Chất liệu may mặc sở trường của người việt là gì

Năm bộ sưu tập thời trang giống như đang hiện thức hóa giấc mơ trở thành những công chúa xinh đẹp, duyên dáng cho những em bé. Các thiết kế đã mang đến những điều đẹp đẽ cho tâm hồn trẻ thơ. Sợi thun bọc chỉ

Tuần lễ thời trang Trẻ em Việt Nam Xuân Hè 2019 – Vietnam Junior Fashion Week 2019mùa thứ 8 vừa khép lại vào chiều hôm qua [ngày 07/04] với những thiết kế ấn tượng của 5 thương hiệu: Amirabel, Văn Thành Công, Lionel, Hà Nhật Tiến và Trần Hùng

Năm bộ sưu tập giống như 5 giấc mơ cổ tích dành cho các em nhỏ được hiện thực hóa trên sàn diễn thời trang.

Vẻ đẹp của các loài hoa

Đảm nhận vai trò mở màn cho ngày diễn bế mạc, thương hiệu Amirabel đã mang đến bộ sưu tập cùng tên “Amirabel” lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của các loài hoa. Sự xuất hiện của mẫu lai Alex - Á hậu 1 của cuộc thi Hoa hậu nhí thế giới được tổ chức tại Hy Lạp vào tháng 10 vừa qua cũng là bất ngờ thú vị dành cho khán giả.

Với màu sắc chủ đạo là những gam màu pastel nhẹ nhàng như hồng, trắng, vàng, xanh… kết hợp trên chất liệu mỏng, nhẹ bồng bềnh như lưới, ren, chiffon… cùng với những họa tiết trang trí hoa lá được đính kết tỉ mỉ, tạo hiệu ứng 3D bắt mắt, “Amirabel” đã góp phần giúp cho các bé gái trở thành những nàng công chúa xinh đẹp và đáng yêu trong không gian ngập hoa anh đào của sàn diễn.

Những thiên thần trên bầu trời hát ca

Lần đầu tiên thử sức mình ở lĩnh vực thời trang trẻ em, nhà thiết kế Văn Thành Công đã mạnh dạn bước ra khỏi sở trường áo dài để tạo nên bộ sưu tập “The Little Angel,” là các thiết kế váy công chúa nhẹ nhàng bay bổng, mang đến hình ảnh những thiên thần nhỏ xinh xắn, đáng yêu.

Đặc biệt, vì yêu thích những thiết kế của Văn Thành Công, cựu siêu mẫu Xuân Lan đã cùng con gái sải bước trong vai trò catwalk. Diện một thiết kế váy trắng được nhà thiết kế trẻ đính kết khá cầu kỳ, Xuân Lan đùa rằng đây như… chiếc váy cưới cô dâu và hạnh phúc nhất là mình đang sải bước cùng con gái yêu dưới những cánh hoa anh đào tuyệt đẹp.

Bộ sưu tập được Văn Thành Công lấy ý tưởng từ những thiên thần trên bầu trời ca hát và nhảy múa quanh các vì sao lung linh, huyền diệu. Các tông màu trong các thiết kế chuyển động từ trắng sang vàng, rồi cam đến đỏ, qua xanh rồi đến đen như những dải màu của cầu vồng.

Sử dụng chất liệu lụa là, tơ voan, oganza và lưới thủy tinh được đính kết ngọc trai và pha lê, những phom dáng trong bộ sưu tập như những cánh hoa, bông tuyết hay những đám mây bồng bềnh trên bầu trời.

Những sắc màu Hè rực rỡ

Lionel, thương hiệu thời trang trẻ em cao cấp chuyên sản xuất cho các thương hiệu lớn tham dự Tuần lễ thời trang Trẻ em Việt Nam mùa 8 với “Active Summer.” Bộ sưu tập có nhiều màu sắc khác nhau, mang phong cách thể thao và cá tính dành cho bé trai và những bộ cánh dễ thương, năng động cho các bé gái.

Chất liệu cũng là điều mà thương hiệu thời trang ứng dụng Lionel đặt lên hàng đầu với các loại vải thun 100% cotton mát và thấm hút mồ hôi cùng các loại chất liệu xô, boy, kaki và jean tạo sự năng động, phóng khoáng.

Lãng mạn sắc trắng

Là cái tên đã từng “oanh tạc” tại nhiều show diễn thời trang trong và ngoài nước, Hà Nhật Tiến bất ngờ xuất hiện tại Tuần lễ thời trang Trẻ em Việt Nam mùa này và mang đến những thiết kế độc đáo cho người mẫu nhí với tông màu trắng chủ đạo.

Ở lần hợp tác đầu tiên, Hà Nhật Tiến trình làng bộ sưu tập “Le Blanc” cùng câu chuyện kể về màu trắng. Với Hà Nhật Tiến, màu trắng đại diện cho sự thuần khiết, đó cũng là màu sắc tượng trưng cho thế giới của trẻ thơ: trong sáng, thuần khiết nhưng luôn tràn đầy hiếu kỳ với mọi thứ quanh mình.

