Học giáo lý hôn nhân bao nhiều tháng

Chị gái mình lấy chồng đạo công giáo, tính là năm sau mới cưới nhưng do bố chồng đột ngột lâm bệnh nặng nên phải lo cưới gấp. Hai ông bà ỉ i năm sau cưới nên chưa đi học giáo lý hôn nhân. Cuống cuồng đi hỏi thì toàn nơi dạy thời gian 6 tháng....Các chị có ai biết chỗ nào dạy thời gian ít hơn không chỉ cho em với. Nói là học giáo lý cấp tốc thì không phải nhưng có chỗ nào dạy trong khoảng 3 tháng thôi thì hay quá. Các chị nào biết chỉ em với nha. Chị gái em ở SG. Thanks các chị trước ạ.

Ngày nay việc yêu đương và kết hôn của mỗi người là tự nguyện. Vậy nên cũng có rất nhiều trường hợp hai người theo hai đạo khác nhau kết hôn với nhau. Khi một người muốn kết hôn với một người theo Đạo Giáo; thì người đó thường phải học giáo lý hôn nhân. Vậy việc ” người ngoại đạo học giáo lý hôn nhân” được thực hiện ra sao?. Bạn hãy đọc ngay bài viết dới đây của Luật sư X nhé.

Câu hỏi: Em yêu 1 anh theo đạo Thiên Chúa; và khi muốn kết hôn với người yêu em thì em bắt buộc phải theo học Giáo lí hôn nhân. Vậy giáo lý hôn nhân là gì ạ?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi này cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Đối với những người theo Công giáo; khi người bạn đời của mình không theo đạo; thì họ cần phải trải qua quá trình học giáo lý hôn nhân; để hội tụ đủ điều kiện kết hôn theo luật Công giáo
Khi người nam và người nữ đến với nhau bằng tình yêu; và mong muốn được gắn kết để trở thành vợ chồng; và nhu cầu đó chính là nhu cầu được tiến tới hôn nhân.

Hôn nhân Công giáo chính là một khoảnh khắc linh thiêng; tại khoảnh khắc này chúa Giêsu sẽ giúp một nam và một nữ tác hợp lại; trở thành một cặp vợ chồng được công nhận. Khi đứng trước Thiên chúa và Hội thánh, họ sẽ thề nguyện với nhau; xin ơn trên chứng giám và phù hộ cho cuộc hôn nhân này. Với những gì Chúa đã mang lại; họ phải giữ lời thề và sống xứng đáng với những gì mà họ được ân sủng. Điều đó đồng nghĩa với việc, từ đây, 2 vợ chồng sẽ không thể nào chia rẽ; phải yêu thương nhau trọn đời trước sự chứng giám của thần linh
Với những ý nghĩa thiêng liêng đó; những người ngoại đạo [không theo Công giáo]; phải trải qua một khóa học giáo lý để có thể hiểu được đặc tính của Công giáo; của hôn nhân Công giáo và hiểu rõ tường tận những sinh hoạt của người vợ/chồng của mình; khi sinh hoạt tôn giáo.

Đồng thời qua giáo lý hôn nhân họ sẽ hiểu được sự cao quý; và thánh thiện của Thiên chúa từ đó áp dụng vào trong hôn nhân; và trong giáo dục con cái sau này.

Nội dung của giáo lý hôn nhân bao gồm: Giáo luật và thủ tục Hôn Phối; tình yêu, tình dục và sự hòa hợp trong hôn nhân, đạo hiếu; và cách giáo dục con cái… tất cả đều hướng đến cái thiện, sự tôn kính Thiên Chúa; coi trọng hôn nhân, gia đình.
Khi đi học giáo lý hôn nhân; cả người nam và người nữ nên đi học cùng nhau để cùng hiểu; cùng chia sẻ, cùng thấm nhuần lời dạy của Linh Mục; đến cuối khóa người nam/nữ không theo đạo Công giáo sẽ phải trải qua một kỳ thi viết; và vấn đáp với nội dung thi đã nằm trong khung chương trình giảng dạy của giáo lý hôn nhân.

