Gửi tiền ngân hàng agribank lãi suất bao nhiêu mới nhất năm 2022

Cuộc đua lãi suất đang được hâm nóng khi ngày càng xuất hiện thêm nhiều yếu tố khiến các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất huy động. Tuy nhiên, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước dường như vẫn đang đứng ngoài cuộc đua này.

THÊM NHIỀU NGÂN HÀNG TĂNG LÃI SUẤT TIẾT KIỆM

Theo tổng hợp của Công ty Chứng khoán Bảo Việt [BVSC], lãi suất huy động trung bình đối với cả hai kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng tiếp tục có diễn biến tăng nhẹ trong tháng 4/2022, cùng ở mức 0,08 điểm phần trăm lên mức 4,9%/năm và 5,66%/năm. So với cùng kỳ năm 2021, cả 2 loại lãi suất trung bình này đều đã tăng trở lại, lần lượt ở mức 0,08 và 0,02 điểm phần trăm, sau 2 năm liên tục giảm.

Chi tiết hơn, 2 nhóm ngân hàng thương mại cổ phần cùng chứng kiến lãi suất huy động tăng trong tháng 4, đối với cả 2 loại kỳ hạn. Trong đó, nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn [vốn trên 5.000 tỷ đồng] tăng 0,11 điểm phần trăm đối với kỳ hạn 6 tháng lên 4,70%/năm và 0,12 điểm phần trăm đối với kỳ hạn 12 tháng lên 5,46%/năm.

Tương tự, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ [vốn dưới 5.000 tỷ đồng] nâng lãi suất của 2 loại kỳ hạn trên thêm 0,05 điểm phần trăm và 0,03 điểm phần trăm, lên lần lượt 5,51% và 6,13%/năm.

Riêng nhóm ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục không điều chỉnh lãi suất trong tháng 4/2022. Lãi suất trung bình kỳ hạn 6 tháng tiếp tục được duy trì ở mức 3,78%/năm trong tháng thứ 11 liên tiếp; và lãi suất kỳ hạn 12 tháng vẫn đang không thay đổi ở mức 4,95%/năm sau 9 tháng.

Việc các ngân hàng thương mại nhà nước chưa điều chỉnh biểu lãi suất huy động chủ yếu là do vẫn giữ được lợi thế về nguồn vốn. Trong đó, nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng này trong 3 tháng đầu năm tăng khoảng 66.000 tỷ đồng. Ngoài ra, các chương trình miễn phí chuyển khoản kể từ đầu năm 2022 cũng đang phát huy hiệu quả để hút tiền gửi không kỳ hạn về.

Tuy nhiên, khi nhìn tổng thể toàn hệ thống, giới chuyên môn cho rằng, các ngân hàng tại Việt Nam đang phải chịu nhiều áp lực khiến lãi suất huy động tăng trong thời gian vừa qua.

Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng [tới ngày 25/4/2022] đạt 6,75%, mức cao nhất trong 10 năm qua. Nhiều ngân hàng nhỏ và vừa đã dùng gần hết hạn mức tăng trưởng tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước phát đợt đầu. Tín dụng tăng mạnh khiến kênh thị trường mở [OMO] liên tục được sử dụng để bơm tiền ngắn hạn ra ngoài hệ thống sau gần 1 năm kênh này đóng băng.

Thứ hai, áp lực lạm phát ngày càng rõ nét. Khi lạm phát tăng, ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy động để giữ mức lãi suất thực dương thì mới có thể hút dòng tiền nhàn rỗi của cư dân. Và để tránh xảy ra cuộc chạy đua lãi suất, các ngân hàng buộc phải điều chỉnh dần với bước tăng nhỏ.

Thứ ba, FED thắt chặt chính sách tiền tệ khiến đồng USD tăng giá từng ngày, tạo áp lực giảm giá cho các đồng tiền khác, đặc biệt là đồng nội tệ của các nền kinh tế mới nổi, bao gồm cả VND. Theo đó, muốn duy trì ổn định tỷ giá, các quốc gia này cũng phải siết cung tiền, hoặc bơm thanh khoản USD. Nhưng với hướng giải quyết nào thì lãi suất trong nước cũng sẽ tăng.

Với các áp lực trên, một số ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lãi suất huy động VND trong tháng 5/2022. Điển hình, SCB áp dụng lãi suất huy động tiết kiệm mới tăng khoảng 0,1 - 0,3%/năm, trong đó lãi suất kỳ hạn 6 tháng lên 6%/năm; 9 tháng lên 6,5%/năm; 12 tháng lên 7,3%/năm…

Hay như, Sacombank vừa công bố biểu lãi suất huy động mới, theo đó lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng tăng lên 3,7%/năm; 6 tháng tăng lên 4,7%/năm. Ở kỳ hạn huy động 12 tháng, lãi suất tăng lên 5,8%/năm.

Một số ngân hàng cũng điều chỉnh tăng biểu lãi suất tiết kiệm còn có SHB, Eximbank, Ngân hàng Bản Việt, Nam Á, ACB…

LÃI SUẤT TIẾT KIỆM NGÂN HÀNG NÀO CAO NHẤT?

Do nhiều ngân hàng thay đổi biểu lãi suất nên bảng xếp hạng lãi suất tiền gửi cao nhất trong tháng 5/2022 cũng có một vài thay đổi so với tháng trước đó.

Dẫn đầu danh sách là SCB với mức lãi suất 7,6%/năm. Mức lãi suất niêm yết này đối với kỳ hạn 13 tháng và chỉ áp dụng cho món tiền gửi có số dư từ 500 tỷ đồng trở lên.

Xếp liền sau là ngân hàng HDBank với mức lãi suất cao nhất 7,15%/năm. Điều kiện đi kèm để được hưởng lãi suất này là khách hàng cần có khoản tiết kiệm tối thiểu từ 300 tỷ đồng trở lên, lĩnh lãi cuối kỳ với kỳ hạn 13 tháng. Nếu không đạt đủ số tiền tối thiểu,ngân hàng áp dụng lãi là 6%/năm cho kỳ hạn 13 tháng này.

Techcombank và ACB đang cùng triển khai lãi suất tiết kiệm cao nhất ở mức 7,1%/năm. Khách hàng gửi tiết kiệm với số tiền từ 999 tỷ đồng trở lên kỳ hạn 12 tháng tại Techcombank sẽ được nhận lãi suất ưu đãi kể trên. Trong khi đó ngân hàng ACB đang huy động lãi suất 7,1%/năm cho khoản tiền gửi tối thiểu từ 100 tỷ đồng trở lên với thời hạn gửi là 13 tháng.

Bên cạnh đó, khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn gửi tiền ở một số ngân hàng khác cũng có lãi suất tiết kiệm tương đối cạnh tranh như MSB [7%/năm]; LienVietPostBank [6,99%/năm]; MB [6,9%/năm], Ngân hàng Việt Á [6,9%/năm], BacABank [6,9%/năm]... Nhưng các ngân hàng này đều có những tiêu chuẩn riêng để đạt được mức lãi suất như trên, chứ không cào bằng cho mọi khoản tiền gửi.

Tại nhóm 4 ngân hàng có vốn nhà nước bao gồm Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi so với trước. Theo đó, VietinBank có lãi suất cao nhất ở mức là 5,6%/năm. Trong khi mức cao nhất tại các ngân hàng Vietcombank, Agribank và BIDV cùng là 5,5%/năm.

[thitruongtaichinhtiente.vn] - Khảo sát biểu lãi suất tiết kiệm [lãi suất huy động] tại một số ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường trong ngày đầu tiên tháng 5/2022 cho thấy, lãi suất ở một số kỳ hạn chủ chốt tại một số ngân hàng đã điều chỉnh tăng so với đầu tháng 3/2022, với mức tăng từ 0,15 - 0,4 điểm %.

Khảo sát nhanh được Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ thực hiện tại một số ngân hàng Vietcombank, BIDV, SCB, VPBank, ACB, Sacombank, MB, VIB, MSB, SeABank, NCB, LienVietPostBank, BacABank, OCB, SHB… cho thấy, trong những ngày đầu tháng 5/2022, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tiếp tục được điều chỉnh tăng nhẹ tại một số ngân hàng thương mại cổ phần.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Ví như tại MB, lãi suất được điều chỉnh tăng từ 0,15 – 0,24% tại một số kỳ hạn chủ chốt, cụ thể: lãi suất kỳ hạn 6 tháng niêm yết ở mức 4,44%/năm [tăng 0,15%], kỳ hạn 12 tháng niêm yết lãi suất là 5,39%/năm [tăng 0,18%], kỳ hạn 24 tháng niêm yết lãi suất là 5,75%/năm [tăng 0,24%].

Hay tại SHB, lãi suất huy động động thêm khoảng 0,2-0,4 điểm % tùy vào kỳ hạn, cụ thể, tại kỳ hạn 36 tháng khi gửi tại quầy, lãi suất tăng 0,4 điểm % lên 6,5-6,6%/năm. Trong đó, số tiền gửi dưới 2 tỷ có lãi suất 6,5%/năm và từ 2 tỷ trở lên là 6,6%/năm. Tương tự, tại kỳ hạn 12 tháng, lãi suất huy động của SHB tăng từ 5,7-5,8%/năm lên 6,1-6,2%/năm.

Đối với hình thức gửi online, lãi suất huy động tại SHB cũng tăng khá mạnh. Hiện lãi suất cao nhất là 6,7%/năm khi gửi kỳ hạn từ 36 tháng, tăng 0,35%/năm so với trước. Tương tự, kỳ hạn 12 tháng tăng 0,3 điểm % lên 6,4%/năm.

Trước đó, nhiều ngân hàng cũng đã điều chỉnh lãi suất huy động. Trong đó, VPBank từ ngày 15/4 đã tăng mạnh 0,3-0,6 điểm % so với trước. Lãi suất cao nhất tại nhà băng này hiện nay là 6,9%/năm, áp dụng cho khách hàng gửi tiết kiệm online từ 50 tỷ trở lên với kỳ hạn 36 tháng, tăng 0,2 điểm % so với trước.

Hay ACB cũng điều chỉnh tăng lãi suất huy động thêm 0,1 điểm % đối với hình thức gửi online kể từ ngày 22/4; BacABank cũng tăng 0,1 điểm % cho nhiều kỳ hạn, lên cao nhất 6,9%/năm kể từ ngày 21/4.

Eximbank cũng vừa cập nhật biểu lãi suất mới. Theo đó, ngân hàng vẫn giữ nguyên lãi suất tiền gửi tại quầy, cao nhất là 6%/năm khi gửi từ 15 tháng trở lên. Trong khi đó, đối với hình thức gửi online, lãi suất cao nhất tăng lên 6,5%/năm, cao hơn khoảng 0,2 điểm % so với trước, áp dụng cho khách hàng gửi từ 15 tháng trở lên. Tính từ đầu năm đến nay, lãi suất gửi online tại Eximbank đã tăng khoảng 0,2-0,5%/năm.

Trái ngược với lãi suất điều chỉnh tăng tại một số ngân hàng, biểu lãi suất tiết kiệm tại SeABank trong ngày đầu tháng 5/2021 lại điều chỉnh giảm từ 0,05 -0,45 điểm phần trăm so với cùng kỳ tháng 4/2022. Cụ thể, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng của SeABank trong đầu tháng 5/2022 niêm yết ở mức 5,4%/năm [giảm 0,45%], kỳ hạn 12 tháng là 6,1%/năm [giảm 0,05%], kỳ hạn 24 tháng là 6,2%/năm [giảm 0,12 %].

Thống kê trên thị trường cho thấy, SCB vẫn là một trong những ngân hàng có mức lãi suất cao nhất thị trường, với lãi suất tiền gửi online lên tơi 7,35%/năm cho các kỳ hạn từ 18 – 36 tháng. Nhiều ngân hàng khác cũng có lãi suất cao nhất từ 7% như MSB, VietCapitalBank, VietBank, VietABank... với các kỳ hạn thường là từ 24 tháng trở lên.

Trái ngược với việc điều chỉnh tăng tại một số ngân hàng thương mại cổ phần, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại nhóm ngân hàng quốc doanh [Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank] vẫn duy trì sự ổn định ở mức thấp. Ví như, lãi suất tại Viecombank vẫn duy trì cao nhất là 5,5%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng, còn kỳ hạn 24 tháng là 5,3%/năm, 12 tháng là 4,0%/năm; hay tại BIDV, lãi suất cao nhất cũng ở mức 5,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng, kỳ hạn 12 tháng lãi suất cũng chỉ ghi nhận ở mức 4,0%/năm.

Trong báo cáo cập nhật vĩ mô mới công bố của Công ty Chứng khoán Bảo Việt [BVSC] cho biết, tính tới cuối tháng 4, lãi suất huy động 12 tháng tiếp tục tăng thêm 0,08 điểm phần trăm, lên mức 5,66%. Diễn biến này đã khiến cho lãi suất huy động tăng 0,02 điểm phần trăm so với cùng kỳ, sau hơn 2 năm liên tục giảm.

Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng [tới ngày 31/3/2022] đạt 5,04%, mức cao nhất trong 10 năm qua. Tín dụng tăng mạnh đã khiến cho thanh khoản hệ thống ngân hàng có phần căng thẳng hơn và phải liên tục sử dụng tới kênh Thị trường mở [OMO] để bơm tiền ngắn hạn ra ngoài hệ thống sau gần 1 năm kênh này đóng băng.

Diễn biến trên, cộng với những áp lực từ lạm phát cũng như nhu cầu tín dụng tăng cao trong quá trình phục hồi nền kinh tế, các chuyên gia của BVSC dự báo lãi suất có thể sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong thời gian tới. Tuy nhiên, mức tăng của lãi suất sẽ chưa quá lớn trong năm nay để có thể hỗ trợ cho nền kinh tế hồi phục.

THỐNG KÊ LÃI SUẤT TIẾT KIỆM THÁNG 5/2022 MỘT SỐ NGÂN HÀNG
[Đơn vị tính: %/năm]

Video liên quan

Chủ Đề