Hướng dẫn đo nồng độ oxy

‏Theo bác sĩ Phan Vũ Anh Minh, chỉ số SpO2 là một trong các thông số giúp đánh giá và theo dõi mức độ nặng của tình trạng suy hô hấp của người bệnh mắc COVID-19. Đồng thời, đây cũng là thông số giúp theo dõi đáp ứng điều trị với oxy của người bệnh, giúp điều chỉnh nồng độ oxy trong khí hít vào cho phù hợp với tình trạng người bệnh.‏

‏Các máy đo nồng độ oxy trong máu hiện tại rất đa dạng. Có nhiều máy mới có tích hợp thêm một số công nghệ hiện đại giúp biểu thị nhiều thông tin hơn, nhưng đa số các máy vẫn sẽ hiển thị hai thông số cơ bản mà chúng ta cần quan tâm, đó là nhịp mạch (pulse rate) và độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi (SpO‏‏2 ‏‏– Saturation of peripheral oxygen).

Hướng dẫn đo nồng độ oxy

Cần đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy

‏* Cách sử dụng: ‏

‏Bước 1: ‏‏Kiểm ‏‏tra xem máy còn pin hay không, nếu hết pin thì cần thay pin mới hoặc sạc pin (tùy loại máy)‏

‏Bước 2:‏‏ Mở kẹp, đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy. Lưu ý không được sơn móng tay, sử dụng móng tay giả hoặc mỹ phẩm trên ngón tay được đo. Đảm bảo móng tay không quá dài, để đầu ngón tay có thể che kín bộ phận cảm biến trong khe kẹp.‏

‏Bước 3: nhấn nút nguồn để khởi động máy. Không cử động tay trong khi đo. Kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình sau vài giây.‏

‏Bước 4: khi kết thúc đo, rút ngón tay ra, sau vài giây máy sẽ tự tắt.‏

‏* Cách đọc các thông số:‏

‏Nhịp mạch sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí hình trái tim, hoặc vị trí ghi chữ PR. Đơn vị đo: lần/phút (beat per minute – bpm). Phạm vi đo: 0-254 lần/phút. Giá trị bình thường: 60-100 lần/phút (đối với người lớn, lúc nghỉ ngơi).‏

  • Cẩn trọng khi tin tưởng hoàn toàn vào kết quả đo SpO2 trên đồng hồ thông minh

  • Chỉ số SpO2 không phải là dấu hiệu nhận biết người mắc COVID-19

  • SpO2 dấu hiệu sinh tồn thứ 5

‏SpO‏‏2‏‏ sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí ghi chữ SpO‏‏2‏‏. Đơn vị đo: tỉ lệ phần trăm (%). Phạm vi đo: 0-100%. Giá trị bình thường: 94-100%. Sai số khi đo: ± 2%.‏

‏Bác sĩ Phan Vũ Anh Minh khuyến cáo, khi sử dụng máy đo nồng độ oxy này, để các thông số đo được chính xác, cần chú ý không cử động ngón tay đang được kẹp để đo. Ngoài ra, không được sơn móng tay, sử dụng móng tay giả hoặc mỹ phẩm trên ngón tay được đo. Đảm bảo móng tay không quá dài, để đầu ngón tay có thể che kín bộ phận cảm biến trong khe kẹp.‏

‏Đồng thời, các kết quả đo có thể không chính xác đối với những người đã từng sử dụng thuốc cản quang, những người có nồng độ hemoglobin bất thường, đặc biệt đối với các trường hợp ngộ độc carbon monoxide và ngộ độc các chất gây methemoglobin, những người bị hạ huyết áp, co thắt mạch máu nghiêm trọng, thiếu máu hoặc hạ thân nhiệt.‏

Máy đo nồng độ oxy là một thiết bị khá phổ biến đối với những người mắc bệnh như nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, tim mạch,… Tuy nhiên trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay thì máy đo nồng độ oxy SpO2 được nhiều người biết đến hơn và tìm mua để sử dụng. Những người nhiễm COVID-19 có thể sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu để theo dõi những cần đọc đúng thông số, báo cho nhân viên y tế khi nhịp mạch, chỉ số SpO2 bất thường.

Hướng dẫn đo nồng độ oxy
Hướng dẫn cách sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2

SpO2 (Saturation of peripheral oxygen) là một trong 5 dấu hiệu sinh tồn quan trọng của con người, bên cạnh mạch – nhiệt độ – huyết áp – nhịp thở. Chỉ số SpO2 là nồng độ hemoglobin có chứa oxy so với tổng lượng hemoglobin trong máu, hay gọi là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. 