Bộ sưu tập vẽ nên thế giới màu trắng với nhiều sắc độ khác nhau, cách sử dụng nhiều chất liệu kết hợp trên cùng một trang phục là phản ánh thế giới trẻ thơ luôn có cách nhìn mọi thứ theo cách riêng của mình nhưng đầy thú vị. Những thiết kế kết hợp đối nghịch phong cách streetwear cùng trường phái lãng mạn.

Giấc mơ cổ tích

Trở về từ sau show diễn Chanel, người mẫu Thùy Trang bất ngờ kết đôi cùng Hương Ly – Quán quân Vietnam Next Top Model 2015 làm vedette cho bộ sưu tập "Petite Princesse" của Trần Hùng tại sự kiện.

Xuất hiện cạnh các mẫu nhí Anh Thư và bé Thỏ, Thùy Trang và Hương Ly như những người chị đại diện cho thế hệ đi trước nhằm kết nối và truyền lửa cho những thế hệ sau.

Bộ sưu tập "Petite Princesse" của nhà thiết kế Trần Hùng có màu sắc chủ đạo là các tông màu pastel hồng, xanh, đỏ, vàng... trên chất liệu lụa organza, tulle, chiffon… với phom dáng nhẹ nhàng, bay bổng.

Đối với nhà thiết kế Trần Hùng, tất cả những bé gái sinh ra luôn xinh đẹp và đáng yêu, và anh muốn thiết kế của mình sẽ giúp cho các bé hiện thực hóa giấc mơ trở thành những nàng công chúa bé nhỏ, sống trong giấc mơ cổ tích./.

Theo nguồn Kinh Tế

Tandtvietnam luôn cung cấp các sản phẩm chất lượng uy tín hàng đầu Việt Nam như : Dây Ribbon, Dây Viền, Dây thun kẹp, ..... Cảm ơn quý khách hàng đã ủng hộ Tandtvietnam trong nhiều năm qua. 

Mỗi một dân tộc, mỗi một quốc gia trên thế giới đều có cách ăn mặc khác nhau. Điều đó là đại biểu cho tính cách, phẩm chất của dân tộc đó, là nét đẹp văn hóa đặc trưng cho mỗi một dân tộc. Từ xưa, ông cha ta đã biết chọn lọc chất liệu để dệt vải, chọn những thứ từ thiên nhiên để nhuộm chúng tạo thành nhiều màu sắc phong phú. Theo chiều dài lịch sử phát triển của đất nước, các trang phục và cách ăn mặc của người Việt đã có những điểm nhấn và thay đổi đáng kể.

[Ảnh qua Hinhanhvietnam.com]

Người Việt xưa chú trọng từ cách đi đứng, ăn nói đến trang phục một cách kỹ lưỡng và tinh tế. Bởi người xưa quan niệm làm người phải học từ những thứ tưởng chừng đơn giản nhất như “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Họ rất coi trọng việc giáo dục con trẻ từ khi còn nhỏ, tất cả đều phải học một cách cẩn thận và được rèn giũa. Việc vận trang phục của người xưa cũng dựa trên những giá trị đạo đức, lễ tiết của thời bấy giờ.

1. Cách ăn mặc của một người thể hiện sự giáo dục của gia đình

Người Việt vốn dĩ theo văn hóa Đông phương mang tính lễ giáo cao và sâu sắc, nên ngay từ nhỏ con cái đã được giáo dục từ cái nhỏ nhặt nhất như cách ăn, uống, đi đứng như thế nào cho đúng, mặc trang phục như thế nào và ra sao. Bởi ngoài việc bảo vệ thân thể và ứng phó với thời tiết thì điều này còn thể hiện tính thẩm mỹ và nét văn hóa của chủ thể.

Họ quan niệm cách ăn mặc phản ánh trình độ văn hóa, nội tâm của người mặc và cách giáo dục của gia đình. Nếu một đứa trẻ ăn nói không lễ phép, ăn mặc lôi thôi, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi hoặc hoàn cảnh thì sẽ bị đánh giá là đứa trẻ không có giáo dục. Do vậy ngoài việc hướng dẫn, định hướng con trẻ về văn hóa thì việc ăn mặc như thế nào cho đúng cũng được các gia đình Việt Nam xưa đặc biệt coi trọng.

2. Cách ăn mặc của một người thể hiện bản chất, tính cách

Người Việt xưa thường hay đánh giá tính cách, đạo đức của một người qua cách ăn mặc của họ. Việc mặc không chỉ để cho bản thân mình mà cũng chính là cách để tôn trọng người khác, để người khác nhìn vào và tôn trọng mình.

Ăn mặc nghiêm túc là gọn gàng, sạch sẽ chứ không cứ phải là đồ mới, đồ tốt. Người ăn mặc giản dị là người có “chiều sâu”. Người thích chưng diện rất nhiều khi là người nông cạn, muốn dùng bề ngoài che giấu cái yếu của mình. Cái mặc thể hiện rõ nét văn hóa. Dĩ nhiên, không thể nhìn bề ngoài mà đánh giá được toàn bộ một con người. Nhưng không thể phủ nhận rằng cách ăn mặc của một người phần nào phản ánh được tính cách và bản chất của người đó.

3. Trang phục phải phù hợp với những hoàn cảnh khác nhau

“Đông the, hè đụp”. “ Đi đâu nón cụ quai tơ – Chồng con không có, vất vơ thế này”. Những câu ca dao, tục ngữ trên cho thấy người xưa chú trọng việc ăn mặc nên phải đúng thời tiết, đúng mùa, đúng hoàn cảnh. Trang phục, đầu tóc phải thích hợp với địa điểm và hoàn cảnh. Ăn mặc có mục đích, rõ ràng và hợp lý. Đi lễ, hội hè thì mặc như thế nào, đi làm đồng mặc ra sao, đi học, ở trong nhà hay ra ngoài đường ăn mặc cũng khác nhau… chứ không thể tùy tiện đồ mặc trong nhà lại đi ra ngoài đường hay thích “đảo lộn” muốn mặc ra sao thì mặc. Đặc biệt đến những nơi tôn nghiêm như Đình, Chùa, Nhà thờ… thì càng phải ăn mặc một cách trang nghiêm và lịch sự, thể hiện là người có văn hóa và giáo dục.

[Ảnh qua Hinhanhvietnam.com]

Người xưa đặt nặng vấn đề trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh đến để ăn vận cho phù hợp. Nếu một người mặc rất đẹp, áo gấm lụa là nhưng lại đặt vào hoàn cảnh không phù hợp thì cũng không toát lên vẻ đẹp thật sự của nó.

4. Trang phục phải kín đáo, không được phô trương cơ thể

Người xưa coi trọng đức hạnh. Họ ăn mặc trang phục rộng rãi để không phô trương cơ thể. Họ quan niệm mặc bó sát người để nổi những bộ phận cơ thể người phụ nữ là không đúng đắn, không đoan trang. Hơn nữa con người ngày xưa gắn liền với việc làm đồng áng nên trang phục rộng rãi sẽ dễ giúp họ trong việc xắn, vận lên để làm ruộng, cấy lúa…

Người phụ nữ có chồng sẽ mặc khác với phụ nữ chưa chồng, hay phụ nữ góa chồng cũng mặc khác với phụ nữ đang có chồng. Tuy không phân biệt hay quy định rõ rệt nhưng phụ nữ xưa ý thức về việc ăn mặc cho đúng với hoàn cảnh của mình nên họ sẽ không chưng diện quá như thời con gái nếu như đã có chồng hoặc góa chồng. Họ luôn ý thức ăn mặc kín đáo để giữ đạo đức, phẩm hạnh của người phụ nữ. Họ thường mặc những trang phục đơn giản, không chuộng mốt, màu sắc không lòe loẹt… ấy vậy mà chúng ta vẫn thấy họ đẹp một cách sâu sắc và lạ thường.

5. Cách ăn mặc cũng thể hiện tầng lớp xã hội

Từ trước năm 1945 trang phục của người Việt mang đậm dấu ấn thời kỳ quân chủ truyền thống, được phân biệt theo tầng lớp xã hội. Có những loại vải cao cấp hoặc những màu sắc chỉ có Vua chúa, quan lại và những người trong Hoàng cung mới được mặc. Dân thường chủ yếu mặc đồ bằng vải gai, vải bông, đay, đũi… và các màu nâu, đen, màu của bùn đất, cây cối. Họ mặc áo dài, áo nâu sòng, áo tứ thân, vấn khăn mỏ quạ, đội nón quai thao, nón lá…

[Ảnh qua Hinhanhvietnam.com]

Quần áo thời xưa chủ yếu được nhuộm từ vỏ thân cây…do đời sống con người xưa gắn liền với nông nghiệp. Nên quan điểm về ăn mặc của người Việt xưa cũng bị ảnh hưởng và cũng thể hiện tầng lớp xã hội như: nông dân hay trí thức, thương nhân, dân thường hay người của Hoàng tộc.

Có thể nói trang phục, cách phục sức của con người cũng phần nào phản ánh bối cảnh lịch sử mà nó xuất hiện cũng như các quan điểm, nhận thức, văn hóa của xã hội vào thời đó. Các quan điểm và ý thức về cách ăn mặc của người Việt cho đến nay đã có nhiều sự thay đổi.

Ngày nay, trong việc giáo dục con trẻ, nếu người lớn không chú trọng ngay từ đầu từ việc nhỏ như cách ăn mặc của chúng, thì sau này sẽ rất khó để khuyên bảo, và trẻ sẽ bị cuốn thật nhanh vào ý thức của xã hội hiện đại ngày nay. Cha mẹ nên hướng con tới những gì gần với quan điểm truyền thống, văn hóa truyền thống, chọn lựa những trang phục vừa hiện đại nhưng vẫn thể hiện nét đẹp riêng và phù hợp với thuần phong mỹ tục, mỹ cảm dân tộc Việt.

Ngọc Lan

Xem thêm: Người Việt xưa dạy phụ nữ đọc sách và có trách nhiệm quốc dân

Mời xem video:

Video liên quan

Chủ Đề