Đánh giá công ty chứng khoán mbs

Ý kiến của FiinRatings phản ánh tầm quan trọng chiến lược của MBS đối với cổ đông sáng lập và là ngân hàng mẹ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội ("MBBank"), là một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam bao gồm những hỗ trợ mang tính hệ thống, quản trị và hợp tác kinh tế mà hai bên đã và đang triển khai. Mức xếp hạng tín nhiệm này cũng phản ánh lịch sử hoạt động và vị thế của MBS trên thị trường chứng khoán Việt Nam thể hiện qua việc MBS liên tục giữ vững vị trí top 10 về thị phần môi giới, duy trì thông lệ quản trị rủi ro hiệu quả, và cơ cấu thu nhập ổn định đến từ mảng kinh doanh là môi giới và cho vay ký quỹ vốn chịu ít biến động của rủi ro thị trường hơn so với hoạt động đầu tư tự doanh. Ngoài ra, FiinRatings nhận định nếu khai thác thành công tập khách hàng nội bộ từ Ngân hàng mẹ, MBS sẽ có khả năng cải thiện vị thế của Công ty để vươn lên để cải thiện thị phần và hiệu quả so với bình quân của ngành hiện nay. Bên cạnh đó, vẫn còn một vài hạn chế như quy mô vốn hiện tại khiêm tốn, cùng với việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức tương đối cao có thể làm gia tăng rủi ro của Công ty khi thị trường có những diễn biến không thuận lợi như trong thời gian gần đây nếu tiếp tục kéo dài hoặc ở tình huống xấu hơn. Trên thực tế, MBS sẽ thực hiện tăng vốn điều lệ trong năm 2022 để cải thiện các khuyến nghị theo tư vấn của FiinRatings.

Đây là những đánh giá khách quan, độc lập để công ty chứng khoán có thể tự "soi" lại các hoạt động của mình nhằm làm mình tốt hơn. Khách hàng từ đó cũng có thể dễ dàng tìm ra được nơi tin cậy để gửi gắm tài khoản đầu tư của mình. Đây chính là lợi thế cạnh tranh hiện là duy nhất dành cho MBS trong việc thu hút khách hàng, đặc biệt khi diễn biến thị trường đang biến động mạnh như thời gian vừa qua.

Việc MBS công khai xếp hạng tín nhiệm cho thấy sự quan tâm của Lãnh đạo Công ty tới việc lành mạnh hóa thị trường cũng như một cách củng cố, duy trì và phát triển uy tín, hình ảnh thương hiệu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đánh giá chi tiết của FiinRating: https://www.fiingroup.vn/NewsInsights/Detail/10303799?lang=vi-vn

FiinRatings là một thương hiệu của FiinGroup, được Bộ Tài chính chứng nhận đủ điều kiện thực hiện xếp hạng tín nhiệm (XHTN) tại Việt Nam theo giấy phép số 02/GCN-DVXHTN ngày 20/03/2020. Để củng cố và nâng cao chuyên môn của mình, ngày 24/05/2021, FiinRatings đã công bố tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật từ S&P Global Ratings và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Mới đây nhất, ngày 10/3/2022, FiinGroup chính thức được Tổ chức Trái phiếu Khí hậu (Climate Bonds Initiative, viết tắt là "CBI") chứng nhận là đơn vị đầu tiên của Việt Nam được ủy quyền đánh giá các trái phiếu xanh được phát hành bởi các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào chương trình của tổ chức này.

FiinRatings duy trì một chính sách độc lập nghiêm ngặt nhằm đáp ứng các quy định hiện hành trong việc cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam cũng như nhằm tuân thủ các chính sách nội bộ về tránh mâu thuẫn lợi ích và đảm bảo tính khách quan và độc lập trong việc phân tích và đưa ra ý kiến xếp hạng tín nhiệm.

https://cafef.vn/mbs-cong-ty-chung-khoan-dau-tien-cua-viet-nam-thuc-hien-xep-hang-tin-nhiem-boi-fiinratings-20220510153200645.chn

Quý I/2020, thị trường chứng khoán có diễn biến không thuận lợi, nhất là tháng 3 khi chỉ số VN-Index rơi về đáy 4 năm. Hệ quả, tổng lợi nhuận sau thuế của khối CTCK trong quý đầu năm giảm 77% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó gần một nửa số lượng công ty thua lỗ.

Cụ thể, thị trường ghi nhận 40/82 CTCK thua lỗ, với tổng mức lỗ 784 tỷ đồng, trong khi quý I/2019 chỉ có hơn 20 CTCK lỗ, với tổng lỗ 127 tỷ đồng.

Bước sang quý II/2020, thị trường chứng khoán không chỉ tăng điểm, mà còn giao dịch sôi động. Thống kê sơ bộ về khối lượng khớp lệnh trong quý II trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cho thấy, thanh khoản bình quân tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019.

Thanh khoản và điểm số tăng kỳ vọng sẽ giúp kết quả kinh doanh của khối CTCK khởi sắc, thậm chí bù đắp được khoản lỗ trong quý I. Không ít công ty đã chia sẻ ước tính kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm và đặt kế hoạch lợi nhuận cả năm tăng trưởng so với năm ngoái.

Tính đến hết tháng 6/2020, CTCK SSI dự kiến tổng doanh thu và thu nhập khác đạt 2.370 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2019 và hoàn thành 86% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế ước đạt 660 tỷ đồng, tăng 29,4% so với cùng kỳ năm 2019 và hoàn thành 76% kế hoạch năm.

Tương tự, CTCK TP.HCM (HSC) ghi nhận 655 tỷ đồng doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2020, tăng 9,4%; lợi nhuận sau thuế ước đạt 245 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2019. CTCK MB (MBS) dự kiến kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm hoàn thành trên 50% kế hoạch năm.

Tại CTCK VNDIRECT, 6 tháng đầu năm 2020, Công ty ghi nhận tăng trưởng 58.000 tài khoản, chiếm 38% số lượng tài khoản mới toàn thị trường. Ước tính, trong kỳ, VNDIRECT đạt hơn 40% kế hoạch lợi nhuận cả năm, tương đương đạt trên 162 tỷ đồng.

Lãnh đạo CTCK Bản Việt (VCI) thì cho biết, những tháng đầu năm, dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu đã ảnh hưởng tiêu cực tới các thị trường tài chính và thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Do ảnh hưởng từ việc thị trường lao dốc, nhiều CTCK kinh doanh thua lỗ. Trong khi đó, lĩnh vực môi giới tiếp tục đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các CTCK có vốn Hàn Quốc, với chiến lược giảm lãi suất cho vay giao dịch ký quỹ (margin) và phí giao dịch nhằm tăng thị phần.

Với lợi thế Top 2 thị phần môi giới nước ngoài và Top 3 thị phần môi giới trên HOSE, VCI đặt mục tiêu tiếp tục nằm trong các công ty có thị phần lớn nhất.

Tuy nhiên, Công ty thận trọng với kế hoạch kinh doanh năm 2020 khi đã thông qua kế hoạch doanh thu 1.390 tỷ đồng, giảm 10% và lợi nhuận trước thuế 550 tỷ đồng, giảm 55% so với năm 2019; tỷ lệ cổ tức dự kiến 10 - 15%. VCI ước tính, quý II đạt khoảng 200 tỷ đồng lợi nhuận, luỹ kế 6 tháng đầu năm đạt trên 300 tỷ đồng.

CTCK Agribank (AGR) cho hay, 6 tháng đầu năm 2020, Công ty ước đạt doanh thu 108 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 52,8 tỷ đồng, hoàn thành lần lượt 49% và 60% kế hoạch năm. Trong đó, riêng quý II/2020, AGR lãi 36,5 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ 2019.

Năm 2020, AGR đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu 221 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 88 tỷ đồng, lần lượt tăng 8% và 3% so với kết quả năm 2019.

Chiến lược kinh doanh năm 2020

Theo ông Phan Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT AGR, Công ty đã chuẩn bị nguồn lực cần thiết để sẵn sàng triển khai chứng khoán phái sinh, xây dựng quy trình, quy chế về nghiệp vụ môi giới chứng khoán phái sinh, nghiệp vụ tự doanh phái sinh; tập trung xây dựng, nghiên cứu phát triển mảng trái phiếu doanh nghiệp nhằm tạo doanh thu bền vững.

Với HSC, công ty này đã lên kế hoạch kinh doanh năm 2020 với tổng doanh thu 1.297 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2019; lợi nhuận sau thuế kỳ vọng đạt 453 tỷ đồng, tăng gần 5% so với năm 2019; hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) ở mức 10,8%.

Kế hoạch kinh doanh được HSC xây dựng trên những giả định cụ thể về điều kiện kinh tế vĩ mô, giá trị giao dịch của thị trường chứng khoán cơ sở, phái sinh và cơ cấu doanh thu kỳ vọng.

Theo đó, hoạt động môi giới, cho vay margin và hoạt động tự doanh được dự đoán vẫn là các mảng kinh doanh đem lại doanh thu nhiều nhất cho HSC, lần lượt đóng góp 37%, 34% và 24% tổng doanh thu năm 2020.

Trong khi đó, với góc nhìn có phần thận trọng hơn, một số CTCK lên kế hoạch kinh doanh năm 2020 giảm mạnh so với năm 2019.

Chẳng hạn, CTCK Rồng Việt đặt mục tiêu doanh thu 313 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 36 tỷ đồng. Trong quý đầu năm, Rồng Việt phải trích lập khá nhiều cho danh mục đầu tư nên ghi nhận lỗ 88 đồng, nhưng dự kiến sẽ bù được khoản lỗ này trong quý II.

CTCK Vietinbank (CTS) ghi nhận lỗ sau thuế xấp xỉ 92 tỷ đồng trong quý I/2020 (cùng kỳ năm trước lãi 46,2 tỷ đồng), kết quả thấp nhất kể từ khi hoạt động trên TTCK. Con số lỗ này chủ yếu đến từ hoạt động tự doanh với khoản lỗ ròng hơn 114 tỷ đồng.

Tuy vậy, theo lãnh đạo CTS, kết quả kinh doanh quý II/2020 khả quan hơn nhiều, có thể bù được khoản lỗ trong quý I. Hơn nữa, các khoản lỗ/lãi của CTCK hiện tại là dựa trên cách hạch toán mới, điều này chưa phản ánh hết tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Trong khi đó, ông Tô Hải, Tổng giám đốc VCI chia sẻ, năm 2020, lợi nhuận sẽ không đáng kể so với tiềm năng của Công ty. Từ năm 2021, VCI sẽ lấy lại đà tăng trưởng như giai đoạn 2016 - 2017, mục tiêu tăng gấp đôi vốn chủ sở hữu và lợi nhuận hàng năm có thể đạt cả nghìn tỷ đồng.

Hoạt động của nhóm CTCK vốn chuyển động theo xu hướng của thị trường. Thế nên, theo ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng giám đốc VNDIRECT, năm 2020, Công ty đặt kế hoạch kinh doanh dựa trên 3 kịch bản.

Thứ nhất, theo kịch bản cơ sở, các nhà đầu tư nước ngoài chưa hào hứng với thị trường Việt Nam trong năm nay, thị trường chủ yếu được đỡ bởi nhà đầu tư trong nước, VN-Index kỳ vọng sẽ dao động trong khoảng 840 - 920 điểm trong các quý tiếp theo, thanh khoản trung bình thị trường ước tính tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.

Với kịch bản này, Công ty đặt mục tiêu lợi nhuận hợp nhất 405 tỷ đồng và lợi nhuận riêng Công ty mẹ là 403 tỷ đồng.

Thứ hai, ở kịch bản tích cực hơn, thị trường có các tín hiệu tích cực như Việt Nam được tăng tỷ trong trong MSCI Frontier Index, xu hướng nới lỏng tiền tệ toàn cầu sẽ hướng dòng vốn giá rẻ chảy vào các thị trường mới nổi, nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại mua ròng từ tháng 7/2020.

Ở kịch bản này, VN-Index tăng đến vùng 960 - 1.000 điểm và thanh khoản trung bình thị trường ước tính tăng 20,8% so với cùng kỳ. Công ty kỳ vọng sẽ đạt lợi nhuận hợp nhất 490 tỷ đồng và lợi nhuận riêng Công ty mẹ là 484 tỷ đồng.

Thứ ba, ở kịch bản xấu, những bất ổn bên ngoài như chiến tranh thương mại hay dịch bệnh Covid-19 kéo dài hơn dự kiến sẽ tác động lên tâm lý của các nhà đầu tư.

Theo đó, VN-Index sẽ rơi về vùng 740 - 810 điểm, thanh khoản trung bình thị trường ước tính tăng 5,8% so với năm 2019. Ở kịch bản này, VNDIRECT giảm mục tiêu lợi nhuận hợp nhất xuống 320 tỷ đồng và lợi nhuận riêng Công ty mẹ là 318 tỷ đồng.

Dựa trên các kịch bản đã đề ra cùng với dự báo TTCK, ông Quỳnh cho biết, VNDIRECT đã thống nhất xin ý kiến cổ đông thông qua kịch bản trung bình, tức 1.875 tỷ đồng doanh thu và 405 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Trong năm 2020, VNDIRECT tiếp tục tập trung vào dịch vụ kinh doanh cốt lõi, hạn chế tự doanh. Theo đó, Công ty sẽ tập trung phát triển mảng dịch vụ đầu tư đa kênh cho chiến lược khách hàng cá nhân, duy trì các chiến lược kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ để giữ vững thị phần.

“Chiến lược chung của VNDIRECT trong năm 2020 là tăng chi phí đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu phát triển, bao gồm công nghệ, hoạt động quản lý tài sản, củng cố và nâng cao chất lượng ngân hàng đầu tư (IB), phát huy thế mạnh về năng lực quản lý dòng tiền”, ông Quỳnh nói.