Nếu vượt qua sẽ được cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học giáo lý hôn nhân. Từ đây bạn có thể thực hiện những bước tiếp theo; là xin giấy giới thiệu của Linh Mục để tiến hành lễ Hôn Phối.

Tuy nhiên, trước khi bước vào học giáo lý hôn nhân; những người theo một đạo khác ngoài Công giáo thì cần phải có “Đơn xin chuẩn hôn khác đạo”; và được Đức Giám Mục thuộc giáo phận ban phép chuẩn. Quá trình xin đơn không gây hà khắc, khó khăn cho người khác đạo; chỉ cần liên hệ Linh mục, Linh mục sẽ hướng dẫn bạn cách thức để thực hiện.

Trong trường hợp, 1 trong 2 người muốn kết hôn không theo bất cứ đạo nào; thì không cần có “Đơn xin chuẩn kết hôn khác đạo”
Khi học giáo lý hôn nhân; bạn có thể đến bất cứ nhà thờ nào gần nơi bạn đang ở để đăng ký học; quá trình học kéo dài khoảng 3 tháng với 12 buổi học; tuy nhiên nhiều nhà thờ dạy giáo lý hôn nhân với tần suất 3 buổi/tuần; thì sẽ rút ngắn được thời gian học nhanh chóng hơn. 

Sau khi hoàn thành giáo lý hôn nhân; nếu bạn mong muốn được theo tín ngưỡng của Công giáo và tin tưởng vào Chúa; bạn có thể gia nhập đạo Công giáo bằng cách học Giáo Lý Dự Tòng. Nếu không thì điều này không cần thiết cũng không bắt buộc.
Khi hai bạn có một tình yêu mãnh liệt thì những khoảng cách về địa lý; tôn giáo đều không thể chia lìa được bạn. Trải qua khóa học giáo lý hôn nhân không phải là một thử thách; chúng chính là một bước tiến mới để bạn tin vào Chúa, tin vào những điều Chúa mang lại; từ đó bạn sẽ thấy cuộc sống của bạn không còn quá khó khăn cũng như đau khổ; chúng êm dịu hơn và nhẹ nhàng hơn.

Qua khóa học đó bạn cũng hiểu rõ hơn về người bạn đời của mình; về văn hóa tín ngưỡng và sinh hoạt tôn giáo của họ; từ đó có sự thấu hiểu rõ hơn; hướng cuộc hôn nhân của bạn đến với cái thiện và những điều tốt đẹp nhất.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Người ngoại đạo học giáo lý hôn nhân” . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

  • Mục đích của hôn nhân là gì theo quy định của Luật Hôn nhân hiện hành?

Giáo lý hôn nhân gồm mấy phần?

– Giáo lý đạo– Bí tích hôn nhân

– Những điều cần tin, làm và giữ

Giáo lý hôn nhân. Hồ sơ hôn phối cần chuẩn bị. Đăng ký hôn phối….

Học giáo lý hôn nhân

THỦ TỤC HÔN NHÂN

1.    Chuẩn bị trước khi đăng ký hôn phối

1.1 Giáo lý hôn nhân

Đôi bạn là người công giáo phải học giáo lý hôn nhân tối thiểu 3 tháng, nếu một người khác đạo muốn theo công giáo phải học giáo lý tân tòng tối thiểu là 6 tháng. Học sớm càng tốt để xuất trình chứng chỉ khi đăng ký hôn phối. Hoặc đăng ký hôn phối rồi tiếp tục học, miễn sao trước ngày cưới phải có chứng chỉ.

1.2 Hồ sơ hôn phối cần chuẩn bị

–         Giấy giới thiệu của cha xứ bên kia;

–         Chứng chỉ Rửa tội mới cấp không quá 6 tháng;

–         Chứng chỉ Thêm sức [nếu chưa lãnh nhận bí tích Thêm sức, thì kiếm nơi học khoá căn bản để kịp chịu Thêm sức];

–         Chứng chỉ giáo lý hôn nhân; bằng giáo lý hôn nhân

–         Sổ gia đình công giáo [bản chính];

–         Giấy đăng ký kết hôn dân sự [trình trước khi làm lễ cưới];

–         Giấy miễn chuẩn ngăn trở do Đấng Bản Quyền cấp [đối với hôn nhân khác đạo, hôn nhân hỗn hợp].

2.     Đăng ký hôn phối

a-     Đăng ký hôn phối bên đàng trai hay đàng gái đều được. Bên nào nhận làm lễ cưới thì đăng ký bên ấy. Người bán cư trú cũng được đăng ký hôn phối khi đã có cư sở hay bán cư sở tại đó hay ít ra là đã cư ngụ được một tháng [đ.1115].

b-    Trình diện : ít nhất 3 tháng trước ngày dự định xin lễ cưới, đôi bạn cùng cha hoặc mẹ đến trình diện nơi cha xứ thụ lý hồ sơ hôn phối. Nếu không còn cha mẹ, thì người thân nhất đi thay.

c-     Xuất trình hồ sơ hôn phối như mục 1.2 ghi trên.

d-    Đôi bạn nên tự ý từng người gặp riêng cha xứ để trình bày khúc mắc, nếu có.

e-     Bạn ở giáo xứ bên kia : xin giấy giới thiệu của cha xứ nơi mình cư ngụ đưa sang cho cha xứ bên này.

f-      Cha xứ và gia đình đôi bạn xác định thời gian, địa điểm xin lễ cưới.

g-     Cha xứ lập tờ rao hôn phối, gửi tờ rao cho cha xứ bên kia [sau 3 lần rao, đôi bạn đến xin kết quả đem về], dù bên kia là tân tòng, cha xứ cũng phải nhận rao.

h-    Trường hợp xin cử hành lễ cưới ở nơi khác, thì cha xứ sẽ gửi giấy giới thiệu kèm với toàn bộ hồ sơ hôn phối.

i-       Nếu hồ sơ chưa đủ thì cứ xin đăng ký ngày giờ lễ cưới sẵn [không quá trước 3 tháng], sau đó ít nhất 3 tuần trước ngày cưới phải đến đăng ký chính thức [bổ túc giấy tờ], để kịp rao 3 lần.

j-       Lưu ý đối với hôn nhân khác đạo đến đăng kí hôn phối

Cha nào chứng hôn cho đôi hôn phối khác đạo thì hướng dẫn người bên lương đến gặp cha xứ nơi họ ở gần nhất [với giấy giới thiệu sơ khởi của cha chứng hôn] để xin ngài giúp điều tra và sau đó báo lại kết quả sơ khởi cho cha chứng hôn. Chú ý là chỉ nên xin cha xứ nơi đó giúp điều tra chứ không đòi ngài giới thiệu. Cha xứ nơi người lương cư ngụ, không nên từ chối cộng tác điều tra, không nên lấy lý do là không biết đến người lương trong địa hạt mình.

k-    Cha xứ nơi cử hành hôn phối cần thăm dò những vấn đề của đôi bạn

– Đôi bạn có ý thức, chấp nhận hôn nhân bất khả phân ly, đơn nhất, sinh sản và giáo dục con cái.

– Đôi bạn có ngăn trở tiêu hôn hay bất hợp luật.

– Đôi bạn không bị hà tỳ: do khiếm khuyết khả năng phán đoán, khả năng tâm lý, bệnh tật, lầm lẫn, kết hôn giả hình, đặt điều kiện, bị ép buộc, sợ hãi.
– Xem xét đôi bạn có dấu diếm những điều mà có thể gây nhũng nhiễu rối loạn trong đời sống hôn nhân như: bệnh đồng tính, bệnh nan y, nghiện, vô sinh, có con riêng, nợ nần lớn, đang có quan hệ nam nữ với người khác…

– Nên yêu cầu người lương hay tân tòng làm thêm một bản lý lịch dân sự, để biết tình trạng nhân thân và hoàn cảnh trong các thời gian sống của họ ở những nơi nào đó. Trong lý lịch, yêu cầu họ ghi thêm số điện thoại của cha mẹ và anh chị em, bạn bè để cha chứng hôn có thể liên lạc và điều tra thêm

l-       Rao hôn phối

– Rao hôn phối là một phương thức nhằm khám phá ra các ngăn trở tiêu hôn và cấm hôn. Cha xứ phụ trách chứng hôn tại giáo xứ mình có bổn phận lập tờ rao và phải gửi đến các cha xứ, nơi mà người kết hôn đang cư ngụ và nơi mà họ đã cư ngụ trong một thời gian khá lâu.

– Rao ba lần, thường được rao vào ba Chúa Nhật liên tiếp. Cha xứ có quyền tha rao một lần, cha Quản hạt tha rao hai lần, và Bản quyền địa phương tha rao ba lần.

3.    Chuẩn bị lễ cưới

–         Đôi bạn tập nghi thức hôn phối vài ngày trước khi cử hành bí tích hôn phối;

–         Nộp lại tờ rao hôn phối từ xứ bên kia;

–         Bổ túc giấy tờ, nếu còn thiếu;

–         Liên hệ với nhà thờ v/v ca đoàn, hoa, nến, trang trí…

–         Đôi bạn nên xưng tội trước lễ cưới và xin cha giải tội có lời khuyên thích hợp.

4.     Hôn phối với Ngoại kiều, Việt kiều

a-    Kết hôn với Ngoại kiều, Việt kiều công giáo

Những giấy tờ người Ngoại kiều, Việt kiều cần có khi đăng ký kết hôn nơi cha xứ cử hành hôn phối như sau:

–         Giấy giới thiệu của cha quản xứ bên người Ngoại kiều, Việt kiều;

–         Giấy chứng nhận bí tích Rửa tội, Thêm sức;

–         Giấy chứng chỉ Giáo lý Hôn nhân;

–         Giấy chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 6 tháng

–         Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam do Chính quyền Địa phương cấp;

–         Trước khi cử hành hôn phối cần phải có: Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn do sở Tư Pháp của chính quyền Việt Nam cấp;

–         Cha xứ có thể cho rao hôn phối trước, dù một trong hai người chưa có mặt ở Việt Nam; nhưng không được nhận xác định ngày cử hành hôn phối, nếu chưa đầy đủ giấy tờ cần thiết.

b-    Hôn phối với Ngoại kiều, Việt kiều không công giáo

–         Ngoài những giấy tờ cần thiết như trường hợp Ngoại kiều, Việt kiều Công giáo, cha xứ nơi cử hành hôn phối giúp làm giấy xin miễn chuẩn hôn phối khác đạo [với người lương] hay xin phép cử hành hôn nhân hỗn hợp [với người Tin Lành, Anh giáo, Chính thống…].

–         Cha xứ chỉ đề nghị lên Đấng Bản Quyền để cho phép hay miễn chuẩn ngăn trở sau khi đã điều tra cẩn thận và không có nghi ngờ gì về cấm hôn hay ngăn trở tiêu hôn và sự thành tâm của đương sự.

–          Đối với người lương hay vô thần đã ly dị và sẵn sàng theo đạo để hưởng đặc ân thánh Phaolô khi kết hôn thì cha xứ sẽ không chấp thuận nếu đương sự đã không trải qua thời gian dự tòng là 6 tháng và nhận thấy họ có đức tin.

5.    Chuẩn hôn phối khác đạo

–          Đôi bạn đều phải học Giáo lý Hôn nhân ít nhất là 3 tháng;

–          Hồ sơ hôn phối của người công giáo như mục 1.2;

–          Đôi bạn viết đơn xin Phép chuẩn Hôn phối khác đạo, để cha xứ xác nhận và đệ trình Toà Giám Mục chấp thuận;

–          Nghi thức hôn phối được cử hành trong nhà thờ nhưng ngoài thánh lễ;

–          Không nhận làm thủ tục chuẩn hôn phối khác đạo cho những người ở quá xa khi mà việc điều tra thấy rất khó khăn;

–          Không nên dễ dãi nhận làm thủ tục chuẩn Hôn phối khác đạo với trường hợp là Ngoại kiều, Việt kiều. Tuy nhiên, Toà Giám Mục có thể ban phép chuẩn cho từng trường hợp riêng khi có một linh mục ở ngoại quốc nơi đôi bạn cư ngụ viết giấy xác nhận bảo đảm hướng dẫn đời sống đức tin cho bạn công giáo.

Lm. Luca Quang Huy

Video liên quan

Chủ Đề