Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là gì

Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu, quá cảnh

  • 1. Kiểm dịch thực vậtlà gì?
  • 2. Thủ tụckiểm dịch thực vật xuất khẩu
  • 3. Thủ tục cấp phépkiểm dịch thực vật quá cảnh
  • 4.Xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh
  • 5. Mẫu giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu
  • 6. Mẫu giấy đăng ký kiểm dịch thực vật quá cảnh

1. Kiểm dịch thực vậtlà gì?

Theo giải thích tạiLuật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013:

Thực vậtlà cây và sản phẩm của cây.

Kiểm dịch thực vậtlà hoạt động ngăn chặn, phát hiện, kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ.

Đối tượng kiểm dịch thực vậtlà sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật, chưa có hoặc có nhưng phân bố hẹp ở Việt Nam và phải được kiểm soát nghiêm ngặt.

Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vậtlà thực vật, phương tiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển hoặc các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật.

2. Thủ tụckiểm dịch thực vật xuất khẩu

Theo quy định Điều 31 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật,Vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu phải được kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước nhập khẩu.

Trường hợp đã kiểm dịch tại cơ sở sản xuất hoặc nơi xuất phát hoặc nơi bảo quản ở sâu trong nội địa thì chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật khi đến cửa khẩu cuối cùng để xuất khẩu.

Theo quy định tại Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu nhưsau:

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu

1. Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu [theo mẫu quy định tạiPhụ lục IVban hành kèm theo Thông tư này].

2. Bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu [trong trường hợp tái xuất khẩu].

Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu

Bước 1: Đăng ký kiểm dịch thực vật: Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư này.

Bước 3: Kiểm tra vật thể

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.

Việc kiểm tra lô vật thể được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Thông tư này.

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

a] Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật [Theo mẫu quy định tạiPhụ lục Vban hành kèm theo Thông tư này] hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu [Theo mẫu quy định tạiPhụ lục VIban hành kèm theo Thông tư này] cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu

Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết.

b] Trường hợp phát hiện lô vật thể không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu thì Cơ quan kiểm dịch thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đồng thời phải thông báo cho chủ vật thể biết.

3. Thủ tục cấp phépkiểm dịch thực vật quá cảnh

Theo quy định tại Điều 32 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật, vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi quá cảnh Việt Nam phải được cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương đồng ý và kiểm dịch tại cửa khẩu đầu tiên nơi vật thể được đưa vào Việt Nam.

Theo quy định tại Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT:

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật quá cảnh

1. Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật [theo mẫu quy định tạiPhụ lục Iban hành kèm theo Thông tư này].

2. Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do nước xuất khẩu cấp.

Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.

3. Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.

Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật quá cảnh

Bước 1: Đăng ký kiểm dịch thực vật; Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật.

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư này.

Bước 3: Kiểm tra vật thể

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:

a] Kiểm tra sơ bộ

Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở, khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.

b] Kiểm tra chi tiết

Kiểm tra tình trạng bao gói và độ nguyên vẹn của lô hàng; Phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.

Trường hợp tình trạng bao gói của lô vật thể không đảm bảo thì chủ vật thể phải bao gói lại.

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

a] Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật quá cảnh.

b] Trường hợp phát hiện lô vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ thì cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định áp dụng các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật phù hợp theo quy định.

4.Xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh

Theo quy định tại Điều 34 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải xử lý trong các trường hợp sau đây:

a] Vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam, đối tượng phải kiểm soát hoặc sinh vật gây hại lạ; vật thể có nguy cơ cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam;

b] Vật thể phải xử lý để đáp ứng quy định kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu;

c] Vật thể vô chủ, không rõ nguồn gốc.

Biện pháp xử lý bao gồm xông hơi khử trùng, xử lý nhiệt, xử lý hơi nước nóng, chiếu xạ, tái xuất, tiêu hủy, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và các biện pháp khác.

5. Mẫu giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu

>>> PHỤ LỤC IVBan hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…………, ngày……tháng……năm……

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT XUẤT KHẨU/TÁI XUẤT KHẨU

Kính gửi:…………………………………………………

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:

Địa chỉ:

Điện thoại:…………………Fax/E-mail:

Số Giấy CMND: Ngày cấp: …………… Nơi cấp: …………..

Đề nghị quý cơ quan kiểm dịch lô hàng xuất khẩu sau:

1. Tên hàng: …………..…………. Tên khoa học:...

Cơ sở sản xuất: ...

Mã số[nếu có]:...

Địa chỉ:...

2. Số lượng và loại bao bì: ...

3. Khối lượng tịnh: ………………………….. Khối lượng cả bì:...

4. Ký mã hiệu, số hợp đồng hoặc LC: ...

5. Phương tiện chuyên chở: ...

6. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu: ...

Địa chỉ:...

7. Cửa khẩu xuất: ...

8. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ...

Địa chỉ:...

9. Cửa khẩu nhập: ...

10. Nước nhập khẩu:...

11. Mục đích sử dụng: ...

12. Địa điểm kiểm dịch: ...

13. Thời gian kiểm dịch:...

14. Địa điểm, thời gian giám sát xử lý [nếu có]:...

...

Số bản Giấy chứng nhận KDTV cần cấp: …………… bản chính; ………… bản sao ...

Vào sổ số:………………ngày……/……/……

Cán bộ KDTV nhận giấy đăng ký
[Kývà ghi rõ họ tên]

Tổchức,cánhânđăngký
[Kývà ghi rõ họ tên]

6. Mẫu giấy đăng ký kiểm dịch thực vật quá cảnh

>>> Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

…………, ngày…… tháng…… năm……

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT [*]

Kính gửi:……………………[**]…………………

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:

Địa chỉ:

Điện thoại:…………………………….Fax/E-mail:

Số Giấy CMND: Ngày cấp:…………… Nơi cấp:……………

Đề nghị quý cơ quan kiểm dịch lô hàng nhập khẩu sau [***]:

1. Tên hàng: …………………………………..Tên khoa học:...

Cơ sở sản xuất: ...

Mã số[nếu có]:...

Địa chỉ:...

2. Số lượng và loại bao bì: ...

3. Khối lượng tịnh:…………………………………..Khối lượng cả bì:...

4. Số hợp đồng hoặc số chứng từ thanh toán[L/C, TTr...]: ...

5. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu:...

Địa chỉ:...

6. Nước xuất khẩu:...

7. Cửa khẩu xuất:...

8. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu:...

Địa chỉ:...

9. Cửa khẩu nhập:...

10. Phương tiện vận chuyển:...

11. Mục đích sử dụng: ...

12. Giấy phép kiểm dịch nhập khẩu[nếu có]:...

13. Địa điểm kiểm dịch: ...

14. Thời gian kiểm dịch:...

15. Số bản Giấy chứng nhận kiểm dịch cần cấp: ...

16. Nơi hàng đến:...

Chúng tôi xin cam kết: Bảo quản nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu, đưa về đúng địa điểm, đúng thời gian được đăng ký và chỉ đưa hàng hóa ra lưu thông sau khi được quý Cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch [****].

Tổ chức cá nhân đăng ký
[Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên]

Xác nhận của Cơ quan Kiểm dịch

Đồng ý đưa hàng hóa về địa điểm:………………………………………………..để làm thủ tục kiểm dịch vào hồi……giờ ngày……tháng……năm……

Lô hàng chỉ được thông quan sau khi có Giấy chứng nhận kiểm dịch

Vào sổ số…………, ngày…tháng…năm…

…………………[*]…………………

[Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên]

Xác nhận của Cơ quan Hải quan

[trong trường hợp lô hàng không được nhập khẩu]

Lô hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam vì lý do:...

...

…………, ngày…tháng…năm…

Chi cục Hải quan cửa khẩu………………………

[Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên]

_________________

[*] Đăng ký theo Mẫu này được thể hiện trên 2 mặt của tờ giấy khổ A4;

[**] Tên cơ quan Kiểm dịch;

[***] Phải có đầy đủ các tiêu chí theo đúng thứ tự và khai các tiêu chí thích hợp đối với lô hàng;

[****] Cam kết này chỉ ghi khi đăng ký kiểm dịch đối với hàng hóa nhập khẩu;

Lưu ý: Cá nhân đăng ký không có con dấu phải ghi rõ số Giấy chứng minh nhân dân, ngày tháng và nơi cấp.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề