Em hiểu như thế nào về câu thơ Một mảnh tình riêng, ta với ta

Hàm nghĩa của cụm từ ta với ta trong bài thơ Qua đèo ngang

Trang trước Trang sau

Câu hỏi: Tìm hàm nghĩa của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua đèo ngang”.

Trả lời:

Quảng cáo

Ta với ta - đó là sự đối diện với chính mình, giữa không gian bao la rộng lớn nơi đất khách quê người, nhân vật trữ tình như tự mình đối diện với nỗi buồn, hiu quạnh, những tâm sự không biết chia sẻ cùng ai. Câu thơ kết thúc nhưng vẫn gợi ra những âm hưởng buồn man mác của con người trong nỗi cô đơn.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi về các tác phẩm Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Trang trước Trang sau

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang

  • Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang
  • Cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang - Mẫu 1
  • Cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang - Mẫu 2
  • Cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang - Mẫu 3
  • Cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang - Mẫu 4
  • Cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang - Mẫu 5
  • Cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang - Mẫu 6
  • Cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang - Mẫu 7
  • Cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang - Mẫu 8
  • Cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang - Mẫu 9
  • Cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang - Mẫu 10
  • Cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang - Mẫu 11
  • Cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang - Mẫu 12

So sánh cụm từ "ta với ta" trong bài Bạn đến chơi nhà và Qua Đèo Ngang

So sánh cụm từ “ta với ta” - Mẫu 1

Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Khuyến là hai nhà thơ lớn của dân tộc, đều làm quan dưới triều Nguyễn. Nhưng trong hai thời kì, hai thế hệ cách xa nhau khoảng nửa thế kỷ. Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ hiếm có trong xã hội phong kiến. Nguyễn Khuyến là một bậc tài danh lừng lẫy “Tam nguyên Yên Đổ”.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Hai bài thơ đều kết thúc với cụm từ “ta với ta”:

“Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta”

[Qua đèo Ngang]

“Đầu trò tiếp khách trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta”

[Bạn đến chơi nhà]

“Qua Đèo Ngang” tả cảnh con đèo lúc chiều tà và nói lên nỗi buồn của khách ly hương. Còn “Bạn đến chơi nhà” thể hiện một tình bạn tri kỉ, chân thành, quý mến. Do đó, về mặt ngôn ngữ tuy giống nhau, nhưng ý nghĩa và sắc thái biểu cảm hoàn toàn khác nhau.

Trời tối dần, người lữ khách đứng trên đỉnh đèo Ngang vô cùng xúc động “dừng chân đứng lại” và bồn chồn trông xa, trông gần chỉ thấy “trời, non, nước” - đó là vũ trụ bao la mênh mông. Nỗi buồn thương nhớ gia đình quê hương tường như tan nát cả tấm lòng - “một mảnh tình riêng” - càng cảm thấy lẻ loi cô đơn. Ba chữ “ta với ta” là tiếng thở dài, tiếng than cực tả nỗi buồn cô đơn của khách ly hương khi một mình đứng trên đỉnh đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn.

Đến ba chữ “ta với ta” trong bài thơ Nguyễn Khuyến lại có một ý vị riêng. Đã lâu, người bạn già tâm giao mới đến chơi nhà. Vợ con đều đi vắng cả, chợ lại xa. Không có gì để tiếp đãi bạn: cải, cà, bầu, bí… Ngay đến miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có. Mà chỉ có “ta với ta” - vang lên như một tiếng cười vui vẻ. “Ta” là là tôi, ta là “bác” cũng có thể “ta” là cả bác với tôi, chan hòa trong một tình bạn tri âm tri kỉ, chân tình, kính mến và quý trọng. Ba chữ “ta với ta” biểu hiện một tình bạn đẹp của các nhà nho ngày xưa.

Qua đó, ta càng thấy rõ phải đặt ngôn ngữ thi ca vào văn cảnh, ngữ cảnh để cảm thụ. Và ta càng thấy rõ cá tính sáng tạo nghệ thuật của các thi sĩ chân tài.

Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7 - Đề số 3 có lời giải chi tiết

Đề bài

Câu 1:

Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

a. Nhận biết

Nêu tên tác giả, tác phẩm của đoạn trích trên.

b. Nhận biết

Đoạn thơ viết theo thể thơ nào?

c. Vận dụng

Câu thơ cuối trong đoạn thơ trên có cụm từ “ta với ta”. Một bài thơ khác mà em học trong chương trình Ngữ Văn 7 học kì I cũng có câu thơ dùng cụm từ “ta với ta”. Đó là câu thơ nào? Thuộc bài thơ nào? Về ý nghĩa, cụm từ “ta với ta” trong bài thơ đó có gì giống và khác nhau?

d. Vận dụng cao

Em hãy viết đoạn văn ngắn 5-7 câu trình bày nội dung của hai câu cuối trong đoạn thơ trên?

