Vì sao cần ăn chậm nhai kỹ

Ăn là một quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng  để duy trì sự sống. Đầu tiên, khi thức ăn được đưa vào miệng đều phải được răng nhia kỹ, nghiền nát, sau đó mới nuốt xuống dạ dày để tiêu hóa. Tuy nhiên, có nhiều người có thói quen ăn uống vội vàng, thức ăn vừa vào miệng chưa kịp nhai kỹ đã nuốt xuống dạ dày. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì vậy, bạn nên biết lý do tại sao cần nhai kỹ trong khi ăn để từ bỏ ngay thói quen sai lầm này.

Tại sao cần nhai kỹ trong khi ăn?

Những lợi ích của việc nhai kỹ trong khi ăn

1. Làm chắc răng

Nhai kỹ khi ăn giúp hàm răng được luyện tập thường xuyên và trở nên chắc khỏe hơn, đặc biệt là đối với những người cao tuổi. Tốt nhất, nên nhai chậm, đều đặn và tránh dùng các loại thức ăn quá dai hay quá cứng có thể gây tổn thương đến răng miệng.

2. Kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn

Việc nhai thức ăn một cách từ từ và chậm rãi sẽ giúp bạn cảm nhận rõ hơn các hương vị đặc trưng, thơm ngon của thức ăn. Khi vị giác cảm nhận được vị ngon của thức ăn sẽ kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn dễ dàng. Từ đó, giúp cải thiện chất lượng bữa ăn khiến bạn ăn ngon miệng hơn.

3. No lâu hơn

Khi nhai kỹ là đồng nghĩa với việc thức ăn được nghiền nhỏ và thấm đều dịch tiêu hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra triệt để hơn. Nhờ vậy, với cùng một lượng thức ăn khi nhai kỹ sẽ giúp cơ thể hấp thu tối đa chất dinh dưỡng và cảm thấy no lâu hơn.

Thức ăn đưa vào miệng cần được nhai kỹ trước khi nuốt xuống dạ dày

4. Giảm tải áp lực cho dạ dày

Bằng cách nghiền nát thức ăn trước khi nuốt xuống dạ dày sẽ giúp giảm tải áp lực cho hệ tiêu hóa một cách đáng kể. Trong trường hợp, dạ dày được nghỉ ngơi và giảm tải thì năng lượng nội sinh cũng bớt hao phí hơn.

5. Giảm mỡ máu

Trong quá trình nhai thức ăn, tuyến nước bọt được kích thích tăng tiết nhiều hơn. Bằng cách rút đi các dịch nhầy, mỡ thừa hay các tổ chức cấu trúc năng lượng dự phòng trong máu và trong cơ thể chuyển hóa thành năng lượng và dịch tiêu hóa có trong nước bọt. Do đó, khi đói bạn chỉ cần nuốt nước bọt cũng có thể làm giảm bớt cơn đói.

Việc nhai kỹ trong khi ăn tùy thuộc vào mỗi người sao cho cảm thấy thoải mái, ngon miệng là được. Nhai chậm, nhai kỹ, nhai đều là những nguyên tắc cơ bản mà bạn cần nhớ để thực hiện quá trình tiêu hóa thức ăn ở miệng dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn bằng cách bổ sung vào cơ thể một số dược phẩm cao cấp nguồn gốc thiên nhiên như nhung hươu sấy khô,  Pantocrin 50ml , …

Nguồn bài viết: nhunghuoungacaocap.com

Ăn uống lành mạnh không chỉ là ăn gì, mà còn là ăn như thế nào.

Ông bà cha mẹ thường khuyên chúng ta ăn chậm, nhai kỹ, nhưng không hiểu rõ tại sao phải làm như vậy. Khi đã biết nhai chậm hoặc nhai kỹ có lợi cho sức khỏe tổng thể như thế nào, chắc chắn bạn sẽ dành thời gian chăm chút hơn với việc làm tưởng chừng rất đơn giản nhưng hay bị bỏ quên này.

Vì sao bạn nên ăn chậm, nhai kỹ?

Vì sao bạn nên ăn chậm, nhai kỹ?

   Nhai là công đoạn đầu tiên trong toàn bộ quá trình tiêu hóa thức ăn. Nhai chậm rãi từng miếng trong khoảng thời gian vừa đủ cho phép hệ tiêu hóa hoạt động đúng cách. Khi nhai, nước bọt được giải phóng sẽ giúp tăng lượng enzyme tiêu hóa, kích thích dạ dày sản xuất acid nhiều hơn để phân hủy thức ăn. Đặc biệt, lúc này, các tế bào thành dạ dày cũng sản xuất ra acid hydrochloric thúc đẩy tiêu hoá đúng cách. Khi không có đủ enzyme và acid dạ dày thì cơ thể của bạn không có khả năng để phân hủy các chất dinh dưỡng và các acid amin từ protein trong thực phẩm một cách tối ưu.

Lợi ích của việc ăn chậm, nhai kỹ

Ăn chậm đồng nghĩa với việc bạn thưởng thức bữa ăn nhiều hơn

    Một lợi ích rõ ràng của việc ăn chậm là rằng bạn có đủ thời gian để thưởng thức trọn vẹn bữa ăn của mình. Nếu bạn dành gấp đôi thời gian cho bữa ăn của mình so với bình thường, thì bữa ăn của bạn không chỉ gồm nhai và nuốt, mà bạn còn có thể cảm nhận món ăn qua thị giác, khứu giác và tất nhiên cuối cùng là vị giác. Bữa ăn của bạn vì thế sẽ trở nên ngon miệng và đáng giá hơn nhiều.

Ăn chậm giúp bạn lựa chọn thực phẩm tốt hơn

   Khi ăn chậm, bạn thưởng thức món ăn nhiều hơn so với lúc ăn nhanh. Điều này có lợi vì rằng bạn càng quan tâm đến món ăn của mình, bạn sẽ càng muốn chọn những loại thực phẩm tự nhiên và an toàn cho sức khỏe. Đó là lý do vì sao đa số đồ ăn sẵn được các kỹ sư thực phẩm rất chăm chút khâu hương vị để lôi cuốn được người tiêu dùng trong chỉ vài lần thử đầu tiên.

   Tuy nhiên rất nhanh sau đó, loại thực phẩm đó bắt đầu trở nên nhạt nhẽo và không có gì nổi bật. [Nếu bạn không tin, hãy ăn thử một loại bánh quy nào đấy vài phút, bạn sẽ kiểm chứng được điều này]. Và bạn sẽ muốn ăn một loại bánh quy hay khoai tây chiên khác chỉ sau vài lần nếm thử.

   Nếu bạn ăn chậm lại và nhai kĩ, những loại đồ ăn được chế biến quá nhiều này thậm chí còn có vị hơi ghê ghê nữa. [Nếu bạn lại vẫn đang nghi ngờ điều này, thì hãy thử nhai vài miếng khoai tây chiên khoảng 25 lần, bạn sẽ cảm thấy rất khó nuốt].

  Các thực phẩm tự nhiên, mặt khác, sẽ gây cho bạn cảm giác thích thú nếu bạn nhai kĩ. Khi bạn ăn một quả dâu tây, đầu tiên bạn sẽ có cảm giác như nước dâu tây đang trào ra trong miệng, sau đó, càng nhai bạn lại càng thấy thơm ngon và lôi cuốn hơn. Cam, các loại hạt hay rau tươi đều sẽ mang lại cho bạn cảm giác như thế.

Ăn chậm sẽ khiến bạn trở nên hòa đồng hơn

Ăn uống là một hoạt động gắn kết xã hội.

    Ăn uống nhiều khi là một hoạt động gắn kết xã hội. Bữa ăn là thời điểm mà mọi người tụ tập và quây quần bên nhau. Một khi bữa ăn kết thúc, mọi người sẽ lại đường ai nấy đi.

   Bằng việc kéo dài thời gian dùng bữa, bạn sẽ có cơ hội để trao đổi, nói chuyện với gia đình bạn bè nhiều hơn, thắt chặt mối quan hệ mà bạn đang có và cảm giác được quan tâm nhiều hơn. 

Hãy dừng bữa trước khi no

    Dạ dày của bạn mất khoảng 20 phút để sản xuất đủ lượng hormon cần thiết có vai trò phát tín hiệu cho não biết rằng bạn đã no. Công đoạn này bắt đầu khi mà dạ dày của bạn bắt đầu giãn ra, hay nói cách khác khi mà thức ăn bắt đầu vào dạ dày.

   Nếu bạn ăn chậm, dạ dày sẽ có đủ thời gian để hoàn thành việc sản xuất hormon, và bạn đương nhiên sẽ có thể dừng bữa trước khi ăn quá no.

Ăn chậm sẽ kích thích tiêu hóa

   Ăn chậm đồng nghĩa với việc dạ dày có thêm thời gian để nhào trộn tiêu hóa thức ăn. Nếu bạn ăn quá nhanh, chẳng hạn 5 phút mỗi bữa ăn, có thể bạn sẽ có cảm giác khó tiêu. Thay vào đó, với cùng lượng thức ăn đó, hãy dành ra 20 phút, dạ dày của bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn nhiều.

   Ăn chậm có thể còn làm bạn nhai kĩ hơn, giảm tải lượng công việc tiêu hóa thức ăn mà dạ dày phải đảm nhận, và hiệu quả theo đó mà cũng cao hơn.

Ăn chậm giúp giảm cân

   Nếu bạn ăn chậm, có thể bạn sẽ nhận ra rằng khoảng cách giữa 2 bữa ăn của mình không còn gần như trước nữa. Có lúc mặc dù đã đến bữa nhưng bạn vẫn chưa thấy đói và chưa cần ăn.

   Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cảm giác no là một tổ hợp phức tạp, chịu ảnh hưởng của thời gian nhai, thời gian cho bữa cơm, trình bày của món ăn và lượng thức ăn bạn ăn trên thực tế. Hãy ăn chậm và bạn sẽ thấy no ngay cả  khi bạn đã giảm khẩu phần ăn.

Ngoài ra, các nghiên cứu từ những năm gần đây cũng cho thấy việc ăn vội ăn vàng và không nhai đầy đủ có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Một số bệnh phổ biến do ăn vội vàng

Ăn vội vàng có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu của Litva từ năm 2012 nhận xét rằng bệnh tiểu đường có thể là hệ quả của ăn uống vội vàng. Tiểu đường týp 2 có thể là do kháng insulin, tình trạng khiến các tế bào trong cơ thể không đáp ứng hiệu quả với hoóc-môn insulin.

BS. Takayuki Yamaji, bác sĩ tim mạch của Đại học Hiroshima, Nhật Bản cho biết: "Khi mọi người ăn nhanh, họ sẽ không cảm thấy no và dễ bị ăn quá nhiều. Ăn nhanh làm đường huyết dao động nhiều hơn, dẫn đến kháng insulin".

Vấn đề tim mạch

Tiến sĩ Yamaji là tác giả chính của một nghiên cứu kiểm tra hơn 1.000 người trong 5 năm. Những người tham gia được chia thành 3 nhóm dựa trên tốc độ ăn của họ: chậm, bình thường và nhanh. Kết quả cho thấy nhóm ăn nhanh có tỷ lệ hội chứng chuyển hóa cao nhất, khiến họ có nguy cơ nghiêm trọng về bệnh tim và đột quỵ.

   Hội chứng chuyển hoá có thể bao gồm các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, thiếu HDL cholesterol và tăng cân.

"Trong tương lai, hội chứng chuyển hóa có thể vượt qua thuốc lá để trở thành yếu tố nguy cơ hàng đầu cho bệnh tim”, Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ [NIH] nhận định.

Béo phì

   Các nghiên cứu đã cho thấy ăn nhanh khiến bạn ít thỏa mãn hơn nhưng lại nạp vào lượng calo nhiều hơn, làm tăng đáng kể nguy cơ béo phì. Khi nuốt thức ăn quá nhanh, cơ thể sẽ không báo hiệu cảm giác no kịp thời.

   BS.Amanda Foti, chuyên gia dinh dưỡng cấp cao tại Chương trình Quản lý cân nặng Selvera nói: "Ăn ngấu nghiến vội vàng sẽ khiến bạn bỏ lỡ những dấu hiệu này, trong khi nếu bạn ăn chậm rãi hơn, cơ thể sẽ có đủ thời gian để nhận tín hiệu và dừng lại khi bạn nhận ra rằng đó là tất cả những gì bạn cần”.

Trào ngược acid

  Thức ăn chưa nhai trôi nhanh vào dạ dày với lượng lớn có thể dẫn đến trào ngược acid, là khi acid dạ dày chảy ngược vào ống thực phẩm và gây cảm giác nóng rát. Các biến chứng liên quan bao gồm khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn, đau bụng và khó nuốt. Uống một ngụm nước sau mỗi miếng thức ăn cũng không được khuyến khích cho những người bị trào ngược dạ dày thực quản [GERD].

Sặc, nghẹn

Cả trẻ em lẫn người lớn đều có thể bị sặc hoặc nghẹn thức ăn

   Cả trẻ em lẫn người lớn đều có thể bị sặc hoặc nghẹn thức ăn nếu nuốt quá nhanh và không nhai. Nói chuyện hoặc cười trong khi ăn cũng làm tăng nguy cơ sặc thức ăn.

Joan Salge Blake, giảng viên dinh dưỡng tại Đại học Boston,lưu ý: "Bạn có thể bị sặc bất cứ thứ gì, hãy chắc chắn là nhai thật kỹ và không nuốt vào những miếng lớn”.

Cần làm gì để thực hiện được việc ăn chậm, nhai kỹ?

Bình thường, để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, thức ăn rắn nên được nhai tối thiểu 30 – 40 lần. Thức ăn lỏng như cháo, bún mỗi miếng cũng nên nhai khoảng 10 lần. Và nếu cảm thấy khó khăn khi tự kiểm soát nết ăn của mình, hãy làm theo những lời khuyên dưới đây để giúp ăn chậm, nhai kỹ:

  • Dùng đũa để gắp thức ăn.

  • Ngồi thẳng, hít thở chậm và sâu khi ăn.

  • Dành không gian riêng chỉ để tập trung ăn uống, loại bỏ phiền nhiễu.

  • Tự nấu nướng để nâng cao chất lượng bữa ăn hơn.

   Để đạt hiệu quả cho việc ăn uống, chúng ta cần ăn những thức ăn ít nước để không nuốt thức ăn quá nhanh mà không kịp nhai kỹ, để nước bọt kịp tiết ra và phát huy khả năng kỳ diệu của nó. Chúng ta có thể uống nước canh sau khi đã ăn cơm xong thay vì đổ nước canh vào cơm.

   Những thức ăn có nhiều nước như: hủ tiếu, phở, cháo, bún, bánh canh… chúng ta cần hạn chế, không nên ăn quá thường xuyên. Ngay cả khi bạn vội thì nhai kỹ thức ăn vẫn đủ năng lượng và tốt hơn là ngốn thật nhiều thức ăn vào miệng một lúc.

   Ăn uống cẩn thận không những thể hiện mình là con người lịch sự mà còn giảm thiểu những tác động tiêu cực đến sức khỏe của bản thân. Hãy nghiêm túc thực hiện việc ăn chậm, nhai kỹ ngay từ bây giờ, vì lợi ích cho sức khỏe của chính bạn. Hy vọng thông tin trên hữu ích với các bạn đọc.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề