Hút sữa bao lâu thì sữa về

Do đó, nếu muốn tránh thai trong thời gian đầu sau khi sinh, bạn nên áp dụng các biện pháp tránh thai không dùng thuốc, chẳng hạn như bao cao su, màng chắn tinh trùng…

6. Mẹ sau sinh không có sữa do tác động từ môi trường

Tình trạng ô nhiễm không khí kể cả không khí trong nhà, ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng, tiêu thụ thực phẩm bẩn… cũng có thể là nguyên nhân gây tác động tiêu cực đến việc cơ thể bạn sản xuất sữa mẹ.

Tuy bạn không thể bảo vệ bản thân tránh khỏi các tình trạng trên một cách tuyệt đối nhưng việc thực hiện một số biện pháp phòng ngừa có thể giúp hạn chế được các tác động xấu. Phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ nên hạn chế đến những nơi quá đông đúc, ô nhiễm, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm ôi thiu, có mùi lạ…

7. Gặp khó khăn khi sinh con

Tình trạng sinh khó, sinh mổ hay chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau sinh… có thể làm tăng hormone gây căng thẳng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất sữa mẹ, dẫn đến việc sau sinh sinh không có sữa ngay.

8. Liệu pháp tiêm tĩnh mạch

Có nhiều ý kiến cho rằng việc mẹ bầu phải tiêm tĩnh mạch trong khi sinh có thể góp phần làm trì hoãn sự khởi đầu của quá trình tiết sữa.

9. Mất máu quá nhiều

Trường hợp mẹ bầu mất máu quá nhiều trong khi sinh có thể làm cho tuyến yên bị tổn thương. Tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm trong não, chịu trách nhiệm kích hoạt sự tiết sữa. Việc mẹ bầu mất hơn 500ml máu trong khi sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không có sữa sau khi sinh hoặc sữa chậm về.

10. Sót nhau khiến mẹ sau sinh không có sữa

Sau sinh, nếu một vài mảnh nhau thai còn sót lại trong tử cung cũng có thể là nguyên nhân kích hoạt quá trình giải phóng progesterone. Đây là hormone ngăn chặn sự khởi đầu của việc tiết sữa.

11. Sinh non

Trong trường hợp mẹ bầu chuyển dạ sinh non, các mô tuyến trong vú sẽ không có đủ thời gian để phát triển. Điều này góp phần làm cho mẹ sinh xong không có sữa.

12. Đái tháo đường thai kỳ

Một trong những hormone quan trọng để sản xuất sữa mẹ là insulin. Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ gây ra sự dao động về nồng độ insulin. Điều này có thể góp phần làm trì hoãn sự khởi đầu của quá trình tiết sữa.

13. Tuổi của người mẹ

Việc phụ nữ sinh con khi không còn trẻ cũng có thể là một lý do giải thích tại sao cơ thể chậm tiết sữa, sữa ít, thậm chí là không có sữa.

14. Lo lắng khi không có sữa sau sinh

Việc chậm có sữa cho con bú có thể khiến bạn rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng và bất an. Điều này vô tình dẫn đến việc không có sữa cho con bú.

Mối quan hệ giữa lượng sữa và kích thước bầu vú

Lượng sữa được sản xuất và lưu trữ trong bầu vú của người mẹ không liên quan đến kích thước của ngực mà là lượng mô sản xuất sữa trong đó. Một số phụ nữ có thể có bộ ngực lớn nhưng lại không có nhiều sữa và ngược lại. Đôi khi, một bên bầu vú có thể sản xuất nhiều sữa hơn bên còn lại.

Với những người mẹ tiết nhiều sữa, sau khi bé bú no, mẹ cần dùng dụng cụ hút bớt sữa thừa. Điều này giúp giảm nguy cơ căng tức, tắc tia sữa…

Việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp gắn kết tình cảm mẹ con. Tình trạng không có sữa hoàn toàn là cực kỳ hiếm và rất khó xảy ra. Để có thể nuôi con bằng sữa mẹ, bạn phải tự chăm sóc bản thân, cả về thể chất và tinh thần. Hy vọng với những chia sẻ bên trên, bạn đã biết nguyên nhân tại sao bạn không có sữa mẹ sau sinh và cách khắc phục hiệu quả.

Hẳn là các mẹ nuôi con bằng cách hút sữa đều băn khoăn không biết nên hút sữa khi nào? Hút bao nhiêu lần một ngày? Hút sữa trong bao lâu để đạt được hiệu quả tốt nhất?

Hút không đủ tần suất và thời gian thì sẽ không có đủ sữa cho bé yêu mà hút nhiều quá thì còn đâu thời gian dành cho mẹ cũng như các thành viên khác trong gia đình! Vậy như thế nào là đúng và đủ, mẹ cùng theo dõi bài viết sau nhé!

Bắt đầu hút sữa: Mẹ nên bắt đầu hút sữa khi nào?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ không thể cho bé bú ngay sau khi sinh. Vậy, nếu ở trong trường hợp này, mẹ nên bắt đầu hút sữa trong vòng 6 giờ sau khi sinh. Bắt đầu sớm sẽ tạo ra nhiều khác biệt cho việc sản xuất sữa sau này và mẹ cần biết hút sữa đúng cách để sữa về nhiều.

