Giáo an Trò chơi tìm đúng số nhà

Mục đích
Phát triển các giác quan và khả năng định hướng trong không gian trẻ.

Chuẩn bị
Mỗi trẻ một hình tròn hoặc tam giác.

Cách chơi
– Cô phát cho mỗi trẻ một hình
– Cô chia trẻ thành 2 nhóm theo dấu hiệu: hình tròn, tam giác.
– Cô gọi một trẻ lên, hỏi xem trẻ có hình gì và quan sát xem mình phải tìm đến nhóm nào là “người nhà” của mình. Sau đó, cô bịt mắt trẻ lại rồi cho trẻ đi tìm đúng hình cùng loại với hình của mình. Cô yêu cầu trẻ ở nhóm “người nhà” vỗ tay hoặc nói: “Chúng tôi đây” để trẻ bị bịt mắt định hướng được. Khi đến nơi, trẻ bị bịt mắt phải sờ tay vào các hình mà một trẻ đã cho để xem có đúng là “người nhà” của mình không. Khi nào nói đúng thì trẻ mới được bỏ khăn bịt mắt ra. Trò chơi tiếp tục tương tự với các nhóm khác, chỉ cần đổi vị trí đứng và đổi các hình cho nhau.

* Cách chơi: Cô có mô hình nhà cấp 4 và mô hình nhà hai tầng. Các con sẽ cùng nhau vừa đi chơi vừa hát bài hát: Nhà của tôi. Khi có hiệu lệnh của cô: tìm nhà, tìm nhà, các con sẽ chú ý lắng nghe xem cô yêu cầu tìm nhà gì rồi tìm về đúng nhà đó.

- Cách chơi: Cho trẻ đi xung quanh chỗ chơi vừa đi vừa hát bài hát “cháu yêu cô chú công nhân”, khi cô có hiệu lệnh về nhà 1 tầng thì tất cả các bạn về ngôi nhà một tầng, cô có hiệu lệnh về nhà 2 tầng tất cả về ngôi nhà 2 tầng.

- Luật chơi: Nếu trẻ nào về nhà sai thì trẻ đó phải nhảy lò cò .

- Cô và một số tre chơi mẫu một lần

+ Cô tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần tùy vào sự hứng thú của trẻ.

+ Kết thúc cô nhận xét giờ chơi tuyên dương trẻ chơi tốt

2. Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời:

- Cô giới thiệu khu vực chơi của lớp

- Cho trẻ tự nhận đồ chơi và cô bao quát xử lý các tình huống xảy ra. Giáo dục trẻ không đến những đồ chơi nguy hiểm

Cô cho trẻ cùng hát bài hát : cả nhà thương nhau, dẫn trẻ đến một điểm nhát định để quan sát hiện tượng thời tiết

- Hôm nay các con thấy thời tiết như thế nào?

- Thời tiết hôm nay so với ngày hôm qua có gì khác không?

- Các con phải ăn mặc như thế nào cho phù hợp với thời tiết?

- Các con thấy cảnh vật xung quanh trường mình ngày hôm nay như thế nào?

- Cây cối  trường minh như thế nào?

- Các con phải làm gì để cây và hoa luôn được tươi đẹp nào?

Cô giáo dục trẻ: không ngắt cành cây, không hái hoa, chăm sóc cây và tưới nước cho hoa luôn được đẹp.

Hoạt động 2: Trò chuyện về chủ đề

-         Gia đình  các con còn có những ai?

-         Các con phải làm gì để cho gia đình luôn ngập tràn tiếng cười?

Giáo dục trẻ: ở nhà các con hãy luôn lắng nghe lời người lớn bảo, ở trường thi phải nghe lời cô giáo,luôn đoàn kết vơi anh , chi, em ..trong gia đình.

Giáo an Trò chơi tìm đúng số nhà


Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi

Chơi TCVĐ: Ai Nhanh Nhất

Cách chơi
Cô vẽ cho mỗi trẻ một vòng tròn làm nhà.
Cho trẻ đi lại trong nhóm. Khi nghe một trong các hiệu lệnh sau:
- Không có gió: trẻ đứng im tại chỗ.
- Gió thổi nhẹ: trẻ hơi lắc lư ngừoi.
- Gió thổi mạnh: trẻ chạy nhanh về nhà. Trẻ nào chạy không kịp là ngừoi thua cuộc phải nhảy lò cò một vòng quanh lớp.

TCHT: Tìm Đúng Nhà 

Cách chơi:

Có thể tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời. Cô vẽ trên sân những ngôi nhà hình tam giác, hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, trong đó có ghi số nhà. Phát cho mỗi trẻ một "số nhà". Một trẻ làm "cáo", những trẻ khác làm "thỏ".
- Lần 1: Chơi như trò chơi "Chó sói xấu tính". Khi "cáo" đuổi, "thỏ" phải chạy về đúng số nhà của mình.
- Lần 2: Các "chú thỏ" đổi số nhà cho nhau.

TCDG: Kéo cưa lừa xẻ

Luật chơi: Lời đồng dao kết thức ở trẻ nào thì bàn cưa sẽ chúc về bạn đó.

Cách chơi: cô cùng trẻ đọc thuộc bài đồng dao “kéo cưa lừa xẻ”

Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ

Hoặc:

Kéo cưa lừa kít

Làm ít ăn nhiều

Nằm đau ngủ đấy

Nó lấy mất cưa

Lấy gì mà kéo

Trẻ ngồi từng đôi đối diện nhau, cả hai đề cùng duỗi chân ra phia trước, hai bàn tay chạm vào nhau, hai bàn tay mắm lấy nhau, cùng đây qua đây lại như người  đang cưa gỗ theo nhịp ,miệng đọc bài đồng dao.Lời đồng dao kết thúc ở trẻ nào thì bàn cưa sẽ chúc về bạn đó!