Định hướng phát triển của ngân hàng BIDV

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao Huân chương Lao động hạng Ba cho tập thể BIDV. [Ảnh: An Đông/TTXVN]

Ngày 27/4/2022, tại Hà Nội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV] đã tổ chức lễ đón nhận các phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương phát triển hạng Nhì của Lào, Huân chương Sahametrei hạng Moha Sena của Quốc vương Campuchia và kỷ niệm 65 năm ngày thành lập [26/4/1957-26/4/2022].

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bí thư Trung ương Đảng - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái biểu dương những nỗ lực to lớn, thành tích xuất sắc và đóng góp tích cực của BIDV trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

BIDV luôn tiên phong trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, thực hiện tốt các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, trong giai đoạn nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, BIDV đã phát huy vai trò của ngân hàng thương mại lớn, triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo vận hành hoạt động thông suốt để cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng cho nền kinh tế; tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục khó khăn, duy trì phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống...

[BIDV dành 200.000 tỷ đồng, lãi suất 5% cho vay khách hàng cá nhân]

Phó Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu trọng tâm, chủ yếu đặt ra đối với BIDV từ nay đến năm 2030 là phải phấn đấu trở thành ngân hàng nằm trong tốp 20 ngân hàng hàng đầu Đông Nam Á, tốp 100 ngân hàng lớn nhất châu Á-Thái Bình Dương.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng đề nghị BIDV phải tiếp tục giữ vững vị thế là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam; không ngừng đổi mới, hoàn thiện, hướng tới sự phát triển hiệu quả, ổn định và bền vững. BIDV phải hoàn thành chiến lược, kế hoạch trung hạn, hàng năm để phấn đấu đạt được mục tiêu này, mà trước mắt là trở thành định chế tài chính hàng đầu Đông Nam Á.

“BIDV cần tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, chất lượng tín dụng, quản trị và khả năng cạnh tranh trong nước, khu vực và quốc tế. Hiện tại, vốn điều lệ của BIDV là hơn 2 tỷ USD - lớn nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại nhưng vẫn thấp hơn so với các ngân hàng thương mại lớn trong khu vực. Đây là một hạn chế đối với yêu cầu mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn theo chuẩn mực quản trị quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực. Do đó, BIDV cần phải tiếp tục tập trung khiển khai thật tốt nhiệm vụ này,” Phó Thủ tướng nói.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng chỉ rõ nhiệm vụ BIDV phải tập trung xử lý trong thời gian tới gồm thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh giai đoạn 2021-2025, đồng hành cùng hệ thống ngân hàng hoàn thành chiến lược ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng năm 2030; tăng cường năng lực quản trị hệ thống hướng đến thông lệ và nâng cao chất lượng tín dụng; đổi mới và ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động ngân hàng; nâng cao năng lực tài chính...

Được thành lập ngày 26/4/1957, trải qua 65 năm xây dựng và trưởng thành, với các tên gọi và nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển của đất nước: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam [1957-1981]; Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam [1981-1990]; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam [1990-2012]; Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam [từ 1/5/2012], BIDV luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao.

Sau 65 năm hoạt động với hơn 27 năm kinh doanh thương mại, đến nay BIDV đã trở thành một định chế tài chính đa sở hữu, hoạt động đa quốc gia, kinh doanh đa năng, đa lĩnh vực, vận hành công khai, minh bạch theo chuẩn mực, thông lệ quản trị quốc tế... BIDV hiện có hệ sinh thái ngân hàng - bảo hiểm - chứng khoán - đầu tư tài chính, mạng lưới rộng khắp với 1.085 chi nhánh, phòng giao dịch trong và ngoài nước, 10 công ty con và các hiện diện thương mại tại Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Đài Loan [Trung Quốc]; hơn 27.000 cán bộ được đào tạo bài bản, dạn dày kinh nghiệm, có nền tảng hơn 15 triệu khách hàng cá nhân, 500.000 khách hàng doanh nghiệp và 2.300 định chế tài chính trên toàn cầu...

BIDV hiện có quy mô tổng tài sản đạt trên 1,76 triệu tỷ đồng, đứng đầu hệ thống ngân hàng thương mại; vốn điều lệ đạt 50.585 tỷ đồng; vốn Nhà nước được bảo toàn và không ngừng phát triển. Trong 5 năm trở lại đây, BIDV đóng góp ngân sách trên 28.000 tỷ đồng, thuộc nhóm doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam./.

Cũng nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập, BIDV đã công bố điều chỉnh nhận diện thương hiệu. Theo đó, ngân hàng vẫn giữ nguyên tên đầy đủ là “Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam,” tên viết tắt là “BIDV”; biểu tượng logo hình thoi được thay thế bằng hình bông mai với ngôi sao 5 cánh chuyển động ở trung tâm. Màu sắc thương hiệu được điều chỉnh với màu xanh ngọc lục bảo làm chủ đạo và màu vàng là màu bổ trợ.

Thúy Hà [Vietnam+]

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAMBIDVI.Giới thiệu chung về BIDV+ Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam+ Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment andDevelopment of Vietnam+ Tên gọi tắt: BIDV+ Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội+ Được thành lập ngày 26/4/1957, BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất ViệtNam, BIDV là ngân hàng trong Top 30 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất tại khu vựcĐông Nam Á, trong 1.000 ngân hàng tốt nhất thế giới do Tạp chí The Banker bình chọn.+ Lĩnh vực kinh doanh: Ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính//bidv.com.vn/II.Vị thế thương hiệu của BIDV+ BIDV là ngân hàng tiên phong, tích cực, chủ động thực hiện hiệu quả chínhsách tài chính tiền tệ, phát triển kinh tế đất nước, khẳng định vai trò là công cụ đắclực của Chính phủ+ BIDV là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được giao làm chủ tịch Hiệp hội cácNhà đầu tư Việt Nam ra nước ngoài tại 03 nước Lào, Campuchia vàMyanmar, đóng vai trò chủ lực trong hợp tác kinh tế và đầu tư tại các địa bàn trọngđiểm chiến lược và là định chế tài chính tiên phong mở đường để cùng các doanhnghiệp Việt Nam tham gia đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài+ BIDV là ngân hàng đi đầu khởi xướng, đề xuất thành lập các liên kết vùng vàđã được đánh giá cao+ BIDV là ngân hàng luôn chủ động, tích cực đóng góp hiệu quả, thiết thực chosự phát triển bền vững của cộng đồng+ BIDV là ngân hàng duy nhất ở Việt Nam có Trung tâm nghiên cứu với chứcnăng nghiên cứu chuyên sâu, phản biện độc lập và đưa ra các đánh giá, dự báo về cácvấn đề liên quan đến phát triển kinh tế xã hộiIII.Hoạch định chiến lược1. Định hướng chiến lược của BIDV trong giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến2030.a. Tầm nhìn: Nằm trong Top 20 Ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á, Top 100 ngânhàng lớn nhất Châu Á Thái Bình Dương và Top 300 Ngân hàng lớn nhất thế giớiđến năm 2030; Trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng quốc tế hiện đại có trìnhđộ, năng lực vận hành đồng bộ, thông suốt trong môi trường kinh tế thị trường đầyđủ, có sức cạnh tranh cao trong khu vực châu Á và trên thế giới với hai trụ cộtphát triển là Ngân hàng thương mại hiện đại tập trung đẩy mạnh hoạt động bán lẻvà Bảo hiểm [nhân thọ, phi nhân thọ] có quy mô hoạt động ở mức khá của khuvực và châu Á.b. Chiến lược:Trong đó chú trọng đến 03 khâu đột phá chiến lược là:1. Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ,quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướng đếnsản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.BIDV đã triển khai mô hình tổchức theo theo khuyến nghị của Tư vấn quốc tế, cơ bản phù hợp với thông lệ và quy địnhcủa pháp luật.Mô hình tổ chức của BIDV sau CPH được chia thành các khối chủ yếu như: KhốiNgân hàng [các chi nhánh/Sở Giao dịch], khối các công ty con, khối liên doanh, khối vốngóp. Tuy nhiên, mô hình tổ chức tại Trụ sở chính có sự khác biệt cơ bản như sau:- BIDV thực hiện việc quản lý tập trung theo khuyến nghị của đề án Tư vấn quốc tế, tạiTrụ sở chính BIDV được hình thành các khối chức năng rõ ràng [cụ thể là 07 khối], đảmbảo sự phân tách giữa “Front Office” và “Back/Support Office”.- Các Khối kinh doanh [Front Office] bao gồm: Khối Ngân hàng bán buôn, Khối bán lẻvà mạng lưới, Khối nguồn vốn và kinh doanh vốn. Các khối “Front Office” họat độngtrên nguyên tắc cơ bản là giao dịch, thương lượng với khách hàng nhưng không thể nhậpdữ liệu vào tài khoản. Họ chỉ có thể lấy thông tin về các tài khoản đó.- Các Khối Back Office/ Hỗ trợ bao gồm: Khối quản lý rủi ro, Khối tác nghiệp, Khối tàichính, Khối hỗ trợ. Các khối “Hỗ trợ” họat động trên nguyên tắc cơ bản là không liên hệvới khách hàng và có nhiệm vụ nhập dữ liệu vào tài khoản [trả tiền, nhận tiền và chuyểntiền], hỗ trợ về rủi ro, tác nghiệp và tài chính.2. Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên sử dụng và phát triển độingũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng cốt phát triển ổn định và bềnvững.Vd: Ký kết hợp tác giữa Học viện Ngân hàng và Ngân hàng BIDV giai đoạn 2013 –2018.Bản ghi nhớ hợp tác giữ hai tổ chức với những nội dung: Phối hợp tổ chức cáchoạt động nhằm hỗ trợ công tác chuyên môn của hai đơn vị, trong đó tập trung vào cáclĩnh vực: nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ [bao gồm cả lý luận và thực tiễn], hoạtđộng hướng nghiệp, phát hiện đào tạo tài năng trẻ, xây dựng và đào tạo đội ngũ chuyêngia trong hoạt động tài chính ngân hàng…thông qua việc phối hợp tổ chức các diễn đànhợp tác, các chương trình hội thảo, toạ đàm về chuyên môn, chuyên ngành tài chính ngânhàng, tổ chức chương trình ngày hội việc làm, tập huân công tác nhằm trao đổi, chia sẻ vàtrau dồi kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn cho cán bộ.3. Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanhngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa của khoa học côngnghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV.BIDV xác định CNTT và nguồn nhân lực là 2 điều kiện quyết định sự phát triển củaBIDV để đủ sức cạnh tranh và hội nhập. BIDV đã chuyển dần từ mô hình quản lý CNTTphân tán sang quản lý CNTT tập trung, tách bạch giữa công tác quản trị CNTT và triểnkhai, vận hành hệ thống CNTT, từng bước hoàn thiện mô hình ứng dụng CNTT hiện đại.Đến nay, BIDV đã Xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT hiện đại, đủ sứcphục vụ vận hành hoạt động của cả hệ thống BIDV; hệ thống các phần mềm ứngdụng CNTT tiên tiến, đồng bộ, liên thông, bao quát mọi hoạt động, quản lý gần 8 triệukhách hàng và xử lý gần 1,7 tỷ giao dịch/năm; mô hình quản trị CNTT tiên tiến phù hợpvới thông lệ quốc tế và quy mô phát triển của BIDV; Đội ngũ cán bộ CNTT lớn mạnh,không ngừng phát triển, với khoảng 700 cán bộ được đạo tạo bài bản, có trình độ cao,tâm huyết trung thành với BIDV và khẳng định thương hiệu cán bộ CNTT BIDV đủ sứcquản lý, triển khai, vận hành một hệ thống CNTT quy mô lớn.Như vậy, CNTT BIDV đã phát triển một bước dài từ không đến có, từ thấp đến cao. Đếnnay, BIDV được đánh giá là một trong những ngân hàng có hệ thống CNTT hàng đầu tạiViệt Nam.Năm 2016 cũng được coi là thời điểm cần thiết để khởi động chương trình "Đổi mớilần thứ hai với tầm nhìn đến năm 2030" với những bước đi cần thiết để BIDV tận dụngcơ hội mới trong hội nhập, những mục tiêu, giải pháp cụ thể:- Kiên định, quyết tâm giữ vững vai trò trở thành NHTM hiện đại hàng đầu ViệtNam; đồng thời xác định hoạt động kinh doanh bảo hiểm là trụ cột thứ hai sau hoạtđộng ngân hàng.- Củng cố vị thế thị trường của BIDV với động lực tăng trưởng là hoạt động bán lẻ,phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn, FDI, SME, tiếp tục đồng hành với cácdoanh nghiệp Việt Nam tại thị trường hải ngoại.- Quyết liệt triển khai các biện pháp nâng cao năng lực tài chính, đẩy nhanh tiến độbán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài- Hoàn thiện mô thức quản trị ngân hàng tuân thủ luật pháp, hoạt động theo thông lệ,bảo đảm tính minh bạch, công khai và hiệu quả- Chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính ngân hàng quốc tế vàkhu vực, phát huy hiệu quả hoạt động của các đơn vị hiện diện tại nước ngoài.- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn và thônglệ quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động ngân hàng trong xu thếhội nhập và toàn cầu hóa kinh tế.- Nâng cao, đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ, tối đa hóa bán chéo sản phẩmdịch vụ ngân hàng và bảo hiểm, gia tăng nguồn thu phi lãi trong tổng thu nhập.- Triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả chiến lược phát triển CNTT song songvà nhất quán với chiến lược phát triển của BIDV, là chìa khóa đột phá cho hoạt độngkinh doanh của BIDV.- Mở rộng kênh phân phối truyền thống, hiện đại, hiện diện thương mại tại các thịtrường trong khu vực và trên thế giới gắn với phát triển thương hiệu BIDV.Xây dựng và thực hiện hiệu quả chiến lược hội nhập kinh tế quốc của BIDV,trong đó lộ trình thực hiện đến năm 2018 cơ bản đạt được nền tảng của một “ngânhàng đạt chuẩn ASEAN” [Qualified ASEAN banks –QABs] – gói cam kết thứ 6 [Tựdo hóa dịch vụ tài chính – Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC].2.Môi trường kinh doanha. Môi trường bên ngoài1. Yếu tố môi trường kinh tế xã hội Việt Nam hiện tại••••Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 là giữ vững ổn địnhkinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2015, chú trọng cải thiện chấtlượng tăng trưởng, bảo đảm phát triển bền vững. 7 tháng đầu năm 2016, tình hình kinh tế- xã hội đạt được một số kết quả:Tổng sản phẩm trong nước [GDP] 6 tháng đầu năm 2016 ước tính tăng 5,52% so vớicùng kỳ năm trước, trong đó quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,55%. Tăng trưởng 6 thángđầu năm nay tuy cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2012-2014 nhưng có dấu hiệuchững lại so với tốc độ tăng 6,32% trong 6 tháng đầu năm 2015.Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng [CPI] tháng 6/2016 tăng 2,35% so với tháng 12/2015,bình quân mỗi tháng tăng 0,39%. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2016 tăng 1,72% so vớibình quân cùng kỳ năm 2015, tuy cao hơn so với mức tăng 0,86% của bình quân cùng kỳnăm trước, nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng CPI bình quân 6 tháng của một số nămgần đây.Lạm phát cơ bản tháng 7/2016 tăng 0,10% so với tháng trước và tăng 1,85% so với cùngkỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 7 tháng đầu năm 2016 tăng 1,81% so với bìnhquân cùng kỳ năm 2015.Tỷ giá hối đoái 7 tháng đầu năm 2016 giảm 0,21% so với tháng trước; giảm 1,02% so vớitháng 12/2015 và tăng 2,21% so với cùng kỳ năm 2015.Mặt bằng lãi suất huy động tương đối ổn định. Lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam kỳhạn dưới 6 tháng phổ biến ở mức 4,5%-5,4%/năm; kỳ hạn trên 6 tháng ở mức 5,4%7,2%/năm.• Tính chung 7 tháng năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 96,83 tỷ USD,tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước [nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,5%], trong đó khu vựckinh tế trong nước đạt 27,93 tỷ USD, tăng 2,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài [kểcả dầu thô] đạt 68,90 tỷ USD, tăng 6,5%.• Tính chung 7 tháng, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 95,03 tỷ USD, giảm0,9% so với cùng kỳ năm trước [nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,4%], trong đó khu vực kinhtế trong nước đạt 39,63 tỷ USD, tăng 1,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 55,40tỷ USD, giảm 2,4%• Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/7/2016 thu hút 1408 dự ánđược cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 8695,2 triệu USD, tăng 31,8% về số dự án vàtăng 25,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015.•Năm 2015, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam đạt 204 tỷ USD, GDP/người đạt 2228USD, tăng 6.6% so với năm 2014 cho thấy sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế sovới giai đoạn 2011-2014. Mức sống, thu nhập người dân ngày càng cải thiện tạo điềukiện tốt cho thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng ngày càng phát triển và mở rộng.[Trích: //www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&idmid=&ItemID=15888//www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&idmid=&ItemID=15853 ]Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam bước đầu đã đạt được những tăng trưởng nhất địnhtrong 2 quý đầu năm 2016. Nền kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp có nhu cầu tái sảnxuất cơ bản và tái sản xuất mở rộng trong chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở thị trườngnước ngoài. Nhu cầu về vốn để đầu tư dây chuyền sản xuất cũng tăng cao đồng thời làmphát sinh mạnh mẽ nhu cầu dịch vụ đòi hỏi ngân hàng cung cấp từ dịch vụ thanh toán,bảo lãnh, thuê mua đến chuyển đổi ngoại tệ… Vì vậy khi nền kinh tế tăng trưởng, hoạtđộng ngân hàng cũng ngày càng phát triển.Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển làm phát sinh các như cầu về dịch vụ ngân hàng nhưvay vốn để sản xuất, chuyển đổi ngoại tệ, chiết khấu bộ chứng từ…2.Môi trường chính trị - pháp luậtVề chính trị, dưới đây là một số đánh giá về bối cảnh chính trị của Việt Nam trong tươnglai. Yếu tố này sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của BIDVnói riêng.Theo đánh giá của cộng đồng quốc tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có tìnhhình an ninh, chính trị ổn định. Là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, thương mại, thu hútdòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Đây là yếu tố thuận lợi cho ngànhngân hàng nói riêng cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung:Môi trường ổn định thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển, các doanh nghiệpnước nước ngoài tăng cường đầu tư làm tăng trưởng kinh tế kéo theo sự phát triển củangành ngân hàng.Các ngân hàng nước ngoài tăng cường đầu tư vốn vào ngành ngân hàng làm tăng tínhcạnh tranh trong lĩnh vực này từ đó thúc đẩy ngành ngân hàng phát triển.Nền chính trị ổn định giúp giảm thiểu các nguy cơ xảy ra bạo động, khủng bố, đìnhcông... từ đó giúp cho hoạt động kinh doanh ít rủi ro hơn. Thông qua đó thu hút đượcnhiều nhà đầu tư vào nền kinh tế cũng như lĩnh vực ngân hàng.Những quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước về kinh tế, về tự do hóa thương mại –đầu tư và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước [ đặc biệt là cổ phần hóa các Ngân hàngthương mại nhà nước] trong thời gian qua tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống NHTMViệt Nam tăng cường năng lực tài chính, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động, chủđộng hội nhập và áp dụng các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.Về môi trường pháp luật, các hoạt động của ngân hàng chịu sự điều chỉnh chặt chẽ củangân hàng nhà nước và sự chi phối của cơ chế pháp lý bao gồm: Luật doanh nghiệp, Luậtlao động, Luật các tổ chức tín dụng, Luật ngân hàng, các văn bản thông tư nghị định... cóliên quan nhằm duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh cho các bên tham gia.•“Luật Các tổ chức tín dụng 2010 đã quy định cụ thể phạm vi hoạt động của từng loại hìnhtổ chức tín dụng, trong đó lấy hoạt động của ngân hàng thương mại làm căn cứ dẫn chiếukhi quy định phạm vi hoạt động của tổ chức tín dụng khác.”•“Luật Các tổ chức tín dụng 2010 đã quy định theo hướng đại chúng hoá về sở hữu đốivới các tổ chức tín dụng cổ phần để hạn chế việc chi phối, lạm dụng quyền lực do sở hữutỷ lệ lớn cổ phần. Cụ thể, Luật đã quy định giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cá nhânkhông được vượt quá 5% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của mộttổ chức không được vượt quá 15% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.”Về khuôn khổ văn bản của ngành ngân hàng, trong những năm tới, tùy theo thực tiễnvận động của thị trường tài chính tiền tệ, Ngân hàng nhà nước đã, đang và có thể banhành những văn bản quy định như :• Đến năm 2018 sẽ triển khai áp dụng Basel II với tất cả các ngân hàng thương mại trongnước.• Những thay đổi về mức tiền gửi dự trữ bắt buộc gửi tại NHNN [hiện tại là 5% đồng Việtnam và 8% ngoại tệ] tùy theo định hướng điều tiết cung tiền.•“Quy định về lãi suất trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 đã tách lãi suấtđiều hành chính sách tiền tệ và lãi suất làm cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp và chốngcho vay nặng lãi, vừa đảm bảo để Ngân hàng Nhà nước điều hành, thực thi chính sáchtiền tệ, vừa có cơ sở để áp dụng quy định của các luật liên quan như Luật Dân sự, Hìnhsự, Lao động, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước…”• Các chuẩn mực Kế toán Quốc tế [IAS] bắt buộc áp dụng ở tất cả các ngân hàng và côngty niêm yết trên thị trường chứng khoán.//vietstock.vn/PrintView.aspx?ArticleID=156602 ]3.Yếu tố quốc tếHội nhập kinh tế có tác dụng vô cùng to lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nângcao mức sống nhân dân và tạo điều kiện phát triển ngành ngân hàng một cách mạnh mẽ.Hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập các hiệp định thương mại quốc tế [mới nhất là hiệpđịnh đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP] gây một tác động lớn lao đến nền kinh tế vàhệ thống ngân hàng thương mại.Quá trình mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng sẽ buộc BIDV phải đốimặt với sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, nguồn thu sẽ bị chia sẻ trong khi những rủi rotiềm ẩn của thị trường ngày càng lớn. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chínhđang ngày càng trở nên quyết liệt khi Ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danhmục dịch vụ về cả mảng cho vay lẫn huy động vốn. Sau khi hội nhập, đối thủ cạnh tranhhiện tại không chỉ là ngân hàng trong nước mà còn cả ngân hàng nước ngoài với nhữnglợi thế về quy mô, năng lực tài chính... Vì vậy các ngân hàng trong nước sẽ phải chấpnhận cuộc cạnh tranh quyết liệt để tồn tại và phát triển.Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế dẫn đến sự hội nhập giữa các nền kinh tế trong khuvực hay toàn cẩu. Do đó, Ngân hàng cần phải theo dõi và nắm bắt xu hướng kinh tế thếgiới, phát hiện các thị trường tiềm năng, tìm hiểu các diễn biến về chính trị và kinh tếtheo những thông tin về công nghệ mới, các kinh nghiệm về kinh doanh quốc tế. Hộinhập sẽ mang đến một lượng vốn lớn từ bên ngoài cho ngành ngân hàng. Sự cạnh tranhmạnh mẽ sẽ tạo cơ hội và sức ép thúc đẩy tính sáng tạo, tăng cường năng suất lao độngvà đào luyện nguồn nhân lực ngân hàng đáp ứng với nhu cầu phát triển mới. Trong quátrình hội nhập, ngân hàng trong nước phải chấp nhận sự tác động mạnh mẽ của thị trườngtài chính thế giới, nhất là về lãi suất và tỷ giá, đòi hỏi phải tăng cường tính linh hoạt tronghoạt động, tăng cường kỹ năng kinh doanh và cải cách phương thức quản trị nhằm mụctiêu lợi nhuận và an toàn.Toàn cầu hóa cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng của cả cá nhân lẫndoanh nghiệp trong và ngoài nước, từ đó, góp phần tạo điều kiện mở rộng và phát triểnthị trường cho các ngân hàng biết tận dụng cơ hội.4.Yếu tố công nghệTốc độ phát triển của công nghệ ngân hàng trên thế giới là rất nhanh chóng, tạo điều kiệncho việc mở rộng các sản phẩm, dịch vụ. Để phát triển kinh doanh tiếp cận nhanh chóngvới thông lệ quốc tế, việc đầu tư và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin phục vụ quảntrị điều hành và kinh doanh đang là một nhu cầu bức xúc.Xu hướng đầu tư mạnh cho nền tảng công nghệ để cung ứng các dịch vụ chất lượng caovà tiện dụng cho khách hàng đang diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh kênh giao dịch truyềnthống, với sự phát triển không ngừng của CNTT, các ngân hàng đã phát triển và mở rộngnhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trực tuyến như: các điểm giao dịch tự động [Autobank]; ngân hàng điện tử [Internet banking, phone banking]; Ví điện tử; Thiết bị thanhtoán thẻ [POS] tại các trung tâm thương mại, cửa hàng… đem lại lợi ích lớn cho kháchhàng. Hệ thống core banking [hệ thống NH lõi hay hệ thống quản trị NH tập trung] cũngđã được vào ứng dụng phổ biến ở hầu hết NH tại Việt Nam.Bên cạnh đó, sự phát triển công nghệ đã làm thay đổi cách thức liên hệ giữa NHTM vớingười tiêu dùng và các công ty, thông qua đó giúp các NHTM có thể phát triển thị trườngra nước ngoài một cách thuận lợi.Hạn chế:Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tốc độ phát triển, ứng dụng CNTT trong hệ thốngngân hàng còn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa có sự đồng đều, chuẩn mực theo cácquy chuẩn quốc tế nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản trị ngân hàng.Chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế, nên việcvận hành hệ thống công nghệ thông tin chưa tốt, có thể dẫn đến nhiều sai sót.Chính sách quản lý cũng chưa theo kịp sự phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử[cấp phép - hành lang pháp lý quản lý - chính sách quản trị, quy trình sản phẩm của các tổchức tín dụng]. Trong khi đó, rủi ro về công nghệ thông tin rất lớn như nguy cơ bị cáchacker xâm nhập trái phép, lợi dụng để phạm pháp.[Trích: //thoibaonganhang.vn/can-buoc-tien-ve-cong-nghe-ngan-hang-31575.html ]5.Yếu tố văn hóa – xã hội Quy mô và cơ cấu dân sốDân số trung bình năm 2016 của cả nước ước tính 92,70 triệu người, tăng 987,8 nghìnngười, tương đương tăng 1,08% so với năm 2015, bao gồm dân số thành thị 32,06 triệungười, chiếm 34,6%; dân số nông thôn 60,64 triệu người, chiếm 65,4%; dân số nam45,75 triệu người, chiếm 49,4%; dân số nữ 46,95 triệu người, chiếm 50,6%. Tốc độ đô thịhóa đạt 36.8% tăng 1.1% so với năm 2015.Quy mô và cơ cấu dân số ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của ngành ngân hàng.Nhất là khi Việt Nam là một nước đông dân, tỉ trọng dân số nông thôn vẫn còn cao,người dân vẫn chưa quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng nhất là ở nông thôn hay miềnnúi. Vì thế chuyển dịch cơ cấu dân số theo hướng tăng tỉ trọng dân cư thành thị sẽ gópphần phát triển, mở rộng các hoạt động của ngành ngân hàng.[Trích: //www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&idmid=&ItemID=15888//www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&idmid=&ItemID=15853 ] Thói quen tiêu dùngThói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người dân tuy có cải thiện nhưng chưanhiều. Tính đến cuối năm 2015, tỉ lệ thanh toán bằng tiền chiếm tới 65% tổng phươngtiện thanh toán. Đó là một bất lợi đối với ngành ngân hàng khi muốn tham gia vào thươngmại điện tử.[Trích://ndh.vn/65-phuong-tien-thanh-toan-van-dung-tien-mat2015121602404084p149c165.news ]Bên cạnh đó, khách hàng ngày càng trở nên khó tính, thông minh và thông thạo côngnghệ hơn. Hiện nay, thế hệ trẻ ít đến chi nhánh ngân hàng hơn và chủ yếu giao dịch quaMobile Banking, Internet Banking, bởi vậy hệ thống nhà băng phải thay đổi để đáp ứngnhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Giáo dục và đào tạoBên cạnh đó, ngành giáo dục và đạo tạo cũng phát triển mạnh. Ngoài các trường công lậpvà hệ thống trường dân lập, ngày càng có nhiều trường mở thêm các khóa hoặc các khóahuấn luyện nhằm giúp cho nhân viên ngân hàng có thể cập nhật kiến thức thường xuyên.6.Yếu tố tự nhiênÔ nhiễm môi trường, khan hiếm tài nguyên, thiếu năng lượng... gây ảnh hưởng tới cácquyết định đầu tư cho vay của ngân hàng.Vị trí địa lý cũng tác động đến việc thâm nhập, mở rộng thị trường của các ngân hàng.Các khu vực vùng sâu vùng xa hay vùng nông thôn do khó khăn trong việc mở các sởgiao dịch, chi nhánh hay do nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng ở những khu vực này cònthấp.b.Môi trường ngành1] Các đối thủ tiềm năng-đối thủ tiềm ẩn chính là các ngân hàng mới tham gia vào ngành ngân hàng hoặccó ý định xâm nhập vào thị trường này đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài.Đốivới các đối thủ tiềm năng BIDV cần quan tâm đến nguồn vốn,các lợi thế về tàichính,công nghệ..để chủ động để ra các phương án và biện pháp đối phó như tạora các rào cản gia nhập ngành hay lợi thể về quy mô sản xuất.Bên cạnh đó cũngcần phải chú ý đến các giao dịch mua bán sáp nhập của các ngân hàng tạo nên đốithủ tiềm ẩn mạnh cả về quy mô và chất lượng giống như BIDV sáp nhập MHB.2] Phân tích khách hàng-khách hàng là ng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và sự trung thành của kháchhàng mang lại lợi thế lớn.Đối với BIDV,có quy mô lớn nhất và tiềm năng nhấtchính là khách hàng cá nhân [gần 8 triệu khách hàng cá nhân 2016]Để đáp ứng đc nhu cầu ngày càng cao của khách hàng,BIDV sáng tạo ra nhiều sảnphẩm mới,dịch vụ mới để cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân tốt nhất,cạnh tranhnhất cho đối tượng khách hàng này,có thể kể đến giải thưởng ‘cho vay nhà ở tốtnhất’ và giải thưởng ‘Ngân hành bán lẻ tốt nhất’.Đối với khách hàng doanh nghiệpBIDV cũng tạo ra nhiều sản phẩm,dịch vụ hướng tới phân khúc khách hàngnày,mới đây nhất có thể nhắc đến gói vay vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp khởinghiệp hay những doanh nghiệp siêu nhỏ vay vốn vs lãi suất chỉ 6,5% từ11/8/2016-31/12/2016.BIDV cũng chú ý đến các kênh hiện đại để tương tác vớikhác hàng như internet banking,trung tâm chăm sóc khách hàng 24/7,mobiebanking,trung tâm mạng xã hội góp phần thu hút đc nhiều hơn khách hàng quantâm đến các dịch vụ hiện đại và thân thiện. Đối với những khách hàng lâu năm thìchế độ hậu mãi đối với họ cũng rất quan trọng.Ngân hàng cần có những mối liênhệ sau bán hàng với nhiều hình thức:hội nghị khách hàng,dịch vụ quà tặng ngàysinh nhật..3] Phân tích nguy cơ của sản phẩm thay thế-sản phẩm thay thế là sản phẩm của thị trường khác nhưng có thể đáp ứng đượcnhu cầu thị trường như sản phẩm chính.Đối với khách hàng là doanh nghiệp thìguy cơ của sản phẩm thay thế là không cao lắm do tính chất công việc và nhữngyêu cầu về tính rõ ràng của chứng từ,hóa đơn trong các giao dịch hay các gói sảnphẩm của ngân hàng.Nhưng đối với khách hàng là người tiêu dùng thì lại khác.Dothói quen thích nắm giữ,thanh toán bằng tiền mặt,nhiều người sẽ chọn biện phápcất tiền trong két sắt tại nhà hơn là gửi trong ngân hàng.Hơn nữa,mục đích gửi tiềntại ngân hàng của nhiều khách hàng là lấy tiền lãi,khi nhận thấy lãi suất ngân hàngkhông được như kỳ vọng,thay vì gửi tiền ở ngân hàng,họ sẽ dùng số tiền đó đimua cổ phiếu các doanh nghiệp,đầu tư vào bất động sản hoặc thị trường chứngkhoán,cất trữ vàng thậm chí là cho vay nặng lãi để thu về lợi nhuận lớn hơn4] Sức mạnh của các nhà cung cấp-Nhà cung cấp của BIDV ở đây chính là ngân hàng trung ương.Ngân hàng TW sẽgây sức ép đối với BIDV cũng như ngân hàng khác thông qua tỷ lệ dự trữ bắtbuộc,lãi suất chiết khấu,chính sách về tỷ giá,chính sách lãi suất.Ngân hàng TWdùng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng như chính sách lãi suất là 1 trong những công cụđiều hành chính sách tiền tệ tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho các ngânhàng.Ngoài ra BIDV cũng liên kết với 20 ngân hàng lớn nhỏ khác,các ngân hàngcó số vốn lớn có thể gây ra áp lực với BIDV.Các nhà cung ứng ở đây cũng có thểkể đến các nhà cung ứng trang thiết bị hay cho thuê văn phòng..chi phí chuyểnđổi các nhà cung ứng lại lớn5] Cạnh tranh của các đối thủ trong ngành-Hiện nay trong thị trường ngân hàng,3 ‘đại gia’ lớn là BIDV,vietcombank vàvietinbank đang cạnh tranh quyết liệt cho vị trí ngân hàng số 1 Việt Nam.Cả 3 đềucó tiềm lực tài chính mạnh trong nhóm các NHTM Nhà nước chi phối.So về vồnđiều lệ thì dẫn đầu là vietin,thứ 2 là BIDV sau khi sáp nhâp MHB,thứ 3 làVietcom.Xét về lợi nhuận,năm 2015 Viettin là ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuậntrước thuế,Tuy vậy thì nợ xấu ở các ngân hàng còn cao,cao nhất trong 3 ngân hànglà BIDV.theo số liệu năm 2015Không chỉ có các ngân hàng lớn có vốn nhà nước,BIDV cũng cần quan tâm và chútrọng đến các các ngân hàng liên doanh,những ngân hàng có 100% vốn đầu tưnước ngoài bởi những ngân hàng này thường có 1 phân khúc khách hàng riêng đasố là các doanh nghiệp đến từ đất nước họ.Thêm lợi thế từ các ngân hàng nướcngoài đó là cơ sở hạ tầng,dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp,điển hình là hệ thốnginternet banking.Khả năng liên kết của các ngân hàng ngoại trong mạng lưới ngânhàng trên thế giới cũng dễ dàng hơn.Do vậy,để có thể vươn lên ví trí ngân hàng số1 việt nam thì BIDV cần đề ra những bước đi cụ thể trong giai đoạn tới và nângcao chất lượng dịch vụ,thu hút thêm khách hàng cũng như vồn đầu tư để pháttriển.c. Môi trường nội bộ.1. Tài chính.- Tính đến 31/12/2015, tổng tài sản BIDV đạt hơn 850 nghìn tỷ đồng [~ 38,6 tỷ USD] vớitốc độ tăng trưởng 30,8%, cao nhất trong 05 năm trở lại đây, trở thành ngân hàng có quymô dẫn đầu thị trường. Dư nợ tín dụng và đầu tư đạt trên 804 nghìn tỷ đồng [~36 tỷUSD], tăng trưởng gắn với kiểm soát chất lượng, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,68%. Nguồn vốnhuy động đạt trên 790 nghìn tỷ đồng [~36 tỷ USD], tăng trưởng 24,2% so với năm 2014.Thu dịch vụ ròng bao gồm cả Thu dịch vụ bảo lãnh đạt trên 3.620 tỷ đồng, tăng trưởng29,6% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 7.473 tỷ đồng, tăng trưởng 18,67% sovới năm 2014. ROA 0,79% và ROE 15,5%, chia cổ tức 8,5%. Hệ số an toàn vốn CAR đạttrên 9%.- Năm 2015, Tín dụng bán lẻ tăng trưởng vượt trội 44% so với năm 2014 trong khi huyđộng vốn bán lẻ cũng tăng trưởng gần 40%, chiếm 55% tổng vốn huy động. Nền kháchhàng cá nhân của BIDV đạt mốc gần 7,7 triệu khách hàng, gấp 3 lần so với năm 2010,trong đó có 4 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của BIDV.- Đáng chú ý năm 2015, công ty chứng khoán BIDV [BSC] đã đạt được nhiều giảithưởng quốc tế trong lĩnh vực thu xếp chứng khoán nợ và chứng khoán vốn. Công ty bảohiểm BIDV [BIC] hoàn thành bán chiến lược cho FairFax [Canada]. Liên doanh BIDVMetlife sau hơn 1 năm đi vào hoạt động đã bao phủ được khoảng 40% mạng lưới và 50%lượng khách hàng của BIDV.- Năm 2015, được sự chấp thuận của Chính phủ, NHNN, BIDV đã thực hiện sáp nhậpthành công MHB vào BIDV và đến thời điểm này các chi nhánh MHB sau sáp nhập đãhoạt động ổn định, bắt nhịp được với hệ thống. Theo đó, sau khi sáp nhập quy mô hoạtđộng của BIDV được mở rộng, mạng lưới rộng khắp với 980 điểm mạng lưới [182 Chinhánh và 798 Phòng giao dịch], gia tăng nền khách hàng mới các khách hàng nhỏ và vừahoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau, thị phần khách hàng nhân rộng khắp ở cảthành thị và nông thôn.- Trên lĩnh vực kinh doanh đối ngoại, BIDV tiếp tục khẳng định vai trò Chủ tịch các Hiệphội các nhà đầu tư Việt Nam tại Lào, Campuchia, Myanmar, tăng cường quảng bá xúctiến đầu tư thương mại sang các thị trường tiềm năng như Liên Bang Nga, Châu Âu vàĐông Bắc Á; đạt được những bước tiến quan trọng trong việc thâm nhập và kết nối vớithị trường Đài Loan, Nhật Bản; xúc tiến và thành lập mới các hiện diện tại Đài Loan vàLiên Bang Nga và được cấp phép mở chi nhánh tại Myanmar [3/2016].- Cổ phiếu BID năm 2015 đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoàinước với mức tăng trưởng ấn tượng, thanh khoản luôn ở mức cao [trung bình 1,9 triệu/cpphiên], thuộc nhóm cổ phiếu chính dẫn dắt thị trường. Tổng giá trị vốn hóa tại ngày31/12/2015 đạt gần 70.500 tỷ, tăng 35% so với giá trị thời điểm chào sàn.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh.- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm,dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ được thiết kế phùhợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khảnăng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bậtlà vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần chothuê Hàng không [VALC] Công ty phát triển đường cao tốc [BEDC], Đầu tư sân bayQuốc tế Long Thành…3. Nhân lực.- Hơn 24.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản,có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV luôn đem đếncho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.4. Mạng lưới.- Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 180 chi nhánh và trên 798 điểm mạng lưới, 1.822ATM, 15.962 POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.- Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư [BSC], Công ty Chothuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ [BIC]…- Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc...- Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public [đối tác Malaysia],Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt [với đối tác Lào] Ngân hàng Liên doanh Việt Nga VRB [với đối tác Nga], Công ty Liên doanh Tháp BIDV [đối tác Singapore], Liên doanhquản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners [đối tác Mỹ], Liên doanh Bảo hiểm nhân thọBIDV Metlife- Hiện diện thương mại: rộng khắp tại Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc và Đài Loan[Trung Quốc]5. Công nghệ.- Luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị điều hànhvà phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến.- Liên tục từ năm 2007 đến nay, BIDV giữ vị trí hàng đầu Vietnam ICT Index [chỉ số sẵnsàng cho phát triển và ứng dụng cộng nghệ thông tin] và nằm trong TOP 10 CIO [lãnhđạo Công nghệ Thông tin] tiêu biểu của Khu vực Đông Dương năm 2010 và Khu vựcĐông Nam Á năm 2012.6. Thương hiệu BIDV.- Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trongviệc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.- Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong nhữngthương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam.- Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong 58 nămqua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước.- BIDV là ngân hàng trong Top 30 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất tại khu vựcĐông Nam Á, trong 1.000 ngân hàng tốt nhất thế giới do Tạp chí The Banker bình chọn.//bidv.com.vn/Gioithieu/Gioi-thieu-chung-[1]/Gioi-thieu-chung-Ng--226;n-h-224;ng-TMCP-Dau-tu-v.aspx7.Thị trường và thâm nhập thị trườngThâm nhập thị trường trong nước, các ngân hàng đang tận dụng uy tín, chất lượnghoạt động để tận dụng mọi cơ hội do sự phát triển của nền kinh tế, sự ổn định của thịtrường, của chính trị xã hội để tăng sức cạnh tranh trên mọi thị trường.Phân khúc thị trường khách hàng nội địa tạo được khả năng khai thác và phát triển khicác ngân hàng mở rộng lĩnh vực hoạt động đầu tư tài chính: bảo hiểm, kinh doanh chứngkhoán, đầu tư bất động sản, quản lý quỹ đầu tư, tham gia hoạt động mua bán và sáp nhập.Các ngân hàng tập trung cho bán buôn, đang có xu hướng chuyển dần tỷ trọng sang thịtrường bán lẻ.Củng cố và gia tăng thị phần trên thị trường hiện tại thông qua các hình thức: cải tiến sảnphẩm dịch vụ, mở rộng mạng lưới bán hàng, giảm cchi phí để giá đầu ra cạnh tranh hơn,phát triển các chiến lược bán hàng…Thâm nhập thị trường tài chính quốc tế, Sau khi Việt Nam ra nhập vào các tổ chứckinh tế toàn cầu, các ngân hàng trong nước cũng không ngừng thúc đẩy tiến trình hộinhập, thâm nhập vào thị trường tài chính của các quốc gia tiềm năng trên toàn thế giới.Đặc biệt trong năm 2014, BIDV đã chủ động hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế,tăng cường hợp tác với các đối tác trên thế giới. Tích cực phát huy vai trò Chủ tịch Hiệphội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào, Campuchia, Myanmar, đóng góp có hiệu quả đốivới sự phát triển kinh tế xã hội các quốc gia láng giềng, góp phần ổn định an ninh quốcphòng của đất nước. BIDV cũng đã mở rộng hoạt động quảng bá xúc tiến đầu tư thươngmại tại các thị trường tiềm năng như Liên bang Nga, Châu Âu, Đông Bắc Á; trong đó đạtđược những bước tiến quan trọng trong việc thâm nhập, kết nối thị trường Nhật Bản-ViệtNam; hợp tác với Tập đoàn Bảo hiểm nhân thọ Hoa Kỳ Metlife thành lập Liên doanh bảohiểm nhân thọ BIDV Metlife.Tuy nhiên quá trình thâm nhập thị trường quốc tế, các ngân hàng Việt Nam cũng gặpnhững khó khăn và thất bại nhất định do có quy mô nhỏ hơn rất nhiều lần so với ngânhàng nước ngoài. Sau Dược Hậu Giang, BIDV là cái tên mới nhất trong số các DN ViệtNam gặp thất bại với kế hoạch xâm nhập thị trường tiềm năng Myanmar. Chỉ tính riêngvề quy mô tài sản, BIDV chỉ có "vỏn vẹn" 27 tỷ USD, thấp nhấp trong số 19 ngân hàngứng cử tham gia thị trường Myanmar có thể thống kê tài sản. Với việc ngân hàng BIDVchưa thể tham gia vào thị trường Myanmar, các doanh nghiệp Việt đang hoạt động tại đấtnước này sẽ gặp thêm bất lợi nhất định.[trích://antt.vn/bidv-that-bai-voi-ke-hoach-tham-nhap-thi-truong-myanmar013188.htmt ]IV. Hình thành và lựa chọn chiến lược.1. Lựa chọn phương pháp.BIDV sử dụng phương pháp cho điểm, tức là sẽ công nhận công lao của người có nănglực đối với ngân hàng. Bằng phương pháp này, ngân hàng khuyến khích cán bộ, nhânviên nỗ lực không ngừng để đưa ra các sản phẩm dịch vụ và phát triển, mang lại lợi íchtối đa cho khách hàng để thu hút khách hàng ngày càng nhiều. Và với những nhân viêncán bộ có thành tích tốt sẽ được khen thưởng như tăng lương, thăng chức,… tùy vào mứcđộ thành tích.2. Hình thành chiến lược.Năm 2016, với những dự báo ổn định, khả quan của nền kinh tế cùng với việc Việt Namchính thức tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN [AEC] và tham gia Hiệp định đối táckinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương [TPP] và ký các Hiệp định thương mại tự doFTA với liên minh Á- Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản mở ra những vận hội mới, BIDV đãhoạch định chiến lược phát triển cụ thể, nhất quán với tầm nhìn đến năm 2030 của BIDV:- Nằm trong Top 20 Ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á, Top 100 ngân hàng lớn nhất ChâuÁ Thái Bình Dương và Top 300 Ngân hàng lớn nhất thế giới.- Trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng quốc tế hiện đại có trình độ, năng lực vậnhành đồng bộ, thông suốt trong môi trường kinh tế thị trường đầy đủ, có sức cạnh tranhcao trong khu vực châu Á và trên thế giới với hai trụ cột phát triển là Ngân hàng thươngmại hiện đại tập trung đẩy mạnh hoạt động bán lẻ và Bảo hiểm [nhân thọ, phi nhân thọ]có quy mô hoạt động ở mức khá của khu vực và châu Á.//bidv.com.vn/Gioithieu/Gioi-thieu-chung-[1]/Gioi-thieu-chung-Ng--226;n-h-224;ng-TMCP-Dau-tu-v.aspxChiến lược phát triển được xây dựng trên cơ sở kết quả phân tích các yếu tố môitrường kinh doanh nhằm nhận biết và nắm bắt được các cơ hội và nguy cơ, và đánhgiá tình hình nội bộ Ngân hàng để rút ra được những điểm mạnh và điểm yếu củaNgân hàng. Quá trình lập chiến lược thường không đơn giản. Nó giống như là quá trìnhquản lý, là một loạt những biện pháp nhỏ đồng loạt được thực hiện để phát triển Ngânhàng theo đúng hướng đề ra. Một kế hoạch chiến lược chính là một quá trình hoạt động,phát triển ăn sâu vào cơ cấu, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chiến lược phải vạchrõ tầm nhìn, xác định hướng đi lâu dài, và các thành tựu sẽ đạt được khi thực hiện theochiến lược đó, phải được xây dựng trên những thế mạnh của Ngân hàng.- Chiến lược chung đề cập tới những vấn đề quan trọng nhất và có ý nghĩa lâu dài đối vớiNgân hàng. Chiến lược chung quyết định những vấn đề sống còn của Ngân hàng.- Chiến lược bộ phận: gồm các chiến lược chức năng như: Chiến lược sản phẩm;Chiến lược Marketing; Chiến lược tài chính; Chiến lược phát triển nguồn nhânlực;… Chiến lược này thúc đẩy và nâng cao cụ thể từng bộ phận cũng như các sản phẩmtrong Ngân hàng, giúp Ngân hàng phát triển toàn diện hơn.=> Chiến lược chung và chiến lược bộ phận liên kết nhau thành một chiếnlược cụ thể vầ luôn kết hợp với nhau không thể tách rời.3. Lựa chọn chiến lược.Trên tinh thần đó, Ngân hàng BIDV lựa chọn và tập trung đẩy mạnh chiến lược khác biệthóa sản phẩm. BIDV luôn cố gắng tạo ra những sản phẩm dịch vụ mới, tốt hơn so với cácngân hàng khác để tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng. Khi khách hàng thấy rằng sảnphẩm dịch vụ này ngân hàng nào cũng có sử dụng ngân hàng nào cũng được nhưng mộtsản phẩm dịch vụ mới và đem lại nhiều lợi ích không phải ngân hàng nào cũng có thì lựachọn của họ lúc đó luôn là BIDV.V. Công cụ hoạch định chiến lược1.Hoạch định chiến lược của BIDV- mô hình SWOTTrên cơ sở phân tích các yếu tố tác động như môi trường bên ngoài,môi trường tácnghiệp,đối thủ cạnh tranh đồng thời cả môi trường nội bộ bên trong doanh nghiệp [nhữngđiểm mạnh cũng như điểm của của mình] để nhận biết được những cơ hội và thách thứcBIDV đã xây dựng lên chiến lược phát triển của mình từ ma trận SWOT.Các cơ hội [O]1. Sự ổn định về chính trị- xã hội của Việt Nam2. Sự tăng trưởng liên tụcĐiểm mạnh [S]1. Có uy tín trên thịtrường2. Công nghệ hiện đại3. Hệ thống kênh phânphối hoạt động cóhiệu quả4. Chất lượng hoạtđộng tốt5. Sản phẩm dịch vụphong phúĐiểm yếu [W]1. Vốn điều lệ còn thấp2. Hiệu quả marketingchưa cao3. Nguồn nhân lực thiếuvề số lượng và chấtlượng4. Hiệu quả nghiên cứuphát triển thấp5. Chất lượng sản phẩmdịch vụ ngân hàng chưacaoChiến lược [SO]1. Chiến lược thâmnhập thị trường [S1,S2, S3, S4, S5, O1,Chiến lược [WO]1. Chiến lược nâng caonăng lực tài chính [W1,O1, O2,O3]với tốc độ cao của nềnO2, O5, O6]Chiến lược phát triểnkinh tế Việt Nam2. Chiến lược Phátnguồn nhân lực [W3, O1,3. Toàn cầu hóa và hộitriển thị trường [S1,O2, O3]nhập kinh tế quốc tếS2, S4, S5, O2, O3,4. Các văn bản pháp luậtO5, O6]về tài chính ngân hàngngày càng được hoànthiện5. Qui mô dân số và cơcấu dân số thuận lợicho sự phát triển dịchvụ ngân hàng.6. Công nghệ thông tinphát triển nhanh chóngCác nguy cơ [T]Chiến lược [ST]Chiến lược [WT]1. Thực hiện những cam1. Chiến lược phát triển1. Chiến lược xây dựngkết quốc tế về lĩnh vựcsản phẩm mới [S1,nguồn khách hàng bềnngân hàngS2, S3,T1, T2, T3,vững [ W2, W3, W5,2. Cạnh tranh giữa ngânT4]T4]hàng và các định chế2. Chiến lược khác biệt2. Chiến lược tăng cườngtài chính ngày càng gayhóa sản phẩm [S2,hoạt động marketinggắtS5, T1, T2, T3, T4][ W2, W4, T1, T2, T3,3. Thói quen sử dụng tiềnT4]mặt còn phổ biến4. Khách hàng ngày càngtrở nên khó tính hơn vàmong đợi nhiều hơn ởdịch vụ ngân hàngPHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT1. Chiến lược thâm nhập thị trườngBIDV tận dụng các điểm mạnh [uy tín, hệ thống phân phối,chất lượng hoạt động tốt,Sảnphẩm dịch vụ phong phú] và cơ hội[Sự ổn định về chính trị - xã hội,tốc độ tăng trưởng,toàn cầu hóa,cùng với sự phát triển nhanh của công nghệ, thông tin]để xâm nhập vào cácngành: bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán, đầu tư bất động sản, quản lý quỹ đầu tư, thamgia hoạt động mua bán và sáp nhập.Đồng thời tập trung cho bán buôn và mở rộng – pháttriển mạnh dịch vụ bán lẻ.Để củng cố và gia tăng thị phần trên thị trường hiện tại được thực hiện thông qua các giảipháp như : cải tiến SPDV để luôn có điểm mới; mở rộng mạng lưới bán hàng; giảm chiphí đầu vào để giá đầu ra cạnh tranh hơn; điều chỉnh các chiến lược quảng cáo và khuyếnmãi; phát triển các chiến lược truyền thông để làm cho khách hàng tin tưởng SPDV củaBIDV.2. Chiến lược phát triển thị trườngBIDV tận dụng uy tín, thương hiệu, công nghệ để xâm nhập các thị trường mới nhằm tậndụng hết thị trường trong nước mà BIDV chưa khai thác cũng như vươn ra thị trườngnước ngoài, đẩy mạnh hoạt động quốc tế thông qua việc thành lập các văn phòng đại diệnvà/hoặc công ty con tại Mỹ, Nga và một số quốc gia tại Châu Á. Với mục đích thu hútđầu tư nước ngoài và hỗ trợ doang nghiệp khách hàng trong nước xuất nhập khẩu và đầutư ra nước ngoài.3. Chiến lược về phát triển sản phẩm dịch vụ mớiRà soát các sản phẩm, dịch vụ kém hiệu quả để tái cấu hoặc quyết định loại bỏ. Phát huythế mạnh về công nghệ hiện đại để khai thác cơ hội thông qua việc phát triển các sảnphẩm dịch vụ mới để vượt qua những nguy cơ.4. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩmBIDV thực hiện chiến lược này để đương đầu với những thách thức, cạnh tranh từ đốithủ, theo chiến lược này BIDV tập trung cung ứng, hỗ trợ sản phẩm dịch vụ cả gói chocác khách hàng lớn – mục tiêu – VIP kinh doanh có hiệu quả, có chiến lược phát triểnbền vững; đồng thời đón trước nhu cầu của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ năng động,khối DNNN đã cổ phần hóa hoạt động hiệu quả. BIDV rà soát, nghiên cứu xây dựng mộthệ thống, danh mục sản phẩm dịch vụ hiện tại và tiềm năng trong những năm tới. Đề ra lộtrình phát triển cho từng nhóm sản phẩm đi kèm với yêu cầu về nhân lực và công nghệ.5. Chiến lược công nghệNhận thức được vai trò của công nghệ, BIDV tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống máy chủ,cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy mạnh phát triển phần mềm ứng dụng kỹ thuậtCNTT tiên tiến vào các hoạt động kinh doanh để đưa BIDV trở thành một ngân hàng cótrình độ CNTT cao nhằm mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượngvà hiệu quả dịch vụ ngân hàng.6. Chiến lược phát triển năng lực tài chínhĐể khắc phục điểm yếu về năng lực tài chính, BIDV tập trung :Cổ phần hóa BIDV huyđộng vốn cổ phần từ nhà đầu tư trong và ngoài nước,triển khai thực hiện phương án tăngvốn tự có và phương án xủ lý nợ xấu.7. Chiến lược nâng cao quản lý và chất lượng nguồn nhân lựcNhận biết được rằng nguồn nhân lực có tính quyết định cho sự thành công, thất bại củadoanh nghiệpvà nguồn nhân lực có yếu tố quyết định đến sự cạnh tranh của BIDV so vớiđối thủ cạnh tranh. Nên mô hình tổ chức của BIDV đổi mới theo hướng tăng cường quảnlý tập trung tại trụ sở chính.8. Chiến lược xây dựng nguồn khách hàng bền vữngTrong nhiều năm qua với thế mạnh về thương hiệu đầu tư xây dựng cơ bản và cung cấpcác sản phẩm dịch vụ trọn gói phục vụ chủ yếu cho đối tượng khách hàng là doanhnghiệp, BIDV có lượng khách hàng ổn định. Do vậy, để có thể “phòng thủ” tốt và chiếmưu thế trong cạnh tranh, BIDV chú trọng chiến lược xây dựng nguồn khách hàng bềnvững song song với thu hút khách hàng mới.9. Chiến lược tăng cường hoạt động marketingChiến lược marketing là mảng rất quan trọng trong hoạt động xây dựng hình ảnh. Đầutiên là BIDV đánh giá đối thủ cạnh tranh một cách khoa học, hiệu quả làm căn cứ để xâydựng các chiến lược thích hợp. Sau đó xây dựng thương hiệu và thực hiện các chươngtrình tiếp thị, bán hàng chuyên nghiệp.

Video liên quan

Chủ Đề