Hoàn cảnh sáng tác Hồn Trương Ba, da hàng thịt ngắn gọn

Hướng dẫn

Đề bài: Trình bày hoàn cảnh ra đời của vở kịch “Hồn Trương Ba- Da hàng thịt” của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ.

Lưu Quang Vũ là người nghệ sĩ đa tài của nền văn nghệ Việt Nam, không chỉ viết văn, làm thơ mà ông đặc biệt thành công trong lĩnh vực kịch nói. “Hồn Trương Ba- Da hàng thịt” là một trong những vở kịch nổi tiếng, gây được nhiều tiếng vang nhất của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Vở kịch không chỉ mang đến một câu chuyện, một số phận mà qua đó còn gửi gắm bao thông điệp, triết lí về cuộc đời và những giá trị nhân sinh của cuộc đời.

Vở kịch “Hồn Trương ba- da hàng thịt” được sáng tác năm 1981, đây là giai đoạn khá đặc biệt đối với nền văn học của Việt Nam. Hòa bình lập lại năm 1975, cuộc sống con người hoàn toàn bước sang một trang mới với những cơ hội và thách thức mới. Cùng với sự thay đổi của tình hình kinh tế, chính trị và trong chính cuộc sống con người đã kéo theo nhu cầu đổi mới của nền văn học trong giai đoạn mới bởi xét cho cùng văn học là tấm gương phản chiếu của đời sống xã hội.

Nhận thức được nhu cầu đổi mới và bằng những cảm nhận tinh tế của người nghệ sĩ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã hướng ngòi bút của mình vào những vấn đề thế sự, những câu chuyện đời thường nhưng lại có ý nghĩa lớn lao. Vở kịch “Hồn Trương Ba-da hàng thịt” được sáng tác năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới được ra mắt công chúng. Vở kịch được sáng tác trong không khí đổi mới tư duy văn học, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã đi sâu khám phá để phát hiện bi kịch trong con người hiện đại, đó là sự mâu thuẫn giữa phần hồn và phần xác, giữa nhu cầu vật chất chính đáng và nhu cầu tinh thần cao đẹp.

Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được bắt nguồn cảm hứng từ câu chuyện dân gian nhưng được phát triển và thêm thắt tình tiết để truyền tải những ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Vở kịch bao gồm 7 cảnh, trong đó đoạn trích “Hồn Trương ba, da hàng thịt” trong sách giáo khoa thuộc cảnh cuối cùng của vợ kịch.

Thông qua việc xây dựng xung đột giữa phần hồn thanh sạch của Trương Ba với thể xác phàm tục của da người hàng thịt, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã khắc sâu bi kịch tha hóa bên trong chính con người và cuộc đấu tranh gay gắt để bảo vệ và hoàn thiện nhân cách của con người. Qua vở kịch tác giả đã phê phán những hiện tượng xã hội tiêu cực trong xã hội và gửi gắm quan niệm nhân sinh về nhu cầu thống nhất giữa thể xác và tâm hồn.

Theo wikisecret.com

II. Tác phẩm

1. Tóm tắt

      Trương Ba - người làm vườn chất phác, hiền lành, rất mực yêu quý vợ con và cháu gái. Ông nổi tiếng là người chơi cờ giỏi và có lối sống thanh cao. Vì sự tắc trách của Nam Tào, Trương Ba đang khỏe mạnh bỗng chết một cách đột ngột. Tiên Đế Thích vì muốn có người đánh cờ với mình và muốn sửa sai cho Nam Tào nên hóa phép cho hồn Trương Ba nhập vào xác một anh hàng thịt mới chết. Hồn Trương Ba đau khổ đấu tranh với những ham muốn bản năng của thân xác hàng thịt. Sau một thời gian, chính hồn Trương Ba cũng phần nào bị tha hóa, gia đình Trương Ba trở nên ly tán, đau buồn. Trương Ba quyết định thắp nhang gọi Đế Thích lên để quyết định rời khỏi thân xác anh hàng thịt. Đế Thích tìm mọi cách khuyên ngăn và đưa ra giải pháp khác hấp dẫn hơn như cho Trương Ba nhập vào xác cu Tị đang hấp hối. Trương Ba xin cho cu Tị được sống và kiên quyết chọn cái chết và không nhập vào xác ai nữa bởi ông không muốn “bên trong một đằng bên ngoài một nẻo”.

2. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Vận dụng sáng tạo tích truyện dân gian để xây dựng tình huống kịch độc đáo và gửi gắm vấn đề nhức nhối của cuộc sống hiện đại.

- Viết năm 1981, công diễn lần đầu năm 1984 và gặt hái được thành công lớn.

- Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch.

b. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “Vợ Trương Ba bước vào”): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt

- Phần 2 (tiếp đó đến “Không cần!”): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình

- Phần 3 (còn lại): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba, Đế Thích và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba

3. Tìm hiểu chi tiết

a. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt

* Hồn Trương Ba:

 - Cho rằng mình vẫn có một đời sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn

     Xem xác chỉ là cái vỏ bên ngoài, âm u, đui mù, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc, nếu có thì chỉ là những thứ thấp kém. Hồn Trương Ba phủ nhận vai trò của xác anh hàng thịt

- Thái độ: từ chối quả quyết, mạnh mẽ sang ấp úng, bịt tai lại, tuyệt vọng

* Xác anh hàng thịt:

- Cho rằng hồn Trương Ba không thể tách khỏi xác anh hàng thịt, mọi việc làm, hành động của hồn Trương Ba đều chịu sự chi phối của xác anh hàng thịt

- Thái độ: từ giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng thắng thế

* Kết quả: phần thắng thuộc về xác anh hàng thịt

⇒ Cuộc đấu tranh giữa phần con và phần người, giữa đạo đức và tội lỗi, giữa khát vọng và dục vọng

b. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình

* Hồn Trương Ba: cho rằng mình vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch và thẳng thắn

* Những người thân trong gia đình:

- Vợ Trương Ba: đau đớn, khóc lóc, nhận ra Trương Ba không còn là Trương Ba của ngày xưa, “ông đâu còn là ông”

- Cháu gái: giận dữ, quyết liệt, phản đối nhất mực, cho rằng ông mình đã chết mà thay vào đó là một Trương Ba vô cùng vụng về, thô lỗ, phũ phàng

- Con dâu: cảm thông, chia sẻ và yêu thương với ông nhưng vẫn thấy không còn nhận ra Trương Ba của trước đây nữa.

* Mỗi người trong gia đình ở một vị trí, một thái độ khác nhau nhưng đều có điểm chung là thấy Trương Ba đã thay đổi, không còn nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.

- Kết quả: Trương Ba vỡ lẽ, nhận ra sự thay đổi của bản thân và sự lấn át của phần xác đối với phần hồn trong ông.

⇒ Mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm.

c. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba

- Sự giác ngộ về ý thức: Con người sống cần có sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, cần được sống là chính mình và cần phải sống có ý nghĩa.

   + Không được bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”

   + “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”

   + “Không thể sống với bất cứ giá nào được. Có những cái giá quá đắt, không thể trả được... tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa”.

- Hành động mang tính bước ngoặt của Trương Ba: Một quyết định đầy khó khăn nhưng hết sức đúng đắn.

   + Trả lại xác cho anh hàng thịt còn Trương Ba sẽ chết.

   + Phép thử của Đế Thích (Trương Ba nhập vào xác cu Tị): Trương Ba đã để cho cu Tị sống còn mình thì chết.

=> Đoạn kết có ý nghĩa rất to lớn, có tác dụng thúc đẩy ý chí nhận thức của con người về cách sống để tránh làm cho tâm hồn của mình bị tổn thương, không hoán đổi thân xác và sống nhờ vào thân xác của người khác. Được sống làm người quý giá thật nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.

d. Giá trị nội dung

     Qua đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh của chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý

e. Giá trị nghệ thuật

- Xây dựng tình huống, xung đột kịch độc đáo, hấp dẫn.

- Đối thoại kịch đậm chất triết lý, giàu kịch tính, tạo nên chiều sâu ý nghĩa cho vở kịch.

- Hành động kịch của nhân vật phù hợp với tính cách, hoàn cảnh, góp phần thúc đẩy tình huống, xung đột kịch phát triển.

- Nghệ thuật độc thoại nội tâm giúp nhân vật bộc lộ tính cách và quan niệm về lẽ sống đúng đắn.

Sơ đồ tư duy - Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt

Hoàn cảnh sáng tác Hồn Trương Ba, da hàng thịt ngắn gọn

 Loigiaihay.com

(1)

Hoàn cảnh ra đời Hồn Trương Ba, da hàng thịt

I. Khái quát về tác giả

1. Cuộc đời


Nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) sinh ở huyện Hạ Hòa, tỉnhPhú Thọ, quê ở thành phố Đà Nẵng.


Thời thơ ấu Lưu Quang Vũ ở vùng trung du Phú Thọ; năm 1954 ông về sống và đihọc ở Hà Nội.


Ông từng tham gia quân đội thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.


Lưu Quang Vũ đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệthuật năm 2000.


2. Con đường nghệ thuật


Lưu Quang Vũ bắt đầu sáng tác thơ khoảng những năm 60 của thế kỉ XX và từngđược khá nhiều bạn đọc yêu mến, đến đầu những năm 80 thì chuyển hẳn sang lĩnhvực sân khấu.


Chỉ trong bảy, tám năm ông đã sáng tác khoảng 50 kịch bản và hầu hết đều đượcdàn dựng. Kịch Lưu Quang Vũ đã chiếm lĩnh sàn diễn của rất nhiều nhà hát, đoànnghệ thuật ở khắp mọi miền đất nước.


Nhiều vở kịch của ông đã đạt giải cao trong các kì hội diễn sân khấu lớn nhỏ: Sốngmãi tuổi 17, Nàng Xi-ta, Nếu anh không đốt lửa, Lời thề thứ 9, Khoảnh khắc và vôtận, Tôi và chúng ta,…


II. Hoàn cảnh sáng tác Hồn Trương Ba, da hàng thịt
1. Hoàn cảnh sáng tác


Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch gây được nhiều tiếngvang nhất của Lưu Quang Vũ được viết từ năm 1981, nhưng đến năm 1984 mới lầnđầu ra mắt cơng chúng.

(2)

sống bình thường, hạnh phúc khi hồn được nhập vào thân xác anh hàng thịt. Ở đây,tác giả lại tập trung diễn tả tình cảnh trớ trêu, nỗi đau khổ, giày vị của Trương Batừ khi “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.


Hồn Trương Ba, da hàng thịt đã được công diễn nhiều lần trên các sân khấu trongvà ngoài nước.


Đoạn được học trích từ cảnh VII và đoạn kết của vở kịch, diễn tả sự đau khổ, dằnvặt và quyết định cuối cùng vô cùng cao thượng của Hồn Trương Ba.


2. Tóm tắt


Trương Ba, gần 60 tuổi - là một người làm vườn tốt bụng, đặc biệt rất cao cờ. Dotắc trách, Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan. Vợ TrươngBa lên Thiên đình kiện. Theo gợi ý của Đế Thích, để sửa sai, Nam Tào cho hồnTrương Ba nhập vào thể xác hàng thịt ở làng bên vừa mới chết, mới ngoài 30 tuổi,để được sống lại


Trú nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền tối: lí trưởng sáchnhiễu, chị hàng thịt địi chồng; gia đình Trương Ba ngày càng lủng củng. Đặc biệt,sống bằng thân xác hàng thịt, Trương Ba dần dà tiêm nhiễm một số thói xấu vànhững nhu cầu vốn xa lạ với ông. Gay nhất là chị hàng thịt địi hỏi Trương Ba phảilà người đàn ơng thực sự của chị. Lí trưởng nhân đấy sách nhiễu vòi tiền; con traiTrương Ba ngày càng đắc ý, lấn lướt, coi thường bố. Ngược lại, vợ, con dâu, cháunội Trương Ba không thể chịu nổi và dần dần xa lánh. Trương Ba vô đau khổ.Trước nghịch cảnh ấy, Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt, cũngkhông chấp nhận nhập vào xác cu Tị, kiên quyết chấp nhận cái chết.



---Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:Soạn văn 12 ngắn gọn


Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 12Phân tích tác phẩm lớp 12

(3)
Soạn văn 12 ngắn gọnTác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 12Phân tích tác phẩm lớp 1220 đề đọc hiểu thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn