hệ tín dụng, có 2 loại lãi suất cơ bản như sau:

Là lãi suất áp dụng khi các doanh nghiệp cho nhau vay dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Lãi suất này không ghi cụ thể trên hợp đồng và phụ thuộc vào thời hạn, cung-cầu hàng hóa mua bán chịu và quan hệ tín nhiệm giữa các doanh nghiệp với nhau.

Là lãi suất được áp dụng trong quan hệ giữa ngân hàng với công chúng và doanh nghiệp trong việc thu hút tiền gửi và cho vay giữa các hoạt động tái cấp vốn của ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng thương mại và trong quan hệ giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường liên ngân hàng.

Căn cứ vào các đo lường lãi suất

Dựa theo các đo lường lãi suất, có 2 loại lãi suất sau:

Là việc tính lãi dựa trên số vốn gốc, không tính trên số lãi do vốn gốc sinh ra. Lãi suất đơn được sử dụng trong các nghiệp vụ tài chính ngắn hạn [Thời gian thanh toán dưới 1 năm và chỉ có 1 kỳ thanh toán] do đó khá đơn giản trong việc tính toán.

Là việc tính lãi bằng cách cộng dồn lãi kỳ trước vào vốn để tính lãi cho kỳ tiếp theo hay còn được gọi là “Lãi mẹ đẻ lãi con”. Đây là phương pháp được sử dụng trong các nghiệp vụ tài chính dài hạn.

Sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại lãi suất đơn và lãi suất kép là lãi suất đơn giản chỉ được trả trên tiền gốc, trong khi lãi suất kép được trả trên tiền gốc cộng với tất cả các khoản lãi đã thu được trước đó. Trên thực tế, lãi suất đơn hiếm khi được sử dụng. Khi bạn gửi tiền vào một tài khoản chịu lãi suất, hoặc rút một hạn mức tín dụng, tiền lãi tích lũy sẽ được cộng vào tiền gốc, và việc tính lãi tiếp theo được thực hiện trên cả gốc và lãi. Tiền lãi có thể được cộng gộp tại bất kỳ khoảng thời gian nào, nhưng các khoảng thời gian tính lãi kép phổ biến nhất là hàng năm, hàng quý, hàng tháng và hàng ngày.

Sự khác biệt của lãi suất đơn và lãi suất kép là gì?

Bài viết cùng chuyên mục:

➢ Danh sách đề tài luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng tiêu biểu 2021

Các công thức tính lãi suất phổ biến

Công thức tính lãi đơn

Loại lãi này được tính trên số tiền gốc hoặc số tiền gốc của khoản vay. Công thức tính lãi đơn của một kỳ hạn sẽ được tính theo công thức sau: 

I₁ = I₂=…..= Iₙ = C₀ × I

Tổng số tiền cả gốc lẫn lãi:

Cₙ = C₀ + C₀ × I × n

Trong đó:

C₀: số vốn ban đầu cho vay

I: Lãi suất

C₁, C₂,…., Cₙ: Tổng số tiền nhận được cuối mỗi kỳ.

I₁, I₂, ….,Iₙ  : Tiền lãi thu được trong các kỳ.

n: số thời kỳ tính lãi.

Ví dụ:

Nếu lãi suất đơn giản là 5% đối với khoản vay 1.000$ trong thời hạn 4 năm, tổng số lãi đơn giản sẽ là: 5% x 1.000$ x 4 = 200$.

Công thức tính lãi kép

Lãi kép [còn được gọi là lãi gộp] không chỉ được tính trên cơ sở số tiền gốc mà còn tính trên lãi tích lũy của các kỳ trước. Công thức tính số tiền lãi và tổng số tiền nhận được mỗi kỳ như sau:

I₁ = C₀ × I => C₁ = C₀ + I₁ = C₀ + C₀ × I= C₀ [1 + I]

I₂ = C₁ × I => C₂ = C₁+ I₂ = C₀ [1 + I]²

Tổng quát:

Cₙ = C₀ [1 + I]ⁿ

Ví dụ: Một người gửi tiết kiệm 10.000.000 VND với lãi suất là 1% / tháng, thời hạn gửi tiết kiệm là 3 tháng. Tính số tiền lãi mà người đó nhận được mỗi tháng và tổng số tiền nhận sau 3 tháng.

Áp dụng công thức tính lãi kép, ta được tổng số tiền nhận được sau 3 tháng là: 

10.000.000 x [1 + 1%]³ =10303010 VND

Công thức tính lãi suất tiết kiệm tích lũy

Tức là số tiền nhất định mà mỗi tháng gửi 1 lần vào thời gian cố định.

Coi mỗi tháng khách hàng gửi tiền vào ngân hàng số tiền là A với lãi suất kép là I%/tháng thì số tiền khách hàng nhận được cả vốn lẫn lãi sau n tháng là Cₙ với công thức sau:

Cₙ =  [ [1+I]ⁿ - 1] [1 + I]

Lãi suất tiền gửi ngân hàng và rút tiền gửi hàng tháng

Gửi ngân hàng với số tiền là A đồng với lãi suất là I%/tháng, mỗi tháng vào ngày ngân hàng tính lãi, rút ra số tiền là X đồng. Công thức tính số tiền còn lại sau n tháng sẽ là:

Cₙ = A [1 + I]ⁿ - X

Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường là gì?


Vai trò của lãi suất là gì?

Thứ nhất, mặt bằng lãi suất ảnh hưởng đến tích lũy vốn trong nền kinh tế và tiềm năng tăng trưởng kinh tế. Lãi suất cân bằng là tỷ lệ đảm bảo rằng tích lũy tư bản tương ứng với tiết kiệm trong nền kinh tế. Điều này dẫn đến tiềm năng sản lượng theo thời gian đáp ứng nhu cầu mà không tạo ra áp lực trong nền kinh tế.

Thứ hai, lãi suất trong ngắn hạn và trung hạn sẽ góp phần ổn định lạm phát, ổn định sản xuất. Đồng thời, về lâu dài, nó cũng sẽ góp phần vào trạng thái cân bằng trên thị trường vốn thực. Tích lũy vốn theo thời gian tương ứng với tiết kiệm. Để đạt được điều này, theo thời gian lãi suất thực không được chênh lệch đáng kể so với tỷ suất sinh lợi trên vốn thực. Những sai lệch đáng kể có thể làm phát sinh những biến động không mong muốn trên thị trường vốn thực không có cơ sở về các nguyên tắc cơ bản về kinh tế.

Lãi suất là một loại giá cả đặc biệt, được sử dụng như một yếu tố đòn bẩy cho các mục tiêu khác nhau của nền kinh tế. Việc điều chỉnh và đưa ra chính sách lãi suất phù hợp với từng thời kỳ khác nhau sẽ phát huy được tính hiệu quả của chính sách lãi suất nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, khuyến khích mở rộng sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Trên góc độ vĩ mô, lãi suất trở thành công cụ điều tiết nền kinh tế, lãi suất thị trường được quyết định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường. Đến lượt nó, lãi suất tác động trở lại với các hành vi tiêu dùng, đầu tư từ đó tác động lên tổng cầu trên thị trường.

Trong giai đoạn đang phát triển của một nền kinh tế, lãi suất có xu hướng tăng do cung cầu về quỹ cho vay tăng lên. Ngược lại, vào thời kỳ suy thoái, lãi suất có xu hướng giảm xuống. Một chính sách lãi suất phù hợp là điều cần thiết cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc khái niệm về lãi suất là gì, cách phân loại cũng như các công thức tính lãi suất thường gặp nhất và ảnh hưởng của lãi suất đến nền kinh tế. Hy vọng rằng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn đọc trong cuộc sống, công việc cũng như trong học tập. Đừng quên chia sẻ bài viết đến mọi người nhé!

Video liên quan

Chủ Đề