Nếu mẹ đang cho bé bú hoàn toàn và nhận thấy các dấu hiệu của việc nguồn sữa bị giảm không đáp ứng được nhu cầu của bé, đây là lúc mẹ cần quan tâm đến hút sữa song song với việc cho bé bú.

Mẹ vẫn đang đáp ứng được nhu cầu của bé nhưng cần tăng nguồn sữa để dự trữ cho những khoảng thời gian việc bú mẹ bị gián đoạn. Đó có thể là khi mẹ buộc phải đi vắng một thời gian, mẹ phải dùng thuốc đặc hiệu trong vài tuần hoặc ăn đồ ăn gây dị ứng cho bé và cơ thể mẹ cần một vài ngày để đào thải hết. 

>> Làm sao để kích sữa L3 đạt hiệu quả cao?

Mẹ cần hút sữa đúng cách để sữa về nhiều

Bao lâu nên hút sữa 1 lần?

Nếu bé chịu ti mẹ

Nhiều mẹ băn khoăn không biết vừa cho con bú vừa hút sữa như thế nào? Mẹ hoàn toàn có thể hút sữa một bên vú và cho bé bé bên còn lại. Trẻ bú mẹ sẽ thúc đẩy phản xạ tiết sữa cũng như kích thích tăng sản lượng sữa. Bên cạnh đó, mẹ cần tranh thủ thời gian hút sữa giữa các lần cho bé bú khi ngực của mẹ có vẻ căng. Mẹ cũng cần hút cạn sữa sau khi cho bé bú và hút thêm ngay cả khi không ra sữa để gửi tín hiệu cho cơ thể nhận biết em bé đang có nhu cầu bú nhiều sữa hơn nữa.

Khi đi làm trở lại, mẹ có thể bắt chước lịch bú của bé và hút sữa vào cùng thời điểm bé sẽ bú mẹ nếu mẹ ở nhà.

Khi nào nên hút sữa? Có nên hút sữa ban đêm? Nên hút sữa vào thời điểm nào là tốt nhất? Thời điểm tốt nhất để hút sữa là ngay sau lần bú đầu tiên trong ngày của bé, vì hầu hết các mẹ đều có nhiều sữa vào buổi sáng.

>> Kích sữa bằng cho bé bú mẹ trực tiếp

Nếu mẹ chỉ hút sữa mà không cho bé ti trực tiếp

Trong trường hợp này, mẹ nên vắt sữa bao nhiêu lần/ngày?  Mẹ có thể vắt 8 - 10 lần sao cho lượng sữa tiết ra đầy đủ là khoảng 750 - 1.035 ml mỗi ngày.

Trong khi lên kế hoạch cho việc chỉ hút sữa mà không cho bé ti trực tiếp, mẹ phải cân bằng giữa nhu cầu hút đủ sữa và quỹ thời gian của mẹ. Ngoài ra, mẹ có thể hỏi thêm kinh nghiệm về cách giãn cữ hút sữa mà không bị giảm sữa nếu lịch sinh hoạt quá bận rộn. 

Mẹ hãy cân nhắc lịch hút sữa mỗi ngày và sắp xếp quỹ thời gian sao cho phù hợp nhất để có thể vệ sinh và tháo lắp máy hút sữa. Mẹ cần đầu tư những công cụ bổ trợ nào để tiết kiệm thời gian tối đa như cup hút sữa, túi zip/hộp chất lượng cao để bảo quản dụng cụ vắt sữa giúp mẹ không phải vệ sinh nhiều lần trong ngày?…

Liệu mẹ có đi làm trở lại hay không, mẹ có muốn ở nhà với con hay không và trên hết mẹ thực sự cần nghỉ ngơi đầy đủ vào ban đêm. Sắp xếp lịch hút sữa tối ưu là rất quan trọng đối với sức khỏe lâu dài của cả mẹ và bé.

Mẹ hãy sắp xếp lịch hút sữa phù hợp để có thời gian nghỉ ngơi

Lịch hút sữa - Thời gian biểu hút sữa

Lịch hút sữa cho bé mới sinh

Các mẹ mới sinh thường hỏi nên vắt sữa bao nhiêu lần/ngày? Và mẹ hút sữa nhiều có tốt không? Trẻ mới sinh cần được cho ăn 2 giờ một lần. Vì vậy, đối với một em bé mới sinh, hầu hết các chuyên gia khuyên rằng mẹ cần sắp xếp thời gian biểu hút sữa sao cho đủ 8 -12 lần mỗi ngày.

Mẹ nên đặt giới hạn là 7-10 lần bởi quá ít thì không đảm bảo lượng sữa và quá nhiều có nghĩa là mẹ sẽ không có đủ thời gian để nghỉ ngơi và để ôm ấp vỗ về em bé mới sinh bé bỏng của mình.

Lịch hút sữa với 8 lần hút trong 24 giờ. Lịch hút sữa này sẽ dành cho mẹ ít nhất 3,5 giờ ngủ liên tục, từ khoảng 12:30 sáng đến 4 giờ sáng, ngay sau thời gian hút sữa của mẹ [nếu em bé của mẹ để mẹ nghỉ ngơi!].

Thời gian biểu hút sữa: 7 giờ sáng, 10 giờ sáng, 12 giờ trưa, 3 giờ chiều, 6 giờ chiều, 9 giờ tối, 12 giờ sáng, 4 giờ sáng.

Lịch hút sữa 10 lần mỗi ngày. Với những mẹ đang băn khoăn nên hút sữa trước hay sau khi cho con bú để tranh thủ thời gian nghỉ ngơi thì có thể chọn phương án này. Với lịch hút sữa dưới đây, mẹ được ngủ liên tục 4 tiếng rưỡi từ 7:30 tối đến 12 giờ sáng mà không cần phải lo bé yêu đòi bú tiếp. 

Thời gian biểu hút sữa: 7 giờ sáng, 9 giờ sáng, 11 giờ sáng, 1 giờ chiều, 3 giờ chiều, 5 giờ chiều, 7 giờ tối, 12 giờ sáng, 3 giờ sáng, 5 giờ sáng.

Mỗi ngày, mẹ cần hút sữa đủ 8-12 lần để đáp ứng nhu cầu của bé sơ sinh

Lịch hút sữa cho bé lớn hơn

Mẹ có thể điều chỉnh lịch hút sữa và thời gian hút sữa sao cho phù hợp với nhu cầu của mẹ và bé. Sau đây là lịch trình gợi ý nhằm giúp mẹ có thể ngủ liên tục 8 tiếng bởi ngủ đủ giấc đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tiết sữa mẹ đó mẹ ạ!

                  Lịch hút sữa cho bé lớn hơn                            

Lịch hút sữa sữa trong trường hợp mẹ sinh đôi, sinh ba

Khi mẹ sinh đôi, sinh ba thì 10 lần hút sữa mỗi ngày là con số hợp lý. Sau đó mẹ có thể quan sát để điều chỉnh phù hợp với các bé nhà mình. Tuy nhiên, mẹ hút sữa nhiều có tốt không và bao lâu nên hút sữa một lần?

Thời gian hút sữa cách nhau bao lâu là phù hợp? Các buổi hút sữa của mẹ không cần cách nhau đồng đều. Tuy nhiên, mẹ nên cho các bé bú hoặc hút sữa ít nhất một lần vào ban đêm trong vài tháng đầu hoặc bất kỳ lúc nào mẹ cảm thấy nguồn sữa bị giảm sút. Mẹ lưu ý không để quá 5-6 giờ mà không hút sữa trong vài tháng đầu.

Mẹ cần lưu ý một chút khi lên lịch hút sữa vào ban đêm nhé! Hãy đặt chuông báo thức để dậy hút sữa đúng giờ thay vì chỉ tỉnh giấc khi ngực quá căng.

Mẹ nhớ đặt chuông báo thức để hút sữa cữ đêm đúng giờ nhé!

Thời gian hút sữa tối đa là bao lâu để đạt hiệu quả tốt nhất?

Mỗi cữ nên hút sữa trong bao lâu phụ thuộc vào 2 trường hợp sau mẹ nhé:

Trong trường hợp mẹ không thể cho bé ti mẹ trực tiếp

Trong vài ngày đầu, trước khi sữa mẹ bắt đầu chảy, vắt sữa bằng tay là một kỹ thuật cực kỳ hiệu quả để vắt sữa non. Nhưng mỗi lần hút sữa trong bao lâu? Mẹ có thể hút sữa thêm khoảng 10 đến 15 phút mỗi lần để kích thích tuyến sữa. Khi sữa đã về, mẹ có thể hút 30 phút mỗi lần và thêm 2-5 phút sau khi đã hút kiệt.

>> Gọi sữa mẹ về dồi dào với phương pháp kích sữa power pumping

Nếu em bé ti mẹ nhưng không cạn sữa

Trong trường hợp này, mẹ nên hút sữa trong bao lâu? Mẹ nên hút trong vòng 10 đến 15 phút sau khi cho bé ăn và tiếp tục hút thêm 2 đến 5 phút nữa.

Ngoài ra, mẹ đừng quên massage ngực và đầu ti trước khi hút sữa bởi đây là bước vô cùng quan trọng để kích thích phản xạ xuống sữa, đồng thời giúp lưu thông tránh tắc sữa cho mẹ.

Nếu mẹ đang hút sữa hoàn toàn, mẹ cần phải hút sữa trong 2 giờ mỗi ngày. Để biết mình nên hút sữa trong bao lâu, mẹ hãy chia 120 phút cho số lần mẹ hút sữa và lấy đó làm mục tiêu. 

Mẹ không cần phải chính xác về mặt thời gian mà chỉ cần nhớ một cách dễ hiểu: Mỗi lần hút, mẹ luôn hút cạn sữa và tiếp tục hút thêm sau đó vài phút nhằm gửi cho cơ thể thông điệp rằng: cần tiết nhiều sữa hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của bé yêu.

Video liên quan

Chủ Đề