Công thức tính tiết kiệm quốc gia

Chúng ta biết rằng GDP là tổng sản phẩm trong nước, là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, và GNI là tổng thu nhập quốc gia, là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ sau cùng được sản xuất ra bởi công dân của một nước, bất kể sản lượng đó được sản xuất ra ở đâu [trong nước hay nước ngoài].

Do vậy, ta có hai khái niệm tiết kiệm trong nước [Sd] và tiết kiệm quốc gia [Sn].

Chúng ta cũng biết rằng, Tiết kiệm = Thu nhập - Chi tiêu tiêu dùng

1. Tiết Kiệm Trong Nước [Sd]


Tiết kiệm trong nước [Sd] được tính bằng cách lấy thu nhập trong nước [GDP] trừ đi chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình [C] và chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ [G]. Từ công thức: GDP = C + I + G C + S + G [1] Tiết kiệm luôn bằng đầu tư [I = S]

Từ [1] ta có thể viết: GDP - C - G = Sd [2]


Từ [2] ta có thể viết: [GDP - T] - C + [T - G] = Sd T: Thuế ròng [Thuế trừ đi các khoản chi chuyển nhượng của chính phủ]

Thuế [T: Taxes]
Nguồn thu chính của chính phủ là thuế, thuế chia làm 2 loại:

- Thuế gián thu: [Ti : Indirect Taxes]: là loại thuế gián tiếp vào thu nhập: VAT, Thuế XNK,...

Thuế trực thu [Td  : Direct Taxes]: Là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập: thuế TNDN, Thuế TNCN,…

Thuế ròng [TN : Net Taxes]

                        TN = T – Tr 

+ Chi chuyển nhượng [Tr: Tranfer payment]: Đây là khoản tiền mà chính phủ tặng không cho dân chúng: trợ cấp hưu trí, trợ cấp khó khăn,..
Trở lại công thức: [GDP - T] - C + [T - G] = Sd Sd: Tiết kiệm trong nước ⏩ [GDP - T] = Là thu nhập khả dụng của hộ gia đình trong nền kinh tế,

⏩ [GDP - T] - C Thu nhập khả dụng - Chi tiêu của hộ gia đình [C] = Tiết kiệm khu vực tư nhân hay tiết kiệm của các hộ gia đình [Sp]

⏩ [T - G]  Thu nhập của chính phủ - Chi tiêu của chính phủ = Tiết kiệm chính phủ [Sg]

Chúng ta thường nghe nói trên đài, báo nói về "ngân sách chính phủ", nó chính là phần còn lại sau thu nhập trừ chi tiêu của chính phủ.

Ngân sách CP = Tiết kiệm CP

Ta có: GDP = C+I+G [nền kinh tế mở không có ngoại thương]

           GDP = C+I+G+X-M [nền kinh tế mở có ngoại thương]

Hay: GDP - C - G = I + X - M = Sd

     =>    Sd  - I = X - M

Tiết kiệm trong nước [Sd] trừ đi chi tiêu đầu tư [trong nước, I] chính bằng cán cân thương mại [TB] hay xuất khẩu ròng [NX].

Như vậy, cán cân thương mại thặng dư hay thâm hụt phụ thuộc vào tiết kiệm và đầu tư trong nước.

Chúng ta có 3 cách hiểu về cán cân thương mại:

a] NX = X - M [xuất khẩu - nhập khẩu]

b] NX = Thu nhập trong nước [GDP] - Chi tiêu trong nước [A];
[A = C + I + G]
xem lại Thu nhập khả dụng.

c] NX = Sd  - I

2. Tiết Kiệm Quốc Gia [Sn]

Cách viết thứ tư của NX với hàm ý dòng tài trợ vốn từ bên ngoài. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn khi xét đến cán cân thanh toán BOP. Câu hỏi đặt ra là nếu trong trường hợp NX là âm hay thâm hụt [có nghĩa là GDP nhỏ hơn A, hay tiết kiệm trong nước Sd nhỏ hơn đầu tư trong nước I], lấy đâu ra tiền để quốc gia nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu? [chi tiêu nhiều hơn thu nhập?, hay đầu tư nhiều hơn tiết kiệm?]. Câu trả lời sẽ là từ dòng vốn vào ròng từ bên ngoài.

Đặt [M – X] = Sf với ý nghĩa là dòng vốn vào ròng từ nước ngoài tài trợ cho cán cân thương mại thâm hụt [khi thu nhập nhỏ hơn chi tiêu]. vậy [X – M] = -Sf. Ta có:

I = Sd + Sf = Sp + Sg + Sf

Hàm ý rằng trong những nước đang phát triển thiếu vốn, cầu đầu tư trong nước [I] được tài trợ từ 3 nguồn cơ bản: tiết kiệm tư nhân Sp, tiết kiệm chính phủ Sg và tiết kiệm nước ngoài Sf.

Nếu tiến hành phân tích theo trật tự tương tự, thay vì bắt đầu bằng GDP, A và NX, chúng ta bắt đầu từ GNDI, A và CA, kết quả sẽ giúp tìm ra tiết kiệm quốc gia Sn. Kết hợp tất cả các phân tích đến đây, ta có:

Video liên quan

Chủ Đề