Vì sao nhật bản viện trợ oda cho việt nam

TTO - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam cải cách, nâng cao hiệu quả bộ máy hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.

  • Khai trương Trung tâm một cửa hỗ trợ triển khai Chính phủ điện tử
  • Bảo vệ an toàn thông tin của Chính phủ điện tử
  • Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam triển khai chính phủ điện tử

Chiều tối 9-1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Nội vụ, thông tin và truyền thông Nhật Bản Takaichi Sanae, đồng thời chứng kiếnlễ ký công hàm trao đổi giữa hai chính phủ Việt Nam và Nhật Bản về phi dự án "Cung cấp thiết bị phần cứng của Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ" do Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thay mặt Chính phủ hai nước ký.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp, toàn diện, tin cậy, Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước cung cấp viện trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư thứ hai, đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam.

Thủ tướng cảm ơn và đánh giá cao nguồn viện trợ ODA Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam trong gần 30 năm qua, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các cam kết về dự án ODA giữa hai nước.

Bộ trưởng Takaichi Sanae cũng chia sẻ: "Thủ tướng Nhật Bản thường xuyên nhắc chúng tôi rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn là người bạn chân tình, đối tác tin cậy của Nhật Bản".

Theo đó, Bộ trưởng Takaichi mong muốn Việt Nam tiếp tục sử dụng công nghệ, thiết bị của Nhật Bản để phát triển Chính phủ điện tử.

Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam đang phát triển Chính phủ điện tử, an ninh mạng… do đó có nhu cầu hợp tác với Nhật Bản rất lớn. Với các thỏa thuận hợp tác sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực này, là cơ sở quan trọng giúp Việt Nam xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, giúp tiếp nhận thông tin trực tuyến, xử lý nhanh chóng, chính xác và hiệu quả, hướng đến mục tiêu Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.

Nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng hai nước phát triển hơn nữa trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam cải cách, nâng cao hiệu quả bộ máy hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.

Thủ tướng cũng mong muốn Nhật Bản tăng cường năng lực cho chuyên gia Việt Nam có thể tham gia nhiều và sâu hơn vào các nhóm nghiên cứu của Nhật Bản và quốc tế về xây dựng chính sách quản lý nhà nước và xây dựng tiêu chuẩn an toàn thông tin, nhất là những lĩnh vực mới như an toàn thông tin cho thành phố thông minh, công nghệ 5G, Internet vạn vật [IoT]...

Bộ trưởng Takaichi Sanae cho biết hai Chính phủ tiếp tục hợp tác để có thể sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông an toàn. Đồng thời mong muốn hai nước hợp tác trong lĩnh vực tham vấn hành chính và giải quyết hành chính để bảo vệ quyền lợi hợp pháp công dân Việt Nam sinh sống ở Nhật Bản và công dân Nhật Bản sinh sống ở Việt Nam.

Vốn vay ODA sẽ không được dùng trả nợ, chi thường xuyên?

TTO - Vốn vay ODA sẽ tập trung ưu tiên thực hiện dự án cơ sở hạ tầng, ứng phó biến đổi khí hậu, y tế, giáo dục và không được dùng cho trả nợ, chi thường xuyên.

TTO - Khoảng 70% các tuyến đường quốc lộ và 10% sản lượng điện của Việt Nam được đầu tư, cải tạo thông qua hợp tác vay vốn ODA Nhật Bản.

  • Khó khăn nhất đã qua, đến lúc 'sống chung với COVID-19' để phục hồi kinh tế
  • Vắc xin AstraZeneca Nhật Bản viện trợ sẽ tới Việt Nam ngày 9-9
  • Nhật Bản hỗ trợ 1.600 hộp lạnh bảo quản vắc xin phục vụ tiêm chủng

Ông Shimizu Akira cho biết kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, Nhật Bản đã tặng Việt Nam hơn 4 triệu liều vắc xin - Ảnh: JICA cung cấp

Tại buổi họp báo do Văn phòng JICA Việt Nam tổ chức ngày 21-10, ông Shimizu Akira - trưởng đại diện JICA Việt Nam -cho biếtquá trình phục hồi kinh tế sẽ phụ thuộc nhiều vào thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực.Đây cũng là hai trọng tâm hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam thời gian qua.

Những năm qua, bên cạnh các dự án công trình hạ tầng lớn như sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cảng biển quốc tế Lạch Huyện, các tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, Hà Nội, JICA Việt Nam cũng triển khai hỗ trợ thực hiện nhiều dự án tăng cường kết nối giao thông giữa các địa phương, như cải tạo, xây dựng lại nhiều cây cầu yếu trên nhiều tuyến quốc lộ thuộc nhiều tỉnh thành trên toàn quốc…

Có khoảng 70% các tuyến đường quốc lộ của Việt Nam được đầu tư, cải tạo thời gian qua thông qua hợp tác vốn vay ODA Nhật Bản.

Bên cạnh đó, JICA Việt Nam cũng đang triển khai hỗ trợ nhiều dự án cải thiện đời sống của người dân như dự án xây dựng nhà máy điện, đường cao tốc lớn ở các đô thị vệ tinh, nhà máy xử lý nước. Các hợp tác vay vốn đầu tư của Nhật Bản đóng góp khoảng 10% tổng sản lượng điện của Việt Nam.

Trong hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, từ những năm 1990, JICA đã triển khai các dự án đào tạo, đến nay đã có khoảng 27.000 người tham gia. Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, hàng năm có khoảng 300 sinh viên và tu nghiệp sinh sang Nhật Bản du học và tu nghiệp.

Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, Chính phủ Nhật Bản đã tặng Việt Nam hơn 4 triệu liều vắc xin phòng COVID-19. Các công ty Nhật Bản đã ủng hộ Quỹ vắc xin phòng COVID-19 khoảng 158 tỉ đồng.

Theo bản tin nợ công được Bộ Tài chính công bố vào tháng 10-2020, tính đến hết năm tài chính 2019, Chính phủ Nhật Bản đã cho Việt Nam vay khoảng 14,51 tỉ USD, tương đương khoảng 503.000 tỉ đồng.

Nhật Bản hiện là quốc gia cho Việt Nam vay nhiều vốn nhất.

Thêm 400.000 liều vắc xin COVID-19 Chính phủ Nhật Bản tặng đã về Tân Sơn Nhất

TTO - Cùng với 400.000 liều vắc xin lần này đã nâng tổng số vắc xin COVID-19 mà Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam lên khoảng 3,58 triệu liều.

Video liên quan

Chủ Đề