Câu 2:

Loài cây em yêu [cây chuối, dừa, mít, ổi,…]

Lời giải chi tiết

Câu

Nội dung

1

a.

Phương pháp: căn cứ bài Qua Đèo Ngang

Cách giải:

- Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan.

- Tác phẩm: Qua Đèo Ngang.

b.

Phương pháp: căn cứ bài Qua Đèo Ngang

Cách giải:

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú.

c.

Phương pháp: căn cứ bài Qua Đèo Ngang, phân tích, lý giải, tổng hợp

Cách giải:

* Câu thơ: "Bác đến chơi đây ta với ta"

* Bài thơ: Bạn đến chơi nhà

* Tác giả: Nguyễn Khuyến

* So sánh cụm từ “ta với ta” HS trình bày được các ý cơ bản sau:

- Giống nhau về hình thức và cách phát âm và cả hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”.

- Khác nhau về nội dung, ý nghĩa biểu đạt:

+ Ở bài Qua Đèo Ngang, cụm từ này có ý nghĩa chỉ một người – chủ thể trữ tình của tác phẩm. Còn ở bài Bạn đến chơi nhà có ý nghĩa chỉ hai người: chủ và khách – hai người bạn.

+ Ở bài Qua Đèo Ngang, cụm từ này thể hiện sự cô đơn không thể sẻ chia của nhân vật trữ tình. Ở bài Bạn đến chơi nhà cho thấy sự cảm thông và gắn bó thân thiết giữa hai người bạn tri kỉ. HS trả lời theo định hướng sau:

Cụm từ“ta với ta”trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả vớimảnh tình riêng cô đơn tuyệt đối khi đến Đèo Ngang lúc chiều tà.

Cụm từ“ta với ta”ở bài thơ của Nguyễn Khuyến cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với bạn mình, tuy hai mà một rất tri âm tri kỉ.

d.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Tham khảo đoạn văn:

Câu kết của bài, ta cảm thấy nhà thơ có tâm sự u hoài về quá khứ [1]. Dừng lại và quan sát bà chỉ thấy: trời, non, nước - vũ trụ thật rộng lớn, xung quanh bà là cả một bầu trời với núi, với sông khiến cho con người cảm thấy mình bé nhỏ lại, đơn độc, trống vắng. Ở đây, chỉ có một mình bà "ta với ta", lại thêm mảnh tình riêng cho nước, cho nhà trong huyết quản đã làm cho cõi lòng nhà thơ như tê tái [2]. Tất cả lại được diễn tả dưới ngòi bút tài hoa của người nữ sĩ nên bài thơ là bức tranh đặc sắc [3]. Từ “ta với ta” như một minh chứng cho nghệ thuật điêu luyện trong sáng tác thơ ca của bà Huyện Thanh Quan [4]. Bởi vì cũng ta với ta nhưng nhà thơ Nguyễn Khuyến lại nói: “Bác đến chơi đây ta với ta”, lại là sự kết hợp của hai người: tuy hai mà một, tuy một mà hai [5]. Còn bà Huyện lại: “Một mảnh tình riêng ta với ta” [6]. Đã tô đậm thêm sự lẻ loi, đơn chiếc của mình. Qua câu thơ, ta như cảm nhận sâu sắc hơn nỗi niềm tâm sự của tác giả trước cảnh tình quê hương…[7]

2

Phương pháp: căn cứ các bài học về văn biểu cảm, kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt

Cách giải:

Về kỹ năng, hình thức:

- Học sinh viết đúng kiểu bài biểu cảm, biết kết hợp với tự sự, miêu tả nhằm gây hứng thú cho người đọc, biết cách dẫn dắt câu chuyện mạch lạc.

- Hành văn, diễn đạt trong sáng, kết cấu bài hoàn chỉnh, chặt chẽ. Không mắc lỗi thông thường về chính tả, ngữ pháp.

Về nội dung:

1. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu

2. Thân bài

* Biểu cảm về các đặc điểm của loài cây:

- Em thích màu của lá cây…

- Cây đơm hoa vào tháng… hoa đẹp như…

- Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín… gợi niềm hứng thú ra sao?

- Miêu tả lại niềm yêu thích khi được ngắm nghía và thưởng thức những loại quả đó.

- Mỗi khi mùa qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?

- Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

* Kể một kỉ niệm sâu sắc với loài cây đó

3. Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu quý của bản thân với loài cây.

Loigiaihay.com

  • Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7 - Đề số 4 có lời giải chi tiết

    Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7 - Đề số 5 có lời giải chi tiết

    Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7 - Đề số 2 có lời giải chi tiết

    Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7 - Đề số 1 có lời giải chi tiết

    Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh.

  • Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận.

  • Soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận. Câu 1. Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi:

  • Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Thêm trạng ngữ cho câu. Câu 1. Xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên:

Video liên quan

Chủ Đề