Chỉ số SpO2 (hay nồng độ oxy trong máu) xuống thấp có thể gây ra nhiều dấu hiệu nguy hiểm cho cơ thể, vì vậy bạn nên chuẩn bị máy đo SpO2 trong nhà và nắm được đúng quy trình cách sử dụng máy đo nồng độ oxy để đảm bảo thu được kết quả chính xác. 

Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy

Bước 1: Kiểm tra pin của máy, thay pin nếu cần hoặc sạc pin (tùy loại máy).

Bước 2: Mở kẹp, đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy.

Lưu ý: không được sơn móng tay, sử dụng móng tay giả hoặc mỹ phẩm trên ngón tay được đo. Đảm bảo móng tay không quá dài, để đầu ngón tay có thể che kín bộ phận cảm biến trong khe kẹp.

Bước 3: Nhấn nút nguồn để khởi động máy. Không cử động tay trong khi đo. Kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình sau vài giây.

Bước 4: Khi kết thúc đo, rút ngón tay ra, sau vài giây máy sẽ tự tắt.

Hướng dẫn đo nồng độ oxy
Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy dễ dàng tại nhà

Cách đọc thông số máy đo nồng độ oxy

Nhịp tim

Nhịp tim sẽ thường hiển thị dưới dạng số ở phía dưới, cạnh vị trí hình trái tim hoặc có kí hiệu ghi chữ PR. 

Đơn vị đo: lần/phút . Phạm vi đo: 0-254 lần/phút. Giá trị bình thường: 60-100 lần/phút (đối với người lớn, lúc nghỉ ngơi).

  • Đơn vị đo: lần/phút (beat per minute – bpm).
  • Phạm vi đo: 0 – 254 lần/phút.
  • Giá trị bình thường: 60 – 100 lần/phút (đối với người lớn, lúc nghỉ ngơi).
Hướng dẫn đo nồng độ oxy
Nhịp tim sẽ thường hiển thị dưới dạng số ở phía dưới, cạnh vị trí hình trái tim hoặc có kí hiệu ghi chữ PR

Chỉ số SpO2

Chỉ số SpO‏‏2‏‏ hiển thị dưới dạng số, thường được đặt phía trên với kích thước lớn hơn, ở vị trí ghi chữ SpO2‏‏.

  • Đơn vị đo: Tỉ lệ phần trăm (%).
  • Phạm vi đo: 0 – 100%.
  • Giá trị bình thường: 94 – 100%.
  • Sai số khi đo: Tùy máy, nhưng trong khoảng ± 2 – 3%.

Các mức độ cụ thể của chỉ số SpO2 để bạn có thể chủ động theo dõi sức khỏe: 

  • SpO2 từ 97% – 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt.
  • SpO2 từ 94% – 96%: Chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy.
  • SpO2 từ 90% – 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp, cần tham khảo ý kiến của bác sỹ và tiến hành thở oxy.
  • SpO2 thấp hơn 90% là một ca cấp cứu trên lâm sàng
Hướng dẫn đo nồng độ oxy
Chỉ số SpO‏‏2‏‏ hiển thị dưới dạng số, thường được đặt phía trên với kích thước lớn hơn, ở vị trí ghi chữ SpO2

Một số lưu ý khi sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu

  • Trong quá trình đo, bạn cần để dụng cụ đo thấp hơn vị trí của tim, giữ máy yên, không rung lắc, không cử động trong khi đo vì điều này có thể làm ảnh hưởng lớn đến kết quả đo. 
  • Nếu bạn vừa vận động mạnh hoặc leo cầu thang thì nên để cơ thể ổn định khoảng 5 phút rồi mới đo, xoa hai bàn tay để làm ấm.
  • Khi đặt tay phải để đúng tư thế, đưa ngón tay vào sâu chỗ có ánh đèn, không để rìa bên ngoài vì như vậy máy sẽ không nhận được tín hiệu. 
  • Kiểm tra pin thường xuyên để đảm bảo máy hoạt động chính xác nhất. 
  • Các loại sơn móng tay, đồ trang trí móng tay, móng tay giả hay mỹ phẩm sẽ cản ánh sáng tiếp cận với ngón tay của bạn, khiến máy không thể bắt được tín hiệu hoặc đo sai. Vì vậy bạn nên tẩy và loại bỏ hết, đảm bảo móng sạch sẽ rồi mới đo để có kết quả đúng nhất. 

Trên đây là toàn bộ cách đọc, cách sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu và một vài lưu ý mà Mi Hà Nội muốn gửi tới các bạn. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, các bạn có thể dễ dàng sử dụng và kiểm soát được tình trạng oxy trong máu của mình.