Khi sâu bệnh hại cây trồng trở nên kháng thuốc ta cần phải làm gì

Phòng trừ tổng hợp dịch bệnh hại cây trồng là sử dụng phối hợp các biện pháp một cách hợp lý nhằm phát huy ưu điểm của từng biện pháp, khắc phục nhược điểm nếu có. Mục đích làm cho cây trồng khỏe, bảo tồn thiên địch, phát hiện sâu bệnh kịp thời và giúp nông dân trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Nắm vững kiến thức để có thể áp dụng thực tiễn cũng như phổ biến cho người khác. Phòng trừ tổng hợp gồm 5 biện pháp chính như sau:

1. Biện pháp kỹ thuật

Biện pháp kỹ thuật là một trong những biện pháp phòng trừ chủ yếu nhất: vệ sinh vườn, bón phân, tưới nước, bảo vệ thực vật,…

Thực hiện cách tỉa, vệ sinh vườn

  • Vệ sinh vườn: Tạo cho vườn có không gian sạch sẽ, thoáng mát, phá hủy nơi ẩn nấp của sâu bệnh.
  • Phân bón, tưới tiêu: Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nâng cao khả năng kháng bệnh.
  • Kiểm tra thường xuyên: Nhằm phát hiện sâu bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.
  • Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện.
  • Nhược điểm: hiệu quả khá lâu, khó ngăn chặn khi sâu, bệnh phát triển thành dịch.

Xem thêm: cách phòng trừ tuyệt đối bệnh vàng lá thối rễ tại đây.

2. Biện pháp sinh học

Là biện pháp sử dụng vi sinh vật, các sản phẩm vi sinh để ngăn chặn dịch hại và giảm thiệt hại do sâu, bệnh gây ra. Tham khảo phương pháp cải tạo đất phòng trừ nấm bệnh gây hại tại đây.

Chăm sóc vườn theo hướng an toàn

  • Ưu điểm: Giải pháp an toàn, thân thiện với môi trường.
  • Nhược điểm: Khó áp dụng và chuyển đổi, có ảnh hưởng bởi thiên nhiên.

Chọn giống cây khỏe mạnh, sạch bệnh

Là biện pháp sử dụng giống cây trồng khỏe mạnh, mang gen chống chịu hoặc hạn chế, ngăn ngừa sự phát triển của dịch hại.

  • Ưu điểm: Không gây hại đến môi trường.
  • Nhược điểm: Tạo giống khó khăn, giống còn hạn chế.

4. Biện pháp tác động cơ giới, vật lý

Đây là biện pháp quan trọng. Cụ thể là các biện pháp như bẫy ánh sáng, mùi vị, bắt vợt hoặc bằng tay,…

  • Ưu điểm: Dệt trừ dịch hại trực tiếp, dễ tiến hành.
  • Nhược điểm: Khó thực hiện với dịch lớn.

5. Biện pháp điều hòa

Là biện pháp giữ cho dịch hại chỉ phát triển ở một mức độ nhất định nhằm giữ cân bằng sinh thái.

  • Ưu điểm: Giữ cân bằng sinh thái.
  • Nhược điểm: Đòi hỏi kiến thức rộng hơn, hiểu rõ về hệ sinh thái cây trồng.

Vì sao phải phòng trừ tổng hợp dịch bệnh hại cây trồng?

Hiện nay có rất nhiều bà con sử dụng biện pháp hóa học để diệt trừ sâu bệnh mà không dùng các biện pháp tổng hợp trên. Ngoài sự tác động của các hoạt chất hóa học gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái thì có 4 lý do cho thấy cần phải áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại:

Sâu bệnh có thể kháng lại thuốc trừ sâu hóa học: Khi hóa chất được sử dụng nhiều lần, sâu bệnh có thể phát triển tính kháng thuốc trừ sâu. Thông qua lựa chọn tự nhiên, nơi các sâu bệnh tồn tại khi áp dụng các hóa chất sẽ chuyển gen của chúng tới con cái. Điều này dẫn đến việc tạo ra sâu “siêu cường”. Sâu “siêu cường” khó tiêu diệt hơn và gây thiệt hại nhiều hơn.

Duy trì cân bằng hệ sinh thái: Sử dụng thuốc trừ sâu sẽ gây hại đến hệ sinh thái, đặc biệt là vi sinh vật và các loài thiên địch. Ngược lại khi áp dụng các biện pháp tổng hợp để phòng trừ có thể diệt trừ sâu bọ trong khi đó không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các sinh vật có lợi.

Phòng trừ tổng hợp dịch bệnh hại cây trồng sẽ giúp khả năng xuất hiện dịch hại thấp.

Bảo vệ sức khỏe con người: Khi sử dụng thuốc trừ sâu lên cây trồng sẽ khiến chúng nhiễm “độc”. “Độc” này có thể biến mất theo thời gian nhưng có trường hợp nó không biến mất. Người ăn phải thức ăn chứa “độc” này sẽ bị bệnh, khả năng ung thư trên người cũng sẽ tăng.

Các bạn có thể đọc thêm cách phòng trừ các loài sâu, côn trùng gây hại bằng biện pháp sinh học tại đây.

Hiện nay mối lo lắng hàng đầu của các chuyên gia nông nghiệp chính là tình trạng sâu bệnh kháng thuốc. Vậy liệu có phải sẽ có lúc chúng ta không còn giải pháp nào hiệu quả để có thể khống chế lại các loại dịch hại? Bài viết hôm nay chúng ta cùng trao đổi một số kiến thức với các chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ thực vật để rút ra được những kinh nghiệm để khắc phục tình trạng sâu bệnh hại kháng thuốc nhé!

Những năm gần đây bà con nông dân gặp khá điều kiện bất lợi trong canh tác, bên cạnh sự thất thường của thời tiết thì tình hình sâu bệnh hại phát sinh ở rất nhiều nơi, gây hại cho nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây lúa. Đứng trước tình hình phức tạp của sâu bệnh hoành hành, ngành nông nghiệp của các địa phương đã đưa ra những chỉ đạo và các biện pháp để phòng trừ. Nhưng rất nhiều nơi, bà con đã tự ý sử dụng thuốc theo kinh nghiệm truyền miệng.

Nhiều người dân chia sẻ “thông thường nếu như các thuở ruộng cạnh nhau gặp cùng một loại bênh, nên nhà bên cạnh sử dụng thuốc gì thì những nhà khác sẽ mua thuốc đó để về phun”.

 Cách này có thể thấy là phương pháp mà đa sô bà con hiện nay vẫn đang làm. Theo nhận định của giám đốc trung tâm bảo vệ thực vật vùng IV ông Nguyễn Tuấn Lộc cho biết “Đa số người dân họ vẫn chưa có ý thức trong việc sử dụng thuốc dựa theo nguyên tắc 4 đúng. Để đạt hiệu quả một cách nhanh chóng, bà con sẽ thường tự ý tăng liều lượng thuốc, tăng nồng độ thuốc hoặc cũng có nhiều trường hợp sử dụng không đủ lượng nước và lượng thuốc trên một đơn vị diện tích đề ra. Việc này kéo dài sẽ khiến cho các loại dịch bệnh quen dần với thuốc và như vậy dẫn tới tình trạng sâu bệnh kháng lại thuốc”.

Vậy sâu bệnh kháng thuốc là gì?

Tính kháng thuốc của sâu bệnh hại là khả năng chống chịu của sâu đối với một lượng thuốc lớn hơn so với lượng thuốc thời gian đầu sử dụng, do thuốc được phun thường xuyên nhiều lần. Khả năng kháng thuốc có được di truyền cho thế hệ sau, mặc dù thế hệ sau đó hoàn toàn không tiếp xúc với các loại thuốc đã từng sử dụng. Sâu bệnh khánh thuốc gây ảnh hưởng cực kỳ lớn đến công tác sản xuất nông nghiệp, càng ngày bà con càng phải phun một lượng thuốc BVTV lớn hơn, thì kéo theo đó là chi phí cũng tăng theo, bên cạnh đó còn gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, các loại sâu bệnh hại kháng thuốc ngày càng trở nên đa dạng hơn, do vậy người dân sẽ rơi vào tình trạng khó kiểm soát được dịch hại trong vườn trồng, như vậy sẽ kéo theo là thiệt hại lớn cho vụ mùa.

Vậy làm thế nào để khắc phục?

Theo Thạc Sỹ - trưởng phòng BVTV nông nghiệp, chi cục trồng trọt và BVTV Nghê An ông Trịnh Thạch Lam cho biết, ngay bây giờ chúng ta cần phải điều cảnh cách mà từ trước đến nay áp dụng vào sản xuất, canh tác và sử dụng thuốc BVTV để hạn chế được tình trạng kháng thuốc của các loại sâu bệnh. 

Ông Lam tư vấn một số biện pháp kỹ thuật để có thể khắc phục tình trạng này như sau:

Áp dụng biện pháp canh tác hợp lý

Các biện pháp canh tác hợp lý sẽ tạo điều kiện tốt cho các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất, giúp cây trồng tăng khả năng kháng sâu bệnh hại một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, khi áp dụng biện pháp canh tác hợp lý sẽ tạo ra điều kiện bất lợi khiến cho các loại dịch hại không phát triển được, như vậy là góp phần làm giảm những tác động của sâu bệnh hại trong vườn trồng. 

Chẳng hạn như, với các loại cây trồng trên cạn như rau màu, ngô, khoai… thì làm kỹ đất trước khi trồng là biện pháp giúp tiêu diệt các loại sâu non và cỏ dại bên trong đất trồng; trong canh tác lúa nước việc điều tiết nước một cách hợp lý là biện pháp giúp hạn chế và tiêu diệt cỏ dại bên trong ruộng trồng; bên cạnh đó, việc điều chỉnh thời vụ một cách hợp lý sẽ có khả năng giảm tới mức thấp nhất thiệt hại,… Như vậy, chúng ta cần tìm hiểu kỹ từng loại cây trồng, cách chọn giống, kỹ thuật làm đất và xử lý đất trồng, cách chúng ta bón phân và tưới nước cho cây, đồng thời là luân canh xen canh một cách hợp lý.

Nếu sâu bệnh mới xuất hiện, chúng ta cần ưu tiên cho biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu sinh học chẳng hạn như vây lưới, làm bẫy, diệt trứng, hay bắt sâu,…

Sử dụng các loại thuốc có khả năng kháng thuốc thấp

Nhìn chung hiện nay các loại thuốc trừ sâu hóa học sẽ có những tác động trực tiếp đến hệ thần kinh do vậy đều rất dễ gây nên tình trạng kháng thuốc. do vậy bà con nông dân cần đặc biệt lưu ý, ưu tiên hàng đầu chọn thuốc bảo vệ thực vật là các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc và sinh học vì khả năng gây kháng thuốc của loại thuốc BVTV này rất ít. 

Tuy nhiên, khi sử dụng các loại chế phẩm sinh học để đạt hiệu quả cao bà con cần tìm hiểu kỹ về loại thuốc mà mình sẽ sử dụng. Khi sử dụng thuốc BVTV sinh học cần lưu ý, khi trời năng, nhiệt độ cao chúng ta sẽ ưu tiên dùng các loại chế phẩm có chùa virut hoặc vi khuẩn, khi thời tiết chuyển sang ẩm ướt thì sử dụng các loại nấm, như vậy điều kiện thời tiết sẽ tạo môi trường thuận lợi các những yếu tố sinh học phát triển mạnh và khả năng chống dịch hại cao.

Áp dụng nguyên tắc “4 đúng” trong dùng thuốc bảo vệ thực vật

Khi tất cả các biện pháp trên chúng ta đã thực hiện nhưng không mang lại hiệu quả, thì biện pháp cuối cùng chúng ta mới sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, trong việc sử dụng thuốc NVTV cần phải áp dụng tuyệt đối theo nguyên tắc “4 đúng” sau đây:

  • Đúng thuốc: Đối với một chủng loại dịch hại chúng ta cần chọn đúng chủng loại thuốc.
  • Đúng liều lượng và nồng độ: nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, làm đúng theo hướng dẫn không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng thuốc.
  • Đúng lúc: Sử dụng thuốc đúng lúc, tức là khi áp dụng các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, dịch hại bùng phát đến một mật độ nhất định mà chúng ta không còn khả năng để kiểm soát, đồng thời có khả năng sẽ gây nên thiệt hại lớn đối với mùa màng.
  • Đúng cách: Chúng ta cần phải nắm được đặc điểm của từng loại sâu bệnh để có thể chọn đúng được loại thuốc. 

Nên luân phiên thay đổi các loại thuốc

Trên thực tế chúng ta thấy rằng, khi tìm được một loại thuốc trừ sâu ban đầu cho hiệu quả cao thì chúng ta sẽ thường xuyên sử dụng nó một cách liên tục trong nhiều vụ mùa, nhưng như vậy là chúng ta đang tạo cho dịch hại điều kiện thuận lợi để nó làm quen với thuốc và từ đó hình thành nên những cá thể kháng thuốc. Do vậy, trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần phải luân phiên thay đổi các loại thuốc khác nhau, khi cách tác động lên dịch hại khác nhau thì hiệu quả đạt được cao hơn rất nhiều.

Video liên quan

Chủ Đề