Hướng dẫn cách nhảy sạp năm 2024

Nhảy sạp -luôn được mọi người ưa chuộng bởi sự khỏe khoắn mà khéo léo mà nó mang lại. Ngày xưa thì trò này chủ yếu được tổ chức nhiều ở những vùng dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, nhưng hiện nay đã được phổ biến trong mọi cuộc vui chơi hay hoạt động ngoại khóa trên mọi miền đất nước. Điều đặc biệt là trò này phù hợp với mọi lứa tuổi, trẻ em và người lớn tuổi đều chơi được. Nếu bạn đang còn thắc mắc về cách chơi và cách chuẩn bị những dụng cụ để chơi như thế nào thì hãy để Thủ Thuật Chơi hướng dẫn các bạn bằng bài viết ngay dưới đây nhé! Let’s go!

1. Chuẩn bị trước khi chơi

- Số lượng người chơi: Nhóm từ 10 người trở lên, càng đông sẽ càng vui, và cần người để gõ cây sào.

- Địa điểm: Những nơi có mặt phẳng rộng như sân trường, công viên…

- Dụng cụ: Những thanh tre, nứa, nhựa dài khoảng 2-3m, có thể là 6-8 cây sào con (nhỏ hơn), và 2 sào cái làm kê (to hơn), bề mặt nhẵn.

2. Hướng dẫn chơi trò chơi

- Chia đội chơi: Tập thể sẽ chia ra làm 2 đội, một đội nhảy và một đội gõ sào cho các bạn nhảy

- Cách gõ sào: Lấy sào cái làm con kê, lấy sào con gài lên trên, số lượng chẵn và gài song song với nhau. Bố trí người cầm sào để gõ, mỗi người ở mỗi đầu, tay cầm 2 cây sào. Gõ theo nhịp điệu 1234, 1234, 1234… đến nhịp thứ tư thì đập 2 cây sào lại với nhau.

- Người nhảy sạp:

+ Nhảy đơn: người nhảy sẽ nhảy vào các khoảng trống giữa các sào, cẩn thận nhịp 4 người gõ sẽ đập sào vào nhau nên một số khoảng trống cần rút chân nhanh, không sẽ bị đập trúng chân.

+ Nhảy đôi: 2 người nhảy sẽ đứng song song và quay mặt vào với nhau, cầm tay nhau, và cùng nhảy theo nhịp gõ của cây sào.

+ Có thể nhảy kết hợp với múa theo nhịp điệu, con trai cầm khèn, con gái múa quạt.

- Những lưu ý và lợi ích của trò chơi:

- Lợi ích: Rèn luyện sự khéo léo, tăng sức bật của chân, rèn luyện sức khỏe; đem lại những giây phút thoải mái sau những giờ học và làm việc căng thẳng.

- Lưu ý: Khi gõ sào nên gõ nhẹ tránh lúc đập vào chân gây bị thương; đối với trẻ nhỏ, thầy cô và bố mẹ nên hướng dẫn một cách tỉ mỉ tránh xảy ra tai nạn trong lúc chơi.

- Có thể nhảy theo nhịp điệu bài hát cho thêm phần sôi động và náo nhiệt, ví dụ như: Xòe hoa, Sòn đô sòn...

Khác với đa phần những trò chơi dân gian khác có xuất phát từ vùng đồng bằng châu thổ, nhảy sạp có nguồn gốc lâu đời từ vùng núi Tây Bắc. Đồng bào ở nơi đây vào mỗi dịp lễ tết sẽ tổ chức và cùng nhau tham gia vào trò chơi này. Hiện nay, nhảy sạp không chỉ gói gọn ở vùng Tây Bắc mà đã phát triển ở những vùng miền khác của đất nước.

2. Lứa tuổi thích hợp chơi trò nhảy sạp

Bản chất của trò chơi này sinh ra dành cho tất cả mọi người. Ai cũng có thể tham gia vào trò chơi này. Đối với các bé, khoảng 5 tuổi trở lên, ba mẹ, thầy cô sẽ hướng dẫn cho các con chơi trò chơi này.

3. Số lượng người tham gia trò chơi nhảy sạp

Nhảy sạp là trò chơi tập thể, do vậy càng nhiều người tham gia trò chơi càng sôi động, hấp dẫn. Ông và, ba mẹ, thầy cô có thể tham gia vào chơi cùng các bé.

4. Không gian chơi trò nhảy sạp

Trò chơi nhảy sạp có kèm theo dụng cụ, do vậy, cần không gian rộng lớn, bằng phẳng cho các bé chơi. Một số địa điểm lý tưởng bạn có thể tham khảo như công viên, nhà đa năng tại trường học, sân thể dục, sân trường,…

5. Hướng dẫn cách chơi trò nhảy sạp

Nhảy sạp là trò chơi dân gian khá khó đòi hỏi ở người chơi nhiều yếu tố. Dưới đây là những điểm quan trọng trong trò chơi mà người quản trò cần lưu ý.

Chuẩn bị:

  • Số lượng người chơi không giới hạn., tối thiểu là 4 bé. Chia cách bé thành 2 nhóm.
  • Những thanh tre dài 2 m, nhẵn.

Luật chơi:

  • Trẻ nhảy sạp nhảy qua các thanh tre, cố gắng nhảy sao cho không đụng vào các thanh tre và hát theo các bạn.
  • Trẻ nhảy lần lượt qua các cặp thanh tre và nhảy được ra ngoài, sau đó quay trở lại điểm xuất phát và chờ lượt chơi tiếp theo của mình.
  • Lưu ý không đụng vào các thanh tre, tránh vi phạm luật chơi.

Hướng dẫn cách nhảy sạp năm 2024
Cách chơi trò nhảy sạp

Cách chơi:

  • Cho 2 trẻ ngồi cầm 2 đầu của thanh tre dài (tùy theo số trẻ chơi mà cô có thể bố trí số cặp thanh tre cho phù hợp).
  • Các trẻ còn lại đứng bên ngoài thanh tre theo hàng dọc. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu”, trẻ cầm thanh tre điều khiển 2 thanh tre theo chiều lên, xuống, qua phải.
  • Trẻ nhảy sạp nhảy qua các thanh tre, cố gắng nhảy sao cho không đụng vào các thanh tre.
  • Trẻ nhảy lần lượt qua các cặp thanh tre và nhảy được ra ngoài, sau đó quay trở lại điểm xuất phát đợi chơi tiếp lượt sau.
  • Trẻ nhảy qua được 2 thanh tre thì trẻ sau xuất phát, không cần chờ hiệu lệnh của cô. Mỗi cặp thanh tre có thể cho 2 trẻ cùng nhảy.

6. Lợi ích của bé khi tham gia vào trò chơi

  • Rèn luyện thể chất, sự khéo léo, trở nên nhanh nhẹn
  • Rèn luyện tính nhẫn nhãi và đoàn kết trong quá trình chơi.
  • Mang lại giây phút giải trí cho bé sau giờ học căng thẳng

7. Những lưu ý khi tham gia vào trò chơi

  • Ba mẹ, thầy cô cần hướng dẫn kỹ bé để tránh xảy ra tai nạn trong quá trình nhảy sạp.
  • Các bé nên mang giày khi chơi để bảo vệ bản thân.
  • Tránh gây tiếng ồn ảnh hưởng đến người xung quanh trong quá trình chơi.

Nhảy sạp là trò chơi khá phức tạp và cần nhiều kỹ năng khi tham gia, ba mẹ thầy cô cần hướng dẫn kỹ để tránh xảy ra sai sót trong quá trình chơi. Đặc biệt, nếu bạn tham gia cùng chơi với bé sẽ giúp bé phát triển tốt những kỹ năng thiết sót.