Không có kinh nguyệt 3 tháng

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng mất kinh nguyệt là do người phụ nữ đang có tín hiệu mang thai. Tuy nhiên một số vấn đề khác về sức khỏe cũng là lý do gây nên hiện tượng mất kinh nguyệt 3 tháng. Những yếu tố mà MEDLATEC điểm danh trong bài viết dưới đây có khả năng là căn nguyên khiến chị em phụ nữ bị vô kinh tạm thời. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

31/10/2021 | Lo lắng kinh nguyệt ra ít phải làm sao, cách giải quyết là đây
27/10/2021 | Vệ sinh vùng kín trong thời kỳ kinh nguyệt làm sao để tránh viêm nhiễm
30/06/2021 | Tư vấn: Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai có sao không?

1. Cân nặng thay đổi 

Nếu chị em bị tăng hoặc giảm cân một lượng cân nặng lớn sẽ dẫn tới sự mất cân bằng của nội tiết tố, làm rối loạn kinh nguyệt. Do vậy, những người gặp tình trạng thừa cân, béo phì dễ bị rong kinh (mỗi lần hành kinh kéo dài hơn 7 ngày), còn những người sụt cân đột ngột có nguy cơ bị mất kinh nguyệt trong 3 tháng, thậm chí là lâu hơn.

2. Tâm lý căng thẳng

Một người hay rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng quá độ sẽ gây ảnh hưởng tới chức năng điều tiết các hormone sinh sản của vùng dưới đồi thuộc não bộ. Đây là khu vực đóng vai trò quan trọng trong bộ ba hệ nội tiết chính của cơ thể: buồng trứng - tuyến yên - vùng dưới đồi. 

Nếu vùng dưới đồi bị rối loạn thì sẽ khiến buồng trứng không thể giải phóng hormone một cách bình thường, dần dần dẫn tới rối loạn quá trình rụng trứng, tạm ngưng chu kỳ kinh nguyệt. Nếu tình trạng căng thẳng tâm lý được giải quyết, chị em phụ nữ duy trì một tinh thần thoải mái, vui vẻ thì kinh nguyệt sẽ được điều hòa trở lại.

3. Ảnh hưởng của thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây mất kinh nguyệt 3 tháng. Trong đó không thể không kể đến thuốc tránh thai. Đây là một biện pháp hạn chế khả năng sinh sản được dùng khá phổ biến nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. 

Không có kinh nguyệt 3 tháng

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt

Bên cạnh thuốc, một số biện pháp tránh thai khác như đặt vòng, tiêm hoặc cấy ghép dụng cụ tránh thai cũng có thể gây mất kinh tạm thời. Những loại thuốc khác như thuốc hóa trị ung thư, thuốc chữa trầm cảm,... cũng có thể là “thủ phạm" khiến phụ nữ bị mất kinh.

4. Đồng hồ sinh học thay đổi

Trường hợp giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ của bạn bị đảo lộn liên tục do thời gian làm việc phải theo ca kíp, hoặc thói quen thường xuyên thức khuya, ăn uống không đúng bữa,... cũng là yếu tố khiến bạn bị mất kinh nguyệt 3 tháng.

Ngoài ra đối với những người hay phải di chuyển trong những chuyến công tác xa hoặc đi du lịch nhiều nước khác nhau cũng dễ gặp tình trạng vô kinh tạm thời do sự thay đổi của múi giờ địa lý.

5. Cơ thể sản xuất quá mức prolactin

Có thể bạn chưa biết, prolactin cũng là một loại hormone nữ giới, đặc biệt là cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone này ở những mẹ đang cho con bú. Prolactin có khả năng trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt. Đây là nguyên nhân chính giải thích cho hiện tượng các mẹ sau sinh thường bị mất kinh tạm thời.

Không có kinh nguyệt 3 tháng

Prolactin có khả năng trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt

Còn đối với những phụ nữ đang không cho con bú, nếu tuyến yên của họ có bất thường (tuyến yên là bộ phận sản xuất prolactin), ví dụ như suy tuyến yên, tuyến yên xuất hiện khối u,... thì các bệnh lý trên cũng có khả năng gây ra những rối loạn kinh nguyệt, trong đó có mất kinh 

Triệu chứng điển hình khi tuyến yên gặp vấn đề đó là núm vú có dịch tiết ra bất thường giống sữa. Cách điều trị bác sĩ có thể chỉ định là biện pháp hormone thay thế (HRT) giúp điều chỉnh nồng độ prolactin trở về mức bình thường.

6. Vấn đề về tuyến giáp

Tuyến giáp giữ nhiệm vụ sản xuất ra hormone triiodothyronin và thyroxin, tham gia vào việc điều tiết quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu một người mắc bệnh cường giáp hoặc suy giáp thì khả năng chu kỳ kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng là rất lớn.

Bệnh cường giáp (xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức) khiến nồng độ các hormone tuyến giáp tăng cao. Những người bị bệnh này thường gặp hiện tượng chậm kinh, thậm chí là mất kinh nguyệt 3 tháng.

Ngược lại, bệnh suy giáp (là khi tuyến giáp hoạt động kém) không sản sinh đủ hormone phục vụ cho nhu cầu của cơ thể. Phụ nữ khi bị suy giáp hay có dấu hiệu rong kinh, cơ thể mệt mỏi do mất máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt.

7. Mắc hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang xuất hiện ở 10% chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Nếu quan sát trên hình ảnh siêu âm có thể nhận thấy nhiều khối u nang nhỏ lành tính hiện diện tại buồng trứng.

Bệnh gây nên sự mất cân bằng nội tiết tố khiến vẻ bề ngoài và sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cần phải lưu ý là hội chứng buồng trứng đa nang còn khiến nữ giới bị mất kinh nguyệt 3 tháng, có khi là 5 - 6 tháng mới có kinh và lượng huyết mỗi lần ra rất ít.

8. Phụ nữ tiền mãn kinh

Thời kỳ tiền mãn kinh báo hiệu sự kết thúc hoàn toàn chức năng sinh sản ở phụ nữ, thường xuất hiện khi phụ nữ bước vào độ tuổi 45 - 55. Trong giai đoạn này, theo quy luật tự nhiên thì buồng trứng cũng lão hóa đi, hoạt động kém hiệu quả, kéo theo sự sụt giảm mạnh mẽ của hormone estrogen. 

Khi estrogen trong cơ thể thiếu hụt nhiều so với trước đây sẽ gây nên những biến đổi đáng kể về sức khỏe, sắc đẹp và chức năng sinh lý ở phái nữ.   

Tiền mãn kinh có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ trong vài tháng, thậm chí là vài năm tùy vào cơ địa của mỗi người. Đây là hiện tượng hết  sức bình thường và phần lớn là không cần nhờ tới biện pháp điều trị nào. Nhưng có những trường hợp rối loạn kinh nguyệt do tiền mãn kinh gây ra ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, thì họ có thể cải thiện bằng liệu pháp hormone thay thế theo hướng dẫn của bác sĩ.

Không có kinh nguyệt 3 tháng

Tiền mãn kinh có thể khiến phụ nữ bị mất kinh trong vài tháng, thậm chí là vài năm 

Như vậy việc mất kinh nguyệt 3 tháng có khả năng là xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Phần lớn là do những lý do tự phát (lối sống, chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt, tâm lý,...) và do mất cân bằng nội tiết tố.

Để biết rõ hơn về tình trạng này và có phương án điều trị phù hợp, tốt hơn hết bạn hãy tìm đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân khiến bản thân bị mất kinh nguyệt 3 tháng là gì. Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn là liên hệ đáng tin cậy để bạn đặt lịch